Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1158Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng
ĐỀ SỐ 03
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2016
 MÔN: SINH HỌC 9
 Thời gian làm bài: 180 phút
 Khóa ngày thi: 12/12/2016
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu I:
Trong các thí nghiệm của mình, Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan (có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt). Đặc biệt, ông đã chọn các cặp tính trạng tương phản trên cây đậu Hà Lan khi thí nghiệm. Từ đó, bằng phương pháp độc đáo của mình, MenĐen đã rút ra các quy luật di truyền (năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học.
Dựa vào phần thông tin trên, em hãy giải thích Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Hãy trình bày nội dung phương pháp độc đáo của MenĐen khi phân tích kết quả thí nghiệm lai của mình?
Ngoài cây đậu Hà Lan, những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?
Vì sao mỗi NST chứa 1 phân tử AND rất dài lại có thể xếp gọn được trong nhân có kích thước nhỏ?
Câu II: 
Ở vận động viên lúc nghỉ ngơi nhịp tim là 40 – 60 nhịp/phút, còn người bình thường là 75 nhịp/phút. Hãy giải thích sự khác nhau đó?
Quan sát hình ảnh dưới đây và điền vào bảng so sánh sau:
Chỉ tiêu so sánh
Sự hình thành giao tử đực
Sự hình thành giao tử cái
Số lần giảm phân
Số lần nguyên phân
Bộ NST của Đại bào tử
Bộ NST của Tiểu bào tử
Kết quả (Số giao tử được tạo thành từ một tế bào ban đầu)
Câu III:
Có ý kiến cho rằng: “Những người bị bệnh thiếu máu là do thiếu số lượng máu cung cấp vào cơ thể”. Bằng kiến thức của mình, em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Hãy giải thích vì sao?
Trong cơ thể nam giới, số lượng tinh trùng được sản sinh ra là rất lớn, nhưng trong quá trình thụ tinh lại chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận? Hãy giải thích hiện tương trên?
Một người ở đồng bằng lên sống ở vùng núi cao một thời gian, không khí vùng đó nghèo Oxi. Hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra nhưng thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và máu?
Câu IV: 
Cho những ví dụ sau: Chỉ ra trường hợp nào là thường biến, trường hợp nào là đột biến:
Người có bàn tay 6 ngón
Thỏ Himalaya ở 350C có bộ lông trắng, toàn bộ nuôi ở 50C bộ lông toàn đen, nuôi ở 20 – 300C thì thân trắng, mũi, tai, chân, đuôi đen 
Lợn có đầu và chân sau dị dạng
Bò có 6 chân
Gấu Bắc Cực có bộ lông dày, trắng, mùa hè lông thưa, mọc đậm
Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân. Trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào II ở tế bào chứa gen a, giảm phân I bình thường các tế bào khác giảm phân bình thường.
Xác định: Trong tổng số giao tử bình thường, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bao nhiêu?
Trong tổng số giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?
Câu V: Xét gen B có tỉ lệ đã đột biến thành gen b. Gen b ngắn hơn gen B là 3,4A0 nhưng số liên kết Hidro của hai gen vẫn bằng nhau. Khi cặp Bb tự nhân đôi 2 lần môi trường nội bào đã 3594 nu các loại. Hãy cho biết:
Đột biến đã diễn ra như thế nào? (Cho rằng tác nhân gây đột biến không quá 3 cặp nu)
Tính số nu mỗi loài của gen?
Câu VI: 
Trong một ao nuôi cá, sinh vật sản xuất duy nhất trong ao là tảo lục. Giáp xác và ca mè trắng sử dụng trực tiếp tảo lục làm thức ăn. Cá mè hoa, cá mương, cá thòng đong, cá măng sử dụng thức ăn là giáp xác. Cá quả chuyên ăn cá mương, cá thòng đong, cá măng. Cá mè trắng và cá mè hoa là sản phẩm chính tạo nên hiệu quả kinh tế cho ao nuôi. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong ao nuôi? Theo em nên sử dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất để nâng cao tổng sản lượng sản phẩm trong ao nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao?
Hãy trình bày chức năng của thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh?
Câu VII: Ở người, gen a gây bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể (NST) X không có alen tương ứng trên Y, alen trội tương ứng quy định máu đông bình thường. Trong một gia đình: vợ và chồng có NST giới tính bình thường và không biểu hiện bệnh máu khó đông, họ đã sinh ra đứa con bị hội chứng Tớc nơ và bị bệnh máu khó đông.
 1. Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này, nêu cơ chế hình thành NST giới tính và bệnh máu khó đông của đứa con.
 2. Nếu họ sinh tiếp đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông thì cơ chế hình thành như thế nào ?
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................................. SDB:..................
Chữ kí giám thị 1:.......................................... Chữ kí giám thị 2:.......................................
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM 2016
Câu
Đáp án
I
1. 
a) Vì:
+ Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được.
+ Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn.
b)
+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở đó phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều cặp tính trạng.
+ Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để thống kê kết quả và rút ra các quy luật di truyền cơ bản của sinh vật.
2. Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác
Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát thành định luật, Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định. ở nhiều loài khác nhau Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật.
3. + Vì NST được gói bọc theo các mức xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài của nó ngắn đi hang chục ngàn lần cho nên nó có thể xếp gọn trong nhân tế bào.
II
1. 
- Ở người quen rèn luyện số nhịp tim cơ thể khi nghỉ ngơi giảm so với người không rèn luyện , điều này giúp cho họ tiết kiệm năng lượng cho hoạt động tuần hoàn.
- Vì lượng máu được bơm của một ngăn tim lúc nghỉ ngơi của vận động viên là 75 – 115ml/lần, còn ở người bình thường là 60ml/làn.
- Lúc gắng sức, khả năng thích ứng của tim cũng nhanh chóng lớn ở người thường xuyên rèn luyện.
+ Ví dụ: VĐV là 180 – 200 nhịp/phút, người bình thường là 150 nhịp/phút.
2. 
Chỉ tiêu so sánh
Sự hình thành giao tử đực
Sự hình thành giao tử cái
Số lần giảm phân
1
1
Số lần nguyên phân
1
3
Bộ NST của Đại bào tử
n
n
Bộ NST của Tiểu bào tử
n
n
Kết quả (Số giao tử được tạo thành từ một tế bào ban đầu)
4
1
III
1. 
+ Không đồng ý.
+ Vì những người bị mắc bệnh thiếu máu không phải do thiếu số lượng máu mà là do thiếu số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích máu, làm cho khả năng trao đổi khí của máu bị kém đi => Thiếu máu trong cơ thể.
2.
+ Vì sau khi một tinh trùng đã lọt qua màng của tế bào trứng thì ở màng trứng sẽ diễn ra một loạt những phản ứng để ngăn chặn các tinh trung khác không đột nhập vào được nữa.
3. Những thay đổi xảy ra:
+ Nhịp thở nhanh hơn, tăng không khí, tăng tiếp nhận Oxi.
+ Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn, cần nhiều máu cho các bộ phận quan trọng như não, tim.
+ Tủy xương tăng cường sản xuất hồng cầu đưa vào máu làm khả năng vận chuyển Oxi của máu tăng.
+ Tang thể tích phổi và thể tích tâm thất.
IV
1. 
1. Đột biến
2. Thường biến
3. Đột biến
4. Đột biến
5. Thường biến
2.
a) Ta có 95 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho:
 + 190 tinh trùng mang gen A
 + 190 tinh trùng bình thường mang gen a
Có 5 tế bào sinh tinh giảm phân rối loạn phân bào 2: Ở 1 tế bào chứa gen a cho:
+ 10 tinh trùng bình thường chứa gen A
+ 5 tinh trùng không bình thường mang gen a
+ 5 tinh trùng không bình thường không mang gen A và a.
Tỉ lệ giao tử bình thường chứa gen A = 
Tỉ lệ giao tử không bình thường mang a = 
V
a) Gen b ngắn hơn gen B là 3,4A0 => Gen b ngắn hơn gen B 1 cặp nu.
Vì số lk Hidro của 2 gen bằng nhau => Nên đây không phải là dạng đột biến mất cặp nu hoặc thêm 1 cặp nu mà đây là dạng thay thế 3 cặp nu A-T bằng 2 cặp G-X.
b) 
Ta có Numtcc=Nu2 gen(2x – 1) = 3594
=> Nu của 2 gen là: 1198
Theo bài ra ta có phương trình: NB + Nb = 1198
 NB - Nb = 2
NB = 600 và Nb=598
Số Nu từng loại của gen B:
A + G = (50%.600) : 100 = 300	Giải ra ta được: A = T = 100 (Nu)
 => 2A = G 	 G = X = 200 (Nu)
Số nu từng loại của gen b: Gen b kém gen B là 3 cặp A-T nhưng hơn gen B 2 cặp G-X:
 A = T = 97 (Nu)
 G = X = 202 (Nu)
VI
1. 
	Cá mè hoa
	Giáp xác	Cá mương	Cá quả
	 Cá thòng đong	
Tảo lục 	 Cá măng
 Cá mè trắng 
*) Biện pháp sinh học đơn giản: Nên thả thêm cá quả vào ao nuôi để cá quả ăn bớt cá mương, cá măng, cá thòng đong.
2.
*) Thành phần vô sinh (sinh cảnh):
- Khí hậu: Ánh sáng cung cấp năng lượng và nhiệt lượng cho cơ thể sinh vật, không khí cung cấp Oxi và Cacbonic cho sinh vật.
- Thổ nhưỡng: Cung cấp khoáng vật chất, nước và chất hữu cơ
*) Thành phần hữu sinh:
- Sinh vật sản xuất: Chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ, chuyển hóa quang năng thành hóa năng
- Sinh vật tiêu thụ: Chuyển hóa chất hữu cơ từ dạng này sang dạng khác, chuyển đổi hóa năng qua các bậc sinh dưỡng theo chuỗi thức ăn.
- Sinh vật phân giải: Biến đổi chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại cho môi trường, chuyển năng lượng hóa năng thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng, thế năng,...)
VII
1. chồng bình thường có kiểu gen XAY, đứa con bị bệnh có kiểu gen XaO, suy ra giao từ Xa lấy từ mẹ, O lấy từ bố, kiểu gen của mẹ là: XAXa. Nhự vậy quá trình giảm phân của bố bị rối loạn phân li của cặp XAY tạo ra các loại giao tử, trong đó có loại giao tử O.
Giao tử O của bố kết hợp với giao tử Xa của mẹ tạo thành hợp tử XaO
2. Đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông có kiểu gen XaXaY. Kiểu gen XaXaY được kết hợp từ giao tử XaXa và giao tử Y, vì bố có kiểu gen XAY nên giao tử XaXa nhận từ mẹ, người mẹ có kiểu gen XAXa bị rối loạn trong giảm phân ở lần phân bào 2, tạo ra giao tử XaXa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_Chon_HSG_Sinh_9_Nam_20162017.doc