Đề thi chọn học sinh giỏi môn : sinh học - Năm học 2006-2007 thời gian: 90 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn : sinh học - Năm học 2006-2007 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn : sinh học - Năm học 2006-2007 thời gian: 90 phút
Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Trường THPT Bình Điền MÔN : Sinh học - Năm học 2006-2007
 Thời gian: 90 phút
Phần I. Trắc nghiệm(8đ) Chọn câu trả lời đúng.
Đột biến giao tử là đột biến:
Phát sinh trong nguyên phân, ở tế bào sinh dưỡng.
Phát sinh trong nguyên phân, ở tế bào sinh dục.
Phát sinh trong giảm phân, ở tế bào sinh dưỡng.
Phát sinh trong giảm phân, ở tế bào sinh dục.
Cơ chế phát sinh thể dị bội là do:
Tất cả các cặp NST không phân li trong giảm phân.
Một vài cặp NST không phân li trong giảm phân.
Do những người mang bệnh gây ra.
Các tác nhân gây đột biến làm đứt gãy NST.
Hội chứng Tớcnơ có kiểu NST giới tính là:
A. XXX B. XXY C. XO D. OY
4. Đặc điểm nào sau đây không phải của thường biến:
A. Xảy ra đồng loạt. B. Xảy ra theo một hướng xác định.
C. Có lợi cho sinh vật. D. Di truyền được.
5. Gen đột biến có số lượng nuclêôtit không đổi so với gen ban đầu nhưng có số liên kết Hiđrô tăng lên 2. Dạng đột biến xảy ra là: 
A. Mất 1 cặp A-T. B. Thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
C. Thêm 1 cặp A-T. C. Thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T.
6. Dạng đột biến làm giảm 1 axit amin trong phân tử prôtêin là:
A. Mất một vài cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit.
C. Mất ba cặp nuclêotit. C. Thay thế ba cặp nuclêôtit. 
7. Số NST ở loài ruồi giấm là 2n=8. Khi quan sát một tế bào của một con ruồi giấm người ta thấy có 6 NST. Con ruồi này thuộc dạng đột biến nào sau đây:
A. Một nhiễm B. Khuyết nhiễm 
C. Một nhiễm kép D. Câu B và C đều đúng
8. Số NST ở loài Gà 2n=78. Khi quan sát một tế bào một thể đột biến người ta thấy có 80 NST. Con Gà này thuộc dạng đột biến:
A. Bốn nhiễm B. Tam nhiễm 
 C. Tam nhiễm kép D. Câu A và C đều đúng
9. Hội chứng Đao xảy ra là do ở người có:
A. 1 NST số 21 B. 3 NST số 21 
C. 3 NST số 23 D. 1 NST số 23
10. Ở bò sữa, sản lượng sữa của một giống bò chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thức ăn và chăm sóc. Tính trạng đó có:
A. Mức phản ứng rộng. B. Mức phản ứng hẹp.
 C. Cả A và B sai D. Cả A và B đều đúng 
11. Phân tử AND khác với phân tử ARN ở:
A. Số lượng mạch polinuclêôtit B. Cấu tạo phân tử đường
C. Loại bazơ nitric D. Tất cả đều đúng
12. Sự đa dạng và đặc thù của AND được quy định bởi:
A. Số lượng nuclêôtit B. Thành phần nuclêôtit 
C. Trật tự sắp xếp nuclêôtit D. Tất cả đều đúng
13. Hiện tượng di truyền nào sau đây hạn chế xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp:
A. Phân li độc lập B. Liên kết gen hoàn toàn
C. Hoán vị gen D. Tương tác gen
14. Cơ chế điều hoà mật độ quần thể ở mức ổn định là:
A. Tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
B. Tăng tỉ lệ sinh và giảm tỉ lệ tử
C. Giảm tỉ lệ sinh và tăng tỉ lệ tử
D. Tương quan giữa khả năng sinh sản và sự phát tán
15. Quá trình quang hợp diễn ra ở:
A. Ti thể B. Lục lạp
C. Ribôxôm D. Bộ máy Gôngi
16. Quá trình hô hấp có giai đoạn được thực hiện ở chu trình:
A. Chu trình Calvin B. Chu trình CAM
C. Chu trình Creps D. Tất cả đều sai
Phần II. Tự luận
Câu 1.(4đ) Hãy trình bày cấu trúc và chức năng của AND. 
Câu 2.(2đ) Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ở cây xanh.
Câu 3. (3đ)Gen bình thường có 3000 nuclêôtit và có 3600 liên kết Hiđrô bị đột biến thành gen đột biến có số liên kết Hiđrô tăng 2 liên kết. 
Hãy xác định các trường hợp đột biến xảy ra.
Tính tổng số nuclêôtit và số liên kết Hiđrô trong gen đột biến.
Tính số nuclêôtit từng loại trong gen bình thường và gen đột biến.
Câu 4. (3đ) Biết 3 gen P , Q , R cùng nằm trong 1 nhóm gen liên kết . Tần số hoán vị giữa P và Q là 2,3% , giữa Q và R là 9,8 % , còn giữa P và R là 12,1% 
Xác định trình tự 3 gen ( P, Q ,R ) và bản đồ di truyền của chúng
 Cũng với đữ liệu trên nhưng tần số hoán vị giữa P và R là 7,5% thì trình tự 3 gen và bản đồ di truyền của chúng sẽ như thế nào? 
Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Trường THPT Bình Điền MÔN : Sinh học - Năm học 2006-2007
 Thời gian: 90 phút
Phần I. Trắc nghiệm
1-D ; 2-B ; 3-C ; 4-D ; 5-B ; 6-C ; 7-D ; 8-D ; 9-B ; 10-A ; 11-D ; 12-D ; 13-B ; 14-A ; 15-B ; 16-C
Phần II. Tự luận
Câu 1. Cấu trúc và chức năng của AND:
Cấu trúc:
Cấu trúc hoá học:
AND được cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P.
Là đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm hàng triệu đơn phân là nuclêôtit.
Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần:
+ 1 phân tử axit phốtphoric (H3PO4)
+ 1 phân tử đường 5C (C5H10O4)
+ 1 trong 4 loại bazơ nitric (A, T, G, hoặc X)
Các nuclêôtit liên kết với nahu bằng liên kết cộng hoá trịn tạo thành chuỗi polinuclêôtit.
Phân tử AND gồm hai mạch polinu. Trên mỗi mạch các phân tử axit phốtphoric và phân tử đường xếp xen kẽ nhau. Các bazơ nitric đứng đối diện và liên kết với các nuclêôtit trên mạch thứ hai bằng liên kết Hidrô theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết Hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết Hiđrô.
Cấu trúc không gian (mô hình dạng B): được Watson và Crick mô tả năm 1953.
AND là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinu song song, ngược chiều và xoắn đều quanh một trục tưởng tượng.
chiều xoắn từ trái sang phải (xoắn phải).
đường kính mỗi vòng xoắn là 20A0.
Chiều cao mỗi vòng xoắn là 34A0, tương ứng với 10 cặp nuclêôtit. Như vậy kích thước một cặp nu là 3,4A0.
Chức năng:
Bảo quản thông tin di truyền dưới dạng trình tự các nuclêôtit.
Truyền đạt thông tin di truyền thông qua các quá trình tự sao, sao mã, dịch mã.
Do đó, AND được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Câu 2. Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ở cây xanh: Hình 23-SGK Sinh học 10
Câu 3.
Gen đột biến có số liên kết Hiđrô tăng 2 so với gen ban đầu nên có hai trường hợp đột biến có thể xảy ra:
Trường hợp 1: Dạng đột biến là thêm 1 cặp A-T.
Trường hợp 2: Dạng đột biến là thay thế 2 cặp A-T của gen ban đầu bằng 2 cặp G-X của môi trường.
Số nuclêôtit và số liên kết Hiđrô trong gen đột biến là:
Ở trường hợp 1: Dạng đột biến thêm 1 cặp A-T
+ Tổng số nuclêôtit của gen đột biến : 3000 + 2 = 3002 nu
+ Số liên kết Hiđro của gen đột biến : 3600 + 2 = 3602 liên kết
Ở trường hợp 2: Dạng đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X:
+ Tổng số nuclêôtit: 3000nu
+ Số liên kết Hiđrô: 3600 + 2 = 3602 lk
Số nu từng loại trong gen bình thường:
Ta có : 2A + 2G = 3000
 2A = 3G = 3600
 à G = 600 
Vậy: G=X= 600 nu
A=T= 3000/2 - 600 = 900 nu
Số nu từng lại trong gen đột biến:
+ Nếu là đột biến thêm 1 cặp A-T:
A=T= 900 + 1 = 9001 nu
G=X= 600 nu
+ Nếu là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X:
 A = T = 900- 2 = 898 nu
G = X = 600 + 2 = 602 nu
Câu 4. 
Dựa theo đề cho ta thấy: 2,3% + 9,8% = 12,1%
Suy ra trình tự ba gen là: P-Q-R với bản đồ di truyền như sau:
 P Q R
 0 2,3 12,1cM 
b. Nếu tần số hoán vị giữa P và R là 7,5%, giữa P và Q là 2,3% , giữa Q và R là 9,8 %.
Ta thấy: 7,5% + 2,3% = 9,8% do đó trình tự 3 gen đó là : R-P-Q và bản đồ di truyền là:
 R P Q 
 0 7,5 9,8

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg.doc