Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 12 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 766Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 12 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 12 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 Câu 1 (2 điểm): Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm):
 	a - Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
 	 Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
 	b - Dễ dàng là thói hồng nhan,
 	Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
 Câu 2( 3 điểm )
 Bàn về đức hy sinh.
 Câu 3: (5 điểm) 
 “Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng luôn luôn thấm đượm tình người.”
Em hãy giải thích ý trên và chọn một số câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu trong Truyện Kiều để minh họa cho ý kiến đó.
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
 MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu
Đáp án
Điểm
1
a/ Hàm ý là: "Kẻ cắp, bà già gặp nhau": “Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đọan mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được. Hàm ý của câu thơ có thành ngữ “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn non nớt, ngây ngô như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng 
1 điểm
b/ Hàm ý là: "Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều": Câu thơ đưa ra một so sánh tương quan giữa“caynghiệt”và“oantrái”. Hàm ý của câu thơ: Thúy Kiều “đe dọa” Họan Thư sẽ phải lãnh hậu quả "tương đương” với những “oan trái” mà Hoạn Thư đã gây ra cho người khác
1điểm
 2
A- Yêu cầu chung:
 - Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận xã hội 
Vấn đề NL: Trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. 
 B- Yêu cầu cụ thể:
 Đây là dạng bài nghị luận (về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, các em cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
 + Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề
 + Có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:
3 điểm
1. MB : nêu được vấn đề nghị luận 
0,5 đ
2. Thân bài 
 - Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình(0,5 đ)
 - Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người có đức hy sinh luôn được moi người yêu mến, trân trọng, có tác dụng cảm hóa cái xấu,Bắc nhịp cầu nhân ái xóa bỏ hận thù . (0,5 đ)
 - Liên hệ thực tế để thấy: (1 đ)
 / Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc.
 / Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình
 - Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
2 đ 
3. Kết bài: Khẳng định lại được vấn đề 
0,5 đ
 3
A- Yêu cầu chung:
	- Nắm kỹ năng làm văn nghị luận giải thích một ý kiến trên cơ sở dùng dẫn chứngđể làm sáng tỏ ý kiến đó.
	- Chọn lọc các câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu có giá trị đặc sắc về tả cảnh thiên nhiên.
	- Cảm nhận sâu sắc và tinh tế bút pháp tả cảnh ngụ tình của tác giả. 
	B- Yêu cầu cụ thể:
 1.MB: Nêu vấn đề và trích dẫn nhận định 
0,5 đ
 2.TB
	1) Giải thích ý kiến “Thiên nhiên là một nhân vật, một nhân vật kín đáo ,lặng lẽ nhưng luôn luôn thấm đượm tình người” (1,5 điểm).
	Học sinh nói được các ý sau:
	- Nguyễn Du cảm nhận sâu sắc và tinh tế những nét đẹp riêng biệt của từng cảnh vật, vẻ đẹp tinh túy của tạo vật, cái thần của thiên nhiên.
	- Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở cách miêu tả thiên nhiên mà còn từ vẻ đẹp tuyệt vời đó hàm ẩn một tầng ý nghĩa sâu sắc.
	- Thiên nhiên đã được nhân cách hóa làm hài lòng nội tâm co người.
	- Bút pháp tả cảnh ngụ tình chan chứa tình người.
	- Cảnh như báo trước cho người những dự cảm về tương lai.
	2) Dùng các câu thơ, đoạn thơ để minh họa cho ý kiến đó (2,5 điểm)
	Học sinh dùng dẫn chứng để rõ một số ý sau:
	- Nguyễn Du thường mượn cảnh sắc thiên nhiên (ngoại cảnh) để bộc bạch san sẽ tình người (tâm cảnh).
	(“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”)
	- Bức tranh mùa xuân (“thảm cỏ, dòng nước trong xanh, nhịp cầu nho nhỏ)
	Cảnh thơ mộng như người thấm đượm một nỗi buồn sau cuộc du xuân của Thúy Kiều.
	- Cảnh “Trước lầu Ngưng Bích” đẹp nhưng nhòa đi trong nỗi đau của Kiều_ Nguyễn Du đã biểu diễn chiều sâu tâm cảnh để dự cảm về tương lai, số phận của Kiều.
	- Cảnh khi Thúy Kiều từ biệt Thúc Sinh (vầng trăng bức tranh chia ly)
	 (Học sinh có thể tìm các câu thơ trong Tuyện Kiều có giá trị về bút pháp tả cảnh ngụ tình để mở rộng thêm dẫn chứng)
 4điểm
3.KB: 
-Khẳng định lại được vấn đề, bộc lộ thái độ của bản thân
0,5 đ
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9_hsg_12.doc