Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Hóa học lớp 9

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1456Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Hóa học lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)	
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN HÓA HỌC LỚP 9
Thi ngày 08 tháng 11 năm 2016
 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
-------------------------------
Câu 1. (2,5điểm). Cho sơ đồ biến hoá 
 A B C CaCO3
 CaCO3
 P Q R CaCO3
Hãy tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, C, P, Q, R; biết rằng chúng là các chất khác nhau. Viết phương trình hoá học.
Câu 2. (3,0 điểm)
 a. Để hoà tan 4g FexOy cần 52,14ml dung dịch HCl 10% (d=1,05g/ml). Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
 b. Cho khí CO đi qua ống sứ đựng m gam FexOy (đã tìm ở trên) đốt nóng (giả sử khử oxit thành kim loại). Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B, cho B tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,72.lít khí SO2(đktc), và lượng H2SO4 tiêu tốn để hoà tan hết B là 60,27g. Viết phương trình hoá học và tính giá trị của m.
Câu 3.(2,5 điểm). 
Chỉ được dùng nước hãy nhận biết các chất rắn sau: CaO, BaCO3, Al2O3, NaCl
Câu 4. (1,5 điểm)
Trộn 300ml dung dịch HCl 0,5M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 a(mol/lít), thu được dung dịch trong đó nồng độ HCl là 0,02M. Tính a
Câu 5. (3,0 điểm). Hỗn hợp X gồm Al và Na. Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: cho phản ứng với nước dư thu được 4,48 lít khí H2 .
- Phần 2: cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thu đươc 6,16 lít khí H2 
Tính khối lượng của hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc.
Câu 6. (4,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra khi:
a. Cho mẩu nhỏ Na vào dung dịch CuSO4
 	b. Cho thanh Cu vào dung dịch AgNO3
 	c. Cho từ từ 2ml dung dịch H2SO4 đặc vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt có đựng một ít đường (C12H22O11)
d. Nung Cu(OH)2 đến khối lượng không đổi. . 
 2. Một bao phân bón NPK có kí hiệu 10. 20.10. Em hãy tính hàm lượng của mỗi nguyên tố N, P,K trong bao phân bón trên.
Câu 7. (3,5 điểm)
 Hoà tan 20g hỗn hợp A gồm MgCO3 và RCO3 có tỉ lệ số mol là 1:1 bằng dung dịch HCl dư, lượng khí sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch KOH 2,5M thu đựơc dung dịch B. Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch B thì thu được 39,4 gam kết tủa. 
Xác định kim loại R.
 Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp A.
----------------- Hết -----------------
Họ tên thí sinh:..........................................................
Chữ kí giám thị 1: ....................................................
Số báo danh:..............................................................
Chữ kí giám thị 2: ....................................................
 ĐÁP ÁN HÓA 9
 Câu 
 Hướng dẫn chấm
Điểm
 1
(2,5điểm)
 CaO Ca(OH)2 CaCl2 CaCO3
 CaCO3
 CO2 NaHCO3 Na2CO3 CaCO3
- Mỗi PTHH cho 0,25 điểm
0,5
2,0
 2
(3,0 điểm)
 FexOy + 2yHCl xFeCl2y/x + yH2O
S ố mol HCl t ính đ ư ợc = 0,15mol => s ố mol FexOy = 0,15/2y mol
=> (56x+16y) 0,15/2y = 4 => x/y = 2/3
Công thức c ủa oxit s ắt l à Fe2O3
b. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
 0,1 0,2
 2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
 0,2 0,6 0,3
 Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O
 0,005 0,015
m = (0,1 + 0,005) 160 = 16,8g
- Viết được mỗi phương trình cho 0,25 điểm
0,5
1,0
0,75
0,75
 3
(2,5 điểm)
Cho nước vào và khuấy đều
Tan tạo ra dung dịch trong suốt là NaCl
Tan tạo ra dung dịch đục là CaO
CaO + H2O Ca(OH)2
Không tan là BaCO3 và Al2O3
Cho 2 chất rắn không tan phản ứng với dd Ca(OH)2 thu được ở trên
Tan là Al2O3, không tan là BaCO3
Al2O3 + Ca(OH)2 Ca(AlO2)2 + H2O
0,5
0,5
0,5
1,0
 4
(1,5 điểm)
 2HCl + Ba(OH)2 BaCl2 + 2H2O
 Số mol HCl = 0,5.0,3 = 0,15 mol; Số mol HCl dư là 0,5.0,02 = 0,01 mol
số mol HCl pư = 0,15- 0,01 = 0,14 mol
Theo PTHH => số mol Ba(OH)2 = 0,07 mol
 => a = 0,07/0,2 = 0,35M
0,5
0,5
0,5
 5
(3,0 điểm) 
 2Na + H2O 2NaOH + H2 (1)
 2Al + 2NaOH + 2H2O 2Na AlO2 + 3H2 (2)
đặt số mol Na và Al ở mỗi phần lần lượt là x,y
- Phần 2 cả Na và Al đều pư hết. nên theo PTHH ta lập được PT
 0,5x + 1,5y = 0,275 (3)
- Phần 1. Nếu Al pư hết nên theo PTHH ta lập được PT
 0,5x + 1,5y = 0,2 (4)
Từ (3) và (4) ta loại trường hợp này
Phần 1. Nếu Al dư , theo PTHH ta lập được PT
 0,5x + 1,5x = 0,2 => x = 0,1 Thay vào (3) ta tìm được y = 0,15
Khối lượng của X = (0,1.23+ 0,15.27) .2 = 12,7g
0,5
0,5
1,0
1,0
 6
(4,0 điểm)
1. 
 Na tan đồng thời sủi bọt khí
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 Xuất hiện kết tủa màu xanh
 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4
Chất rắn màu trắng bám vào thanh đồng, dung dịch màu xanh đậm dần
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu, và cuối cùng thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc.
C12H22O11 12C + 11H2O
C + 2H2SO4 CO2 + 2SO2 + 2H2O
Chất rắn màu xanh lơ sinh ra chất rắn màu đen
Cu(OH)2 CuO + H2O
2. - Hàm lượng của nguyên tố N là 10%
- Tỉ lệ của P trong P2O5 là 31.2/142 = 0,44
=> Hàm lượng của nguyên tố P trong phân bón này là 0,44. 20% = 8,8%
- Tỉ lệ của K trong K2O là 39.2/94 = 0,83
=> Hàm lượng của nguyên tố K trong phân bón này là 0,83. 10% = 8,3%
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
 7
(3,5 điểm)
MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O (1)
 RCO3 + 2HCl RCl2 + CO2 + H2O (2)
 CO2 + 2KOH K2CO3 + H2O (3)
 CO2 + KOH KHCO3 (4)
 K2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2KCl (5)
Số mol BaCO3 = 39,4/197 = 0,2 mol; số mol KOH = 0,2.2,5 = 0,5 mol
* Nếu CO2 pư với KOH chỉ thu được K2CO3
Theo (3) v à (5) tổng số mol CO2 = 0,2 mol
s ố mol MgCO3 = s ố mol RCO3 = 0,1 mol
 Ta có 0,1.84 + 0,1.(R + 60) = 20
R = 56. Vậy kim loại R cần tìm là Fe
*Nếu CO2 pư với KOH thu được K2CO3 v à KHCO3
Số mol KOH (3) = 2. số mol K2CO3 = 0,4 mol
=> số mol KOH (4) = 0,1 mol
=> tổng số mol CO2 = 0,2+0,1 = 0,3 mol
=> số mol MgCO3 = số mol RCO3 = 0,3/2 = 0,15 mol
Ta có 0,15.84 + 0,15(R + 60) = 20
R < 0( loại)
b. %mMgCO3 = . 100% = 42% => % mFeCO3 = 100% - 42% = 58%
mỗi PTHH cho 0,25 điểm
1,0 
0,75 
0,5 
 Lưu ý:
Cách giải khác hướng dẫn, mà đúng, được điểm tương đương.
Đối với PTHH, nếu viết sai một công thức hoá học trở lên thì không cho điểm; nếu cân bằng sai hoặc thiếu hoặc (và) sai điều kiện phản ứng thì được nửa số điểm của phương trình đó.
Điểm toàn bài là tổng điểm của từng câu, từng phần và là bội số của 0,25./.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_HD_cham_thi_HSG_Hoa_9_nam_hoc_20162017.doc