Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Địa lý lớp 9

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Địa lý lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2016 - 2017 môn Địa lý lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)	
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
Thi ngày 08 tháng 11 năm 2016
 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
-------------------------------
Câu I (5,0 điểm).
1. Cho số liệu: Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng năm 1999
Các vùng
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
của dân số (%)
Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Tây Bắc
+ Đông Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
2,19
1,30
1,11
1,47
1,46
2,11
1,37
1,39
Cả nước
1,43
 Qua bảng số liệu: Hãy nhận xét và giải thích về tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng nước ta năm 1999.
 2. Nêu những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta hiện nay?
 Câu II (5,5 điểm)
 Cho bảng số liệu :Lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta năm 2000 - 2013 
 (Đơn vị: Nghìn người)
Năm
Tổng
Trong đó
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
2000
37 075
24 136
4 857
8 082
2013
52 208
24 339
11 086
16 723
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, nhà xuất bản thống kê năm 2015)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta năm 2000 và 2013.
2. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về quy mô và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta và giải thích? 
Câu III. (5,5 điểm)
Dựa vào At lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
1. Nêu các thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
2. Giải thích tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
Câu IV. (4,0 điểm)
Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trả lời các câu sau:
1. Xác định các tuyến đường sắt xuất phát từ Hà Nội đi các địa phương ?
2. Quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế nào của nước ta?
3. Tại sao để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nước ta, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
------------HÕt------------
Hä vµ tªn thÝ sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ sè 1: . . . . . . . . . . . 
Sè b¸o danh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ sè 2: . . . . . . . . . . . . 
Gi¸m thÞ kh«ng gi¶i thÝch g× thªm !
(Häc sinh ®­îc sö dông ¸t l¸t §Þa lÝ ViÖt Nam do nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc ph¸t hµnh ®Ó lµm bµi)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRỰC NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: ĐỊA LÍ – Lớp: 9
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
 5,0 điểm
1. Nhận xét và giải thích về tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng nước ta năm 1999.
a). Nhận xét:
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta còn có sự chên lệch giữa các vùng.
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất là Khu vực Tây Bắc và Vùng Tây Nguyên (dẫn chứng).
- Ngoài ra Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ cũng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình cả nước (dẫn chứng).
- Các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Khu vực Đông Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn trung bình cả nước (dẫn chứng).
- Vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng)
b. Giải thích:
- Những vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp chủ yếu là các vùng đồng bằng, những nơi kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao. Thực hiện tốt chính sách dân số.
- Những vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao tâp trung chủ yếu ở miền núi và trung du, là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, việc thực hiện chính sách dân số gặp nhiều khó khăn, kinh tế kém phts triển
2. Những thành tựu về chất lượng cuộc sống của nhân dân ta hiện nay: 
- Mức thu nhập bình quân đầu người gia tăng. 
- Tỉ lệ nghèo đói ngày càng giảm: 
- Tỉ lệ người lớn biết chữ ( từ 15 tuổi ) cao ( 90.3% năm 2005)
- Mạng lưới các trường phát triển rộng khắp.
- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
- Tuổi thọ ngày càng cao; tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đã được đẩy lùi 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25 
0,25
0,25 
0,25
0,25 
0,25
Câu 2. 
a. Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu: 
 Bảng cơ cấu lao động nước ta phân theo ngành kinh tế ở nước ta
 năm 2000 -2013 (Đơn vị: %)
Năm
Tổng
Nông lâm ngư nghiệp
Công nghiệp – Xây dựng
Dịch vụ
2000
100
65,1
13,1
21,8
2013
100
46,8
21,2
32,0
*. Vẽ biểu đồ: 
- Vẽ biểu đồ hình tròn.
- Có bán kính khác nhau và tỉ lệ chính xác, có chú thích, ký hiệu, tên biểu đồ.
* Chú ý: 
- Nếu học sinh vẽ không đúng loại biểu đồ không cho điểm.
- Không có tên, thiếu chú giải, thiếu số liệu trên biểu đồtrừ mỗi sai sót 0,25 điểm.
b. Nhận xét;
- Quy mô lao động của nước ta đều tăng, nhưng mức tăng có sự khác nhau giữa các ngành kinh tế. 
+ Khu vực công nghiệp – xây dựng có mức tăng nhanh nhất đến năm 2013 tăng 2,3 lần so với năm 2000
+ Khu vực dịch vụ có mức tăng khá nhanh đến năm 2013 tăng 2,1 lần so với năm 2000
+ Khu vực nông – lâm- ngư nghiệp có tăng nhưng chậm hơn, đến năm 2013 tăng 1,1 lần so với năm 2000. 
- Cơ cấu lao động theo ngành nước ta có sự thay đổi rõ rệt theo hướng:
+ Tỉ lệ lao động trong khu vực nông - lâm- ngư nghiệp có xu hướng giảm mạnh (dẫn chứng)
+ Tỉ lệ lao động trong công nghiệp xây dựng có mức tăng khá nhanh (dẫn chứng)
+ Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ có mắc tăng nhanh nhất(dẫn chứng)
* Giải thích:
- Quy mô lao động tăng ở tất cả các ngành là do: Kết quả của công cuộc đổi mới, nền kinh tế phát triển nên đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. 
- Cơ cấu lao động thay đổi do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. 
- Dịch vụ phát triển do: các ngành kinh tế phát triển, đời sống người dân nâng cao, một số hoạt động dịch vụ mới được dưa vào hoạt động nên đã thu hút nhiều lao động tham gia sản xuất. 
0,5
1,0
0,5
0,25 
0,25
0,25 
0,5
0,25 
0,25
0,25 
0,5
0,5
0,5
Câu 3. 
5,5 điểm
a/ Thế mạnh kinh tế chủ yếu của trung du miền núi Bắc Bộ
- Khai thác khoáng sản, Thủy điện
- Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
- Chăn nuôi gia súc.
- Thế mạnh về kinh tế biển và du lịch. 
Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm
b/ Trung du đông dân và kinh tế xã hội cao hơn vùng núi vì:
-Vị trí thuận lợi hơn gần vùng đồng bằng
- Địa hình ít hiểm trở tạo mặt bằng xây dựng tốt → khu CN, đô thị
- Khí hậu đỡ khắc nghiệt hơn, nguồn nước dồi dào, đất đai thuận lợi phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc
- Giao thông thuận lợi hơn, thuận lợi cho dân cư sinh sống ...
- Miền núi ngược lại : Miền núi do địa hình cao, bị chia cắt, đi lại khó khăn, thời tiết diễn biến thất thường, đất nông nghiệp ít. . . sản xuất gặp khó khắn, trình độ dân trí thấp. . .
c/ Những điều kiện thuận lợi để cây chè chiếm diện tích sản lượng lớn
- Diện tích vùng trung du rộng, đất feralit diện tích lớn, phân bố tập trung trên diện rộng
- Diễn biến khí hậu có mùa đông lạnh, có tính chất cận nhiệt phù hợp với cây chè
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chè. 
-Thị trường tiêu thụ rộng: trong nước chè là đồ uống truyền thống. Cũng là đồ uống ưa thích của nhiều nước
- Vùng có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng: (Chè Thái Nguyên, Yên Bái. . .)
1,0
0,25 
0,25
0,25
0,25
 1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4. 
4,0 điểm
1. Xác định các tuyến đường sắt chính và cho biết quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế nào của nước ta:
* Các tuyến đường sắt xuất phát từ Hà Nội:
- Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (đường sắt thống nhất)
- Hà Nội – Lào Cai
- Hà Nội – Lạng Sơn
- Hà Nội – Hải Phòng
- Hà Nội – Thái Nguyên
HS kể ít nhất 5 tuyến đường thì cho điểm tối đa
2. Quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Vùng Đông Nam Bộ
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
HS kể đúng mỗi vùng cho 0,25 điểm
3. Để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước:
- Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Họ sống chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản, đời sống còn rất nhiều khó khăn.
- Nền kinh tế miền núi phần lớn là trong tình trạng chậm phát triển, mang tính chất tự cung, tự cấp là chủ yếu.
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là giao thông vận tải trong khi tiềm năng còn rất lớn.
- Vì vậy, nếu phát triển giao thông vận tải ở miền núi sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với đồng bằng, từ đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa.
- Khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành các nông – lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, đô thị, tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
- Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ( kể cả văn hóa, y tế, giáo dục ) cũng có điều kiện phát triển, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, tăng tiềm lực quốc phòng cho đất nước.
1,0
1,5
0,25 
0,25
0,25 
0,25
0,25 
0,25
Chó ý:
* NÕu häc sinh nªu ®­îc ý hay s¸ng t¹o, hîp lÝ mµ trong h­íng dÉn chÊm ch­a ®Ò cËp ®Õn ë mçi c©u th× th­ëng 0,25 ®iÓm nÕu häc sinh ch­a ®¹t ®iÓm tèi ®a
* §iÓm bµi thi lµ ®iÓm tæng cña c¸c c©u céng l¹i, kh«ng lµm trßn sè.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_HD_cham_thi_HSG_Dia_9_nam_hoc_20162017.doc