Bài tìm hiểu địa lí địa phương Quảng Trị môn Địa lí lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Toản

docx 17 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tìm hiểu địa lí địa phương Quảng Trị môn Địa lí lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tìm hiểu địa lí địa phương Quảng Trị môn Địa lí lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Toản
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN QUỐC TOẢN
BÀI TÌM HIỂU ĐỊA LÍ, ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG TRỊ
Họ và tên:...
 Lớp: .
Tháng ..., năm.
Lời mở đầu!
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Bắc miền Trung của đất nước Việt Nam, điểm khởi đầu trên con đường Xuyên Á nối Việt Nam với các nước trên tuyến Hành lang kinh tế Đông -Tây. Tỉnh Quảng Trị có một lịch sử hào hùng và đáng khâm phục trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Mảnh đất kiên cường và anh dũng này đã chứng kiến cuộc chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc Việt Nam và sự hy sinh anh dũng của bao người con ưu tú, bao chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống cho sự hòa bình và phồn thịnh của đất nước hôm nay. Những tên làng, tên núi, tên sông và các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: sông Bến Hải – cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, Căn cứ Dốc Miếu, hàng rào điện tử MC. Namara, Đường 9 - Khe Sanh, làng Vây, đảo Cồn Cỏ anh hùng, đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 đã đi vào ký ức của mọi người. Đến với Quảng Trị để hoài niệm về chiến trường xưa, hiểu hơn về cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam, để thấy được sự tráng lệ của cảnh quan thiên nhiên và lòng mến khách của con người nơi đây. Tỉnh Quảng Trị còn có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn như: Bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Khu danh thắng Đakrông, Trằm Trà Lộc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan tìm hiểu. Đến Quảng Trị để được thưởng thức những món ăn đặc sản như: Tôm, cua, cá, mực, bê thui, gà chỉ, thịt trâu lá trơng, dê núi Lao Bảo, rượu Kim Long, cháo lòng sả, bánh lá gai Đó là những món ăn mang đậm hương vị của vùng quê Quảng Trị.
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình tỉnh Quảng Trị đa dạng: có đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo. Trên chiều dài 75 km bờ biển có hai cửa biển là Cửa Việt, Cửa Tùng và huyện đảo Cồn Cỏ cách bờ gần 30 km. Quảng Trị có diện tích 4.747 km2, dân số 597.985 người (theo số liệu năm 2009), với 10 đơn vị hành chính gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 08 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hóa và huyện đảo Cồn Cỏ. Thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.
Quảng Trị nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.Có thể nói khí hậu tỉnh Quảng Trị tương đối khắc nghiệt nhưng chính mảnh đất miền cát trắng đầy nắng và gió này đã làm nên bao điều kỳ diệu, lập nên bao kỳ tích trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam. Con người nơi đây cũng không chịu khuất phục trước thiên nhiên khó khăn, khắc nghiệt mà họ vẫn kiên cường, chịu khó vượt qua tất cả để chiến đấu bảo vệ và xây dựng quê hương Quảng Trị anh hùng.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là một trong những mảnh đất nóng bỏng vì mưa bom, bão đạn. Ngày nay Quảng Trị là địa phương có nhiều địa danh, di tích cách mạng đáng trân trọng và tự hào. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị là nơi có các trục giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt cũng như đường thủy. Đặc biệt, Quốc lộ 9 nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là tuyến đường Xuyên Á gần nhất và thuận tiện nhất nối Việt Nam với các nước Đông Dương và ASEAN qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung mở rộng giao lưu hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ và thu hút đông đảo khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế đến với miền đất thiêng Quảng Trị.
Tỉnh Quảng Trị nằm ở trung đoạn miền Trung Việt Nam - mảnh đất đầy nắng và gió, nơi giao điểm của trục Bắc - Nam (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam) với trục hành lang Đông - Tây qua Quốc lộ 9 và cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế đó xác định vai trò, vị trí quan trọng của du lịch Quảng Trị trong chiến lược phát triển du lịch miền Trung. Quảng Trị là cửa ngõ quan trọng thu hút khách du lịch tiểu vùng sông Mêkông vào miền Trung Việt Nam, điểm kết nối giữa 3 sản phẩm du lịch độc đáo là hành lang kinh tế Đông - Tây, Con đường Di sản, Con đường huyền thoại. Đây là cơ hội để du lịch Quảng Trị khai thác tiềm năng, các lợi thế so sánh để hội nhập, thu hút nguồn lực phát triển du lịch.
Quảng Trị có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Dulịch văn hóa lịch sửđược tạo bởi hệ thống di tích chiến tranh thời hiện đại hết sức đồ sộ và độc đáo với 436 di tích quan trọng, trong đó có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Hàng rào điện tử Mc.Namara, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu, Đường 9 – Khe Sanh; Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biểnvới 75 km bờ biển tạo nên các bãi tắm đẹp, môi trường trong lành như: Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Vĩnh Kim - Vĩnh Thái...; Du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, chữa bệnhvới Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, suối nước nóng Kalu, Khe Gió, thác Ồ Ồ, Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc Du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc, tâm linhvới Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Nhà thờ La Vang, hệ thống dẫn thủy cổ Gio An, văn hóa các dân tộc Pakô, Vân Kiều.
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được đầu tư xây dựng đồng bộ. Các di tích văn hóa lịch sử được quan tâm đầu tư tôn tạo, các khu du lịch được quy hoạch xây dựng. Tỉnh đã xây dựng xong Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, hạ tầng dịch vụ Khu Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo gắn với thực hiện cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, tích cực chủ động mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế - Thương mại - Dịch vụ với các nước trong khu vực, đặc biệt là Lào và Thái Lan.
Hiện nay tỉnh đang từng bước kêu gọi đầu tư các dự án du lịch lớn, xây dựng các khu du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí để phục vụ khách du lịch như: Dự án đường du lịch hai bờ sông từ cầu Hiền Lương dọc về Cửa Tùng; Dự án khu du lịch biển Cửa Việt - Cửa Tùng gắn với du lịch đảo Cồn Cỏ; Dự án công viên du lịch và khách sạn quốc tế Khu Kinh tế - Thương mại Lao Bảo; Dự án du lịch đường Hồ Chí Minh huyền thoại gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông; Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đakrông Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị cũng đang lập dự án phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch, kết hợp các tour du lịch để giới thiệu văn hóa của Quảng Trị đến với du khách và bạn bè Quốc tế.
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
Tỉnh Quảng Trị nằm ở vị trí địa lí từ 160 18’ Bắc đến 170 10’ Bắc và từ 1060 32’ Đông đến 1070 24’ Đông, với diện tích là 4739,82 km
Tọa độ của Quảng trị là:
-Cực Bắc là 170 10’ vĩ độ Bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Xĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.
-Cực Nam là 160 18’ vĩ độ Bắc thuộc bản A Ngo, Xã A Ngo, huyện Đakrông.
-Cực Đông là 1070 23’58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê , xã Hải Khê, Hải Lăng.
-Cực Tây là 1060 28’55 kinh độ đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Hóa.
 Phía Bắc, Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; phía Nam giáp huyện A Lưới và huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế; phía Tây giáp tỉnh Xavavakhet và Xaravan của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới 206 km. Phía đông Quảng Trị tiếp giáp biển Đông với đường bờ biển kéo dài 75 km.
 *Các đơn vị hành chính. 
Tỉnh Quảng Trị hiện có 8 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố (Đông Hà) với 141 xã, phường, thị trấn,
Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Đồng thời là đầu mối giao thông Đông-Tây và Bắc-Nam; bên cạnh trung tâm tỉnh lẻ có các đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: Thị xã Quảng Trị; huyện Vĩnh Linh; huyện Gio Linh; huyện Cam Lộ; huyện Triệu Phong; huyện Hải Lăng; huyện Hướng Hóa; huyện Đakarông; huyện đảo Cồn Cỏ.
 II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1.Địa hình.
 Địa hình Quảng Trị khá đa dạng, hơn 4/5 diện tích là đồi núi; phân hóa từ Tây sang Đông có các dạng địa hình: núi trung bình, núi thấp, xen kẽ có cao nguyên bazan, đá vôi, đến gò đồi, đồng bằng ven biển, cồn-trằm, cửa sông và biển đảo:
-Vùng đồi núi: Phân bố chủ yếu ở phía Tây và chiếm khoảng 78% lãnh thổ toàn tỉnh. Sự phân hóa địa hình ở vùng đồi núi tạo thành 2 tiểu vùng:
+Tiểu vùng địa hình vùng núi của Trường Sơn Bắc:có đặc diểm chung là độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối, các khe và thung lũng nhỏ hẹp.
+Tiểu vùng địa hình gò đồi, núi thấp: chiếm diện tích lớn và trải dài từ Bắc xuống Nam, nằm kẹp giữa vùng địa hình đồi cao và dải đồng bằng ven biển. 
-Vùng đồng bằng ven biển và đảo: Địa hình vùng đồng bằng ven biển được chia thành đồng bằng phù sa và cồn cát ven biển. Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ở ven sông. Các cánh đồng nhỏ hẹp và thường có độ cao thấp không đều do quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc được khai phá cải tạo từ lâu đời; Địa hình cồn cát và trảng cát tạo thành các dải nằm song song với bờ biển, độ cao tuyệt đối từ 4-31m.
2.Khí hậu.
Quảng Trị nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và phía Nam nóng ẩm quanh năm; ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió Tây Nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. 
-Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến Bắc bán cầu, hằng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). 
-Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở quảng trị dao động trong khoảng 70-80 Kcalo/cm2 năm), những tháng mùa hè gấp 2-3 lần những tháng mùa đông. 
-Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700-1800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ).
-Do diện tích lãnh thổ nằm phần lớn bên sườn đông dãy núi Trường Sơn Bắc nên tỉnh Quảng Trị có chế độ khí hậu chủ yếu mang đặc điểm của khí hậu Đông Trường Sơn, một phần lãnh thổ nhỏ mang đặc điểm khí hậu Tây Trường Sơn. Thời tiết chia làm 2 mùa:
+Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, với tổng lượng mưa trung bình năm từ 2000-2800 mm và hay có lũ lụt ở đồng bằng, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.(số ngày mưa 130-180 ngày/năm).
+Mùa khô: từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng bốc hơi lớn, thường xảy ra khô hạn.
+Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh và gây mưa.
+Nhiệt độ trung bình năm ở Quảng Trị từ 20-250C. Đây là một trong những nơi trên lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng khá nặng nề của thiên tai khí hậu như: bão, mưa lớn gây lũ lụt (tháng 9,10); gió Tây Nam khô nóng gây hạn hán(tháng 6-8), 
3.Sông ngòi.
Phần lớn các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của Trường Sơn, chảy theo hướng Tây-Đông, đầu nguồn độ dốc lớn, hạ lưu độ dốc thấp, sông chảy quanh co và của sông hẹp.
 Sông Hiếu(thành phố Đông Hà)
Diên tích các lưu vực sông không lớn, lớn nhất là sông Thạch Hản với diện tích lưu vực khoảng 2800 km2. Lớp phủ thực vật ở miền núi của các sông đang bị nghèo đi, dễ gây lũ quét ở vùng núi và ngập úng cho vùng đông bằng.
 Sông Thạch Hãn(huyện Vĩnh Linh)
Chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa, lượng nước các sông thay đổi và chênh lệch lớn theo mùa trong năm.
Hàm lượng phù sa thấp(63,5g/m3). Lượng phù sa thay đổi theo mùa: mùa khô có lượng phù sa thấp và tăng cao vào mùa mưa.
4.Thổ nhưỡng.
Sự đa dạng của đá mẹ, địa hình và khí hậu, đất Quảng Trị được hình thành khá phức tạp và đa dạng, bao gồm các nhóm đất chính sau đây:
-Nhóm đất cát biển: gồm đất cồn cát, cát ven biển và cát nội đồng, diện tích khoảng 34.580ha.
-Nhóm đất phù sa: có tỏng diện tích 45.380ha, gồm đất phù sa dọc sông thuận lợi trong việc sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày 
-Nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan: có tổng diện tích khoảng 20.000ha thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
-Nhóm đất đỏ vàng, vàng đỏ, nâu tím và mùn vàng đỏ, phát triển trên vỏ phong hóa của các đá mẹ khác nhau (granit, biến chất, phiến sét, đá cát, đá vôi ) với tổng diện tích khoảng 332.776ha, thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và chăn gia súc 
Đất dành cho sản xuất nông nghiệp mới chiếm khoảng 14,5% đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây lâu năm chỉ chiếm 15%. Do đó trong quá trình phát triển kinh tế cần coi trọng công tác qui hoạch đất chuyên dùng, đất thổ cư nhằm hạn chế việc thu hẹp diện tích đất nông nghệp, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực tỉnh nhà.
5.Thảm thực vật.
Thảm thực vật Quảng Trị khá đa dạng, là nơi giao lưu của 2 luồng thực vật từ Bắc xuống và từ Nam lên, có thể chia ra 3 kiểu thảm chính là: thảm thực vật đai thấp, đai trung bình và thảm thực vật nhân tác.
Thảm rừng Quảng Trị có nhiều cây lấy gỗ, cây dược liệu và cây cảnh với một số loài quý hiếm, nhưng cũng đã bị khai thác mạnh. Diện tích rừng năm 2010 đã tăng nhiều so với các năm trước đây, khoảng 203,5 nghìn ha chiếm 40,1% đất tự nhiên, trong đó có 110,4 nghìn ha chiếm 23,3% là rừng ự nhiên và 73,5 nghìn ha là rừng trồng.
6.Khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại song trữ lượng không lớn lắm. Theo tài liệu đã công bố năm 2002, ở Quảng Trị có khoảng 118 mỏ khoáng sản và điểm quặng, thuộc các loại khoáng sản kim loại và phi kim loại. Trong đó có giá trị hơn cả là đá vôi xi măng, sét gạch ngói, cát sỏi và đá xây dựng, cát thủy tinh, Ti-tan.
-Vật liệu xây dựng là loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn và phân bố rộng,
-Khoáng sản phi kim loại: quy mô không lớn, có ít tiềm năng phát triển trên quy mô công nghiệp lớn. Nguyên liệu hiện có là kaolin, quy mô nhỏ nhưng chất lượng cao có khả năng khai thác phục vụ cho công nghiệp sứ gốm và những nhu cầu của địa phương và xuất khẩu. Khoáng sản kim loại chủ yếu đang ở dạng tiềm năng.
-Khoáng sản kim loại kim loại: Ti-tan có trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, phân bố ở Vĩnh Linh; Vàng(Vĩnh Ô- Vinh Linh, A Vao – Đa krông); Sắt
Tuy nhiên trong quá trình khai thác và chế biến, cần phải thực hiện quy định trong các điều Luật, trong đó đặc biệt chú trọng Luật môi trường, Luật khoáng sản để đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
7. Hải văn và tài nguên biển.
Vùng biển Quảng Trị về mùa đong, do tác động của gió mùa nên ngoài khơi có hướng sóng Đông Bắc, sóng cao 0,5-1,5m; gần bờ sóng hướng Đông, cao 0,5-1,5m. Mùa hè, ven bờ sóng Đông Nam là chính cao 0,3-0,5m còn ngoài khơi sóng Tây Nam và Tây cao 0,5-0,75m.
Vùng biển ở Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều ở phía Bắc và bán nhật triều ở phía Nam.
ở dải nước nông ven bờ(<10m) dòng triều khá mạnh và chiếm ưu thế. Mùa hè, dòng chảy dọc bờ từ Nam ra Bắc, tốc độ cực đại 59cm/s; mùa đông, ngược lại từ Bắc vào Nam, tốc độ cực đại 102cm/s.
Bờ biển Quảng Trị chủ yếu là bờ cát trắng (có chứa Ti-tan), có một phần là bờ vách đá, có nhiều bãi tắm đẹp (Cửa Tùng, Cửa Việt , Mỹ Thủy,); có cảng Cửa Việt (tàu vài ngàn tấn); đảo Cồn Cỏ là cơ sở cho phát triển công nghiệp khai khoáng, thương mại, dịch vụ và du lịch biển- đảo.
Vùng biển Quảng Trị có nhiều hải sản quý; theo một đánh giá trước đây, trữ lượng hải sản khoảng 60.00 tấn và hàng năm có thể khai thác tơi 15.000 tấn. Một số vùng cửa sông ven biển ở Vĩnh Linh, Gio Linh có điều kiện nuôi trồng hải sản như tôm, cua
 III.Dân cư - xã hội.
1.Gia tăng dân số.
-Năm 2010 dân số tỉnh Quảng Trị có 600.462 người, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 127 người/km2.
-Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình giai đoạn 2000-2010 là 1,22%, năm 2010 là 1,14% và có xu thế giảm dần qua các năm.
 2.Cơ cấu dân số.
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Quảng Trị có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng đi vào ổn định. Năm 2010, độ tuổi dưới lao động chiếm khoảng 38,7% dân số và tiếp tục giảm, trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50,5% dân số và độ tuổi ngòi lao động chiếm khoảng 10,8%.
Cơ cấu dân số theo giới tính: năm 2010, tỉ lệ nam chiếm 49,4%, nữ chiếm 50,6 % tổng dân số của tỉnh. So với cả nước thì cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh Quảng Trị vẫn duy trì một tỉ lệ khá phù hợp.
 Dân số trung bình phân theo giới tính giai đoạn 2005-2010
Kết cấu dân số theo lao động: theo số liệu thống kê năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của Quảng Trị là 316,327 người ( chiếm 50,54% dân số toàn tỉnh ), trong đó lao động nữ 159,376 người ( chiếm 50,49% số người trong độ tuổi lao động ). Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% lực lượng lao độung hiện nay. Lực lượng lao động khu vực nhà nước trên lĩnh vực nông – lâm nghiệp là 1,524 nghìn người. cơ cấu lao động chuyển biến chậm, tỉ lệ lao động trong công nghiệp còn thấp so với nông nghiệp và dịch vụ.
3. Dân tộc 
Trên địa bàn Quảng Trị có 3 dân tộc chính sinh sống, đó là: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Cô 1,8%, các đan tộc khác 0,1%. Trong đó, đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi ( Hướng Hóa, Đakrông ) và một số xa thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. 
4. Phân bố dân cư 
Dân số Quảng Trị phan bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, tỷ lệ dân số ở vùng nông thôn chiếm 71,60% ( năm 2010 ).
Do các đô thị ở Quảng Trị phát triển chậm, tốc độ đô thị hóa chưa cao nên cơ cấu dân số giữa nông thôn và thành thị qua các năm không có sự biến đổi lớn lắm.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là 127 người/km2 . Dân cư phân bố không đồng đều giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Ở vùng đồng bằng ven biển, mật độ dân cư là 266 người/km2(huyện Triệu Phong), trong khi đó ở vùng núi là 66 người/km2(huyện Hướng Hóa). Dân số tập trung đông nhất ở các thị xã Quảng Trị(313 người/km2) thấp nhất ở huyện Đa Karông(30 người/km2).
5.Văn hóa giáo dục.
Quảng Trị có một nền văn hóa dân gian độc đáo và lâu đời, mang sắc thái riêng của Quảng Trị như: Tế làng , cúng Thành Hoàng, đua ghe,lễ hội Cầu Ngư,tế Trời hàng năm,Các kiểu kiến trúc , bố trí không gian đền chùa, các dòng thơ ca về Quảng Trị đã thể hiện bản sắc văn hóa của con người Quảng Trị qua hàng trăm năm xây duwngj và phát triển.
Đến cuối năm 2010, trên địa bàn có 305 trường từ mầm non đến THPT. Tổng số lớp học là 4.836 lớp và tổng số học sinh là 152.194. Sự nghiệp giáo dục đạt được nhiều thành tựu đang kể về cả số lượng và chất lượng, hình thức giáo dục khá đa dạng.
Đối với giáo dục bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác như an toàn giao thông, ma túy, pháp luật được quan tâm đúng mức với nhiều hình thúc tuyên truyền hấp dẫn, các hoạt động giáo dục khá phong phú: như mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thi, tham gia tuyên truyền cổ động hưởng ứng ngày môi trường thế giới, biến đổi khí hậu nên đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
 Số lượng học sinh giai đoạn 2005-2011
6.Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hệ thống và chăm sóc sức khỏe của nhân dân được củng cốvà ngày càng phát triển. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 2.288 cán bộ y tế, trong đó cán bộ đại học 379(riêng bác sĩ có 348 chiếm 15,3%). Tuyến xã có 92 bác sĩ, đạt tỉ lệ 66,7% xã có bác sĩ. Bình quân có 5,75 bác sĩ/10.000 dân, 100% xã có có nữ hộ sinh, 100% thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng. Toàn tỉnh có 1.609 giường bệnh(tuyến tỉnh và huyện) đạt tỉ lệ 16 giường/vạn dân. Tuyến xã phường có 134/138 Trạm Y tế xã được xây dựng mới hoặc nâng cấp.
Trong những năm qua vơi phương châm không để dịch lớn xảy ra, tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, vì vậy nhìn chung tình hình dịch bệnh thương đối ổn định. Công tác khám chữa bệnh trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
Môi trường sống ngày càng được cải thiện, tình trạng ngộ độc thục phẩm đã dần dần được ngăn chặn, ý thức người dân tự chăm lo và bảo vệ sức khỏe của mình đã được nâng lên một bước. Công tác xã hội hóa y tế đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực.
 IV.Kinh tế.
Trong nhiều năm qua,

Tài liệu đính kèm:

  • docxTim_hieu_dia_li_dia_phuong_Quang_Tri.docx