Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Chu Văn An

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 404Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Chu Văn An
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
 TỔ SỬ - ĐỊA – NHẠC NĂM HỌC: 2016 – 2017 
 MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 9
 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (6.5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a/ Kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta.
b/ Chứng minh đặc điểm sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc của địa hình và tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu.
Câu 2: (4,5 điểm)
	Giải thích và chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu đó có thuận lợi, khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 3: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau :
 Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (đơn vị:%)
Nhóm tuổi 
 1979
 1989
 1999
 2002
 0 – 14
 42,5
 39,9
 33,2
 30,2
 15-59
 50,4 
 52,9
 58,7
 61,0
 > = 60
 7,1 
 7,2
 8,1
 8,7
a/ Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì trên.
b/ Tình hình thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang đặt ra vấn đề gì cần quan tâm?
Câu 4: (5 điểm) Cho bảng số liệu: 
Nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9040.0
12831.4
Cây lương thực
6474.6
8320.3
Cây công nghiệp
1199.3
2337.3
Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác
1366.1
2173.8
	a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây của nước ta năm 1990 và 2002.
	b. Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
--------------- Hết ---------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(6,5đ)
a/ (1,5đ) Kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta:
- Bắc Bộ: HT sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng – Bằng Giang (0,5đ)
- Trung Bộ: HT sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng (sông Ba) (0,5đ)
- Nam Bộ: HT sông Mê Công (Cửu Long), sông Đồng Nai (0,5đ)
b/ Chứng minh đặc điểm sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc của địa hình và tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu.
* Đặc điểm sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc của địa hình: (2,75đ)
- Địa hình ¾ là đồi núi, núi lan ra sát biển à sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, nước chảy xiết,... (0,5đ)
+ Ở đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng à lòng sông mở rộng, nước chảy êm đềm. (0,25đ)
- Hướng nghiêng của địa hình: cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam à sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (vd: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, ...) (0,75đ)
+ Địa hình nước ta còn có hướng vòng cung à sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung (vd: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, ...) (0,75đ)
- Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Đông à sông ngòi chủ yếu theo hướng Tây – Đông (vd: sông Bến Hải, sông Thu Bồn,...) (0,5đ)
* đặc điểm sông ngòi nước ta phản ánh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu (2,25đ) 
- Do nước ta có lượng mưa lớn, mưa tập trung theo mùa và địa hình ¾ là đồi núi nên sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. Trung bình 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước lên tới 200 triệu tấn/năm. (0,75đ)
- Khí hậu nước ta chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô nên thủy chế của sông ngòi nước ta không đều, chia làm 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. (0,5đ)
+ Mùa mưa nước sông lớn chiếm 78 à 80% lượng nước cả năm, mùa khô nước cạn chiếm 20 à 22% lượng nước cả năm. (0,25đ)
- Thời gian mùa mưa giữa các miền trong cả nước khác nhau vì vậy mùa lũ trên các sông cũng có sự khác biệt: miền Bắc lũ sớm từ tháng 6,7,8; miềm Trung mưa vào cuối thu đầu đông nên mùa lũ đến muộn tháng 10,11,12; miềm Nam lũ vào tháng 9,10. (0,75đ)
Câu 2: (4,5điểm)
* Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa là do: (1,5đ)
- Vị trí nước ta nằm ở vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. (0,5đ)
- Là cầu nối giữa đất liền và biển. (0,5đ)
- Nơi tiếp xúc của các luồng gió thay đổi theo mùa. (0,5đ)
* Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện:(2đ)
- Nhiệt độ trung bình năm đếu vượt 21oC.(0,5đ)
- Một năm có 1400 – 3000 giờ nắng.(0,5đ)
- Lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000 mm. Độ ẩm trên 80% (0,5đ)
- Một năm có hai mùa gió khác nhau: (0,5 đ)
+ Gió mùa mùa hạ: Thổi từ tháng 5 đến tháng 10 từ phía Nam lên, hướng Tây Nam ở Nam Bộ, hướng Đông Nam ở Bắc Bộ, không khí nóng ẩm mưa nhiều.
+ Gió mùa mùa đông: Thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau từ phía Bắc xuống, hướng chính là Đông Bắc, không khí lạnh khô.
* Thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp: (1đ)
- Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới sản xuất lớn, thâm canh, chuyên canh và đa canh...(0,5đ)
- Khó khăn: Khí hậu có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh, rét hại...(0,5đ)
Câu 3 (4đ)
Câu 3: 
(4đ)
a) Nhận xét và giải thích sư thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì 1979-2002 
 Nhận xét :
- Nhóm tuổi 0-14 có xu hướng giảm từ 42,5% năm 1979 xuống 30,3% năm 2002
- Nhóm tuổi từ 15-59 tăng trên 10% từ 50,4% năm 1979 lên 61% năm 2002. Nhóm tuổi này chiếm tỉ lệ cao
-Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ thấp và cũng có xu hướng tăng từ 7,1% năm 1979 đến 8.7% năm 2002
Giải thích:
- Nhóm tuổi 0-14 giảm do thưc hiện tốt chính sách dân số
- Nhóm tuổi 15-59 tăng do sư trưởng thành của nhóm tuổi từ 
 0-14 tuổi
- Nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng do tình hình kinh tế, y tế phát triển
b) Tình hình thay đổi cơ cấu đặt ra những vấn đề sau : 
-Vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho người lao động
-Vấn có sư quan tâm đến người cao tuổi
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
+ Tính quy mô: Nếu cho bán kính đường tròn năm R1990 = 2 đơn vị bán kính
 Thì bán kính của R2002 = 2.4 đơn vị bán kính
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây 1990-2002 ( đ/v: %)
Nhóm cây
1990
2002
Tổng số
100.0
100.0
Cây lương thực
71.6
64.8
Cây công nghiệp
13.3
18.2
Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác
15.1
17.0
 - Vẽ 2 tròn với BK khác nhau các dạng khác không cho điểm
- Yêu cầu: chính xác, ghi số liệu, kí hiệu đúng ...
b. Nhận xét: 
Giai đoạn 1990 - 2002
 - Về quy mô: Tổng DT và DT các nhóm cây trồng đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng có sự khác nhau:
+ tổng DT tăng (dc)
+ Cây LT tăng (dc)
+ Cây CN tăng, tăng nhanh nhất (dc)
+ Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác tăng (dc)
- Có sự thay đổi về cơ cấu:
+ Cây LT chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu và có xu hướng giảm (dc)
+ Tỉ trọng cây CN tăng (dc)
+ Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác tăng (dc)
à Sự chuyển dịch cơ cấu: giảm tỉ trọng cây LT, tăng tỉ trọng cây CN và cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác là tích cực tuy nhiên diễn ra còn chậm.
3
0.5
0.5
2
3
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0. 25
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_khao_sat_HSG_Dia_9_20162017.docx