Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thúc Kháng

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 409Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thúc Kháng
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THCS THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2015- 2016
 MÔN: ĐỊA LÍ 9
 Thời gian làm bài 120 phút.
 ( Đề bài gồm 1 trang)
Câu 1 (1 điểm): Giải thích hiện tượng các mùa trong năm trên Trái đất?
Câu 2 (2 điểm): Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc sản xuất Nông nghiệp?
Câu 3 (3 điểm): Hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải nước ta? Hãy cho biết tình trạng đường bộ nước ta hiện nay như thế nào?
Câu 4 (4 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây:
KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA VIỆT NAM.
 (Đơn vị tính: Nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển và đường hàng không
1990
53.885
2.341
31.765
16.295
3.484
1996
100.092
4.041
63.813
23.395
8.843
a) Từ bảng số liệu ở trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải năm 1990 và năm 1996.
b) Nhận xét tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các loại hình vận tải ở nước ta qua các năm?
Ghi chú: Học sinh được sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và máy tính để làm bài.
- HẾT -
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
§¸p ¸n
 Câu
Điểm
Câu 1 (1 điểm):
- Trái đất quay quanh quỹ đạo mặt trời, lúc ngả nửa cầu bắc, lúc ngả nửa cầu nam về phía mặt trời.
- Nửa cầu nào ngả về phía mặt trời nhận được lượng nhiệt nhiều nửa cầu đó là mùa hè, nửa cầu nào ít ngả về phía mặt trời nửa cầu đó là mùa đông.
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm): Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản suất nông nghiệp.
*. Thuận lợi:	
	Do các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm và cường độ ánh sáng cao nên khí hậu nước ta đã tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm.	
	Khí hậu đã góp phần tạo nên khối sinh khí cao, cho phép xen canh gối vụ tăng vụ.
	Khí hậu góp phần tạo ra một hệ thống mùa vụ phong phú, đang dạng, hiệu quả kinh tế cao.	
	Sự phân hóa khí hậu theo vĩ độ và theo độ cao đã đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên khắp các vùng lãnh thổ nước ta, tạo điều kiện sản xuất các sản phẩm nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Sản xuất từ cây lương thực đến cây công nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp và nông phẩm cho xuất khẩu.	
*. Khó khăn:	
	Khí hậu gió mùa đem lại tai biến. Hoạt động gió mùa đã làm cho khí hậu nước ta chia ra hai mùa: mùa khô hạn hán, mừa mưa lại mưa liên tục từ 4 đến 5 tháng xãy ra lũ lụt. Ở những vùng hay có bão, nguy cơ lũ lụt ngày càng tăng.	
	Một số địa phương còn có các kiểu khí hậu thời tiết gây ra những khó khăn như: gió phơn Tây Nam gây khô hạn ở khu Bốn cũ, gió mùa Đông Bắc đem theo khí hậu đột ngột ở các tỉnh Bắc Bộ.	
	Thời tiết nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển.	
	Nước ta có lượng mưa lớn, nhưng tập trung vào mùa mưa mà phần lớn đất đai ở nước ta có độ dốc lớn, nên hiện tượng rửa trôi, xói mòn, bạc màu phát triển mạnh, hiện tượng này xảy ra ngay cả ở những chân ruộng cao của miền địa hình đồng bằng.
	Khí hậu nước ta biến đổi rất thất thường ( Năm mưa muộn, năm mưa sớm, năm rét nhiều, năm rét ít) Vì vậy đối với sản xuất nông nghiệp phải xác định mùa vụ hợp lí nhất là ngành trồng trọt.	
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
Câu 3 (3 điểm):
 - Thuận lợi: 
 + Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á, giáp biển có điều kiện thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và các nước trên thế giới. 
 + Phần đất liền nước ta kéo dài theo hướng Bắc-Nam, có dãi đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển dài trên 3260km nên việc giao thông giữa miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng. 	
 - Khó khăn: 
 + Hình thể nước ta hẹp ở miền Trung có nhiều đồi núi, cao nguyên chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam làm cho việc giao thông theo hướng Đông-Tây có phần trở ngại.	
 + Sông ngòi nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ đường sá, cầu cống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của.	
 + Cơ sở vật chất-kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn nhiều ngoại tệ.	
 - Tình trạng đường bộ nước ta hiện nay: 
 + Hiện nay nước ta có gần 205.000km đường bộ trong đó có hơn 15.000km quốc lộ.	
 + Vận tải đường bộ chuyên chở nhiều hàng hóa, hành khách nhất và được đầu tư nhiều nhất trong những năm gần đây. 	
 + Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp như quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 18	
 + Dự án đường Hồ Chí Minh đã được hoàn thành.	
+ Nhiều phà lớn được thay bằng cầu, nhiều cầu mới được xây dựng giúp giao thông được thông suốt mau chóng.	
+ Các đường đèo cao, nguy hiểm trên quốc lộ 1 được làm thêm đường hầm xuyên núi như đường hầm Hải Vân, đường hầm Hoành Sơn.	
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
Câu 4 (4 điểm):
a) Xử lý số liệu đúng được.
1 điểm
 (Đơn vị tính: %)
Năm
Tổng số
Chia ra
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển và đường hàng không
1990
100.0
4.34
58,95
30.24
6.47
1996
100.0
4.04
63.76
23.37
8.83
Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của Việt Nam.
Năm 1990
Năm 1996
Học sinh vẽ biểu đồ đúng, đẹp được 2 điểm
b) Nhận xét qua biểu đồ.(1 điểm)
- Nước ta có nhiều loại hình giao thông tham gia vận chuyển hàng hóa: đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không, đường bộ.	 (0,25 đ)
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó đến đường sông. Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt, đường biển và đường hàng không trong 2 năm luôn chiếm tỉ trọng nhỏ. Điều này phản ánh sự mất cân đối trong việc phát triển các loại hình giao thông vận tải ở nước ta. (0,25 đ)	
- So với năm 1990, tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 1996 bằng đường sắt, đường sông giảm xuống; tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không tăng lên.	 (0,25 đ)
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển của toàn ngành giao thông tăng lên 1,85 lần trong 6 năm qua (1990-1996).	 (0,25 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_dia_9.doc