Đề thi chọn học sinh giỏi lớp năm học: 2013 - 2014 môn thi: Hóa Học

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp năm học: 2013 - 2014 môn thi: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp năm học: 2013 - 2014 môn thi: Hóa Học
PHÒNG GD&ĐT TÂN PHONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
	Năm học: 2013-2014 
	Môn thi: Hóa học 
 Thời gian làm bài: 150’ ( không kể thời gianphát đề )
	Ngày thi: 12/10/2013
Câu 1: (3,0 điểm)
Xác định công thức hóa học thích hợp cho các chữ cái A,B,C,D,L và viết các phương trình hóa học xảy ra theo sơ đồ sau đây:
FeS2 + O2 A + B	;	G + KOH H + D
	A + O2 C	;	H + Cu(NO3)2 I + K
	C + D axit E	;	I + E F + A + D 
	E + Cu F + A + D	;	G + Cl2 + D E + L
	A + D axit G
Câu 2: (3,0 điểm)
 Nêu hiện tượng và viết đầy đủ các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau đây:
a) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 ( lấy dư ). 
b) Cho một mẫu kim loại Ba vào dung dịch CuSO4. 
c) Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong, sau đó đun nóng dung dịch thu được. 
d) Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3. 
Câu 3: (3,0 điểm)
Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm CO2; CO; H2 vào trong 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thì thu được 5,91 gam kết tủa trắng.
a) Tính % thể tích của CO2 trong hỗn hợp X.
b) Nếu dẫn hỗn hợp X đi qua 10 gam oxit kim loại MxOy ( nóng, dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được a (gam) chất rắn. Tính a.
Câu 4: (3,0 điểm)
Hòa tan 45,7 gam hỗn hợp A gồm muối caccbonat và muối hiđro cacbonat của cùng một kim loại M ( M là kim loại kiềm) bằng 350ml dung dịch HCl 2M thì thấy thoát ra 8,96 lít khí B (đktc). Để trung hòa lượng axit còn dư thì phải dùng đúng 300 ml dung dịch C chứa xút NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M.
a) Xác định công thức hóa học của mỗi muối trong hỗn hợp A.
b) Nếu dẫn từ từ ¼ lượng khí B ở thí nghiệm trên vào dung dịch C đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa trắng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính m.
c) Nêu phương pháp tinh chế hỗn hợp A thành một muối tinh khiết. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 5: (5,0 điểm) Cho V lít CO ( đktc) qua ống sứ chứa 0,2 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian, làm nguội thu được 20,8 gam chất rắn Y ( gồm 4 chất ) và khí Z thoát ra, biết = 1,25. Hấp thụ hoàn toàn Z vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 9,85 gam kết tủa trắng, tách bỏ kết tủa rồi đun nóng hoàn toàn phần nước lọc lại thu thêm 9,85 gam kết tủa trắng.
a) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong X và tính V.
b) Cho rắn Y tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được m1 gam khí SO2, cô cạn dung dịch được m2 gam một muối khan. Tính m1, m2. 
Câu 6: (3,0 điểm)
 1- Chỉ được lấy thêm một thuốc thử, hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch sau đây bị mất nhãn: Na2CO3, Ba(HCO3)2, NaHSO4, BaCl2, Na2SO3, Na2S. Viết các PTHH xảy ra ( nếu có).
 2- Hòa tan hoàn toàn m gam một oxit sắt FexOy vào trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thấy có V lít NO bay ra (khí duy nhất). Mặt khác, nếu khử hoàn toàn m gam oxit sắt trên thì dùng đúng 12V lít khí CO. Các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất.
 a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức hóa học của oxit sắt.
Cho biết NTK: C = 12; O = 16; Ba = 137; H = 1; Na = 23; K =39 ; Fe = 56; S = 32; N = 14; Cl =35,5
--------Hết---------
Ghi chú: giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docK9- 2014- Tân PhongDe-thi-HSG-20132014-moi.doc