PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2014-2015 Đề chính thức Môn : Hóa học Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 03trang Phần I: Trắc nghiệm khách quan(10đ) Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Dãy chất nào sau đây đều là ôxit axit: A. CO, SO2, P2O5, N2O5 C. CO2, SO2, SO3, P2O5 B. SO2, SO3, CO2, NO D. CO2, SO2, SO3, CuO Câu 2: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. KCl và NaNO3 C. KOH và HCl B. HCl và AgNO3 D. NaHCO3 và NaOH Câu 3: Chất X và chất Y đều tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. X, Y lần lượt có công thức là: A. Zn(OH)2 và Al2O3 C. Al(OH)3 và Ca(OH)2 B. Zn(OH)2 và H2SO4 D. Fe2O3 và NaHCO3 Câu 4: Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với H2SO4 loãng? A. Fe. Na, Cu, Al, Mg C. Al, Fe, K, Mg, Ca B. K, Ca, Fe, Al, Ag D. Au, Zn, Ca, Na, Fe Câu 5: Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng có bao nhiêu chất được tạo thành ? A. 2 C. 4 B. 3 D. 5 Câu 6: Cho 28g ôxit của một kim loại có hóa trị II tác dụng hết với 0,5 lít dung dịch H2SO4 1M. Công thức phân tử của ôxit đó là: A. CuO C. MgO B. FeO D. CaO Câu 7: Trong một bình kín chứa SO2 và O2 theo tỉ lệ số mol 1:1 và một ít bột xúc tác V2O5. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí trong đó khí sản phẩm chiếm 35,3% thể tích.Hiệu suất phản ứng tạo thành SO3 là : A. 50% C. 70% B. 60% D. 80% Câu 8: Dãy chất nào sau đây đều tan trong nước ở điều kiện thường? A. NaOH, Cu(OH)2, Ca(OH)2, ZnSO4 C. NaOH, KOH, CuSO4, FeCl3 B. KOH, AgCl, NaCl, Ba(OH)2 D. MgSO4, KCl, CuCl2, BaSO4 Câu 9: Chỉ được dùng thêm thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 4 ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch: Na2SO4, Na2CO3, HCl và Ba(NO3)2. A. Fe C. FeO B. Cu D. CuO Câu 10: A là dung dịch Na2CO3, B là dung dịch HCl. Hai dung dịch có cùng nồng độ % theo khối lượng. Lấy mỗi dung dịch a gam; để điều chế được lượng CO2 lớn nhất cần phải: A. Đổ từ từ A vào B C. Trộn nhanh hai dung dịch với nhau B. Đổ từ từ B vào A D. Cả A, B, C đều thỏa mãn. Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 6,66 gam tinh thể Al2(SO4)3.nH2O vào nước thành dung dịch A. Lấy 1/10 dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 0,699 gam kết tủa. Xác định công thức tinh thể muối sunfat của nhôm ngậm nước. A. Al2(SO4)3.5H2O C. Al2(SO4)3.15H2O B. Al2(SO4)3.8H2O D. Al2(SO4)3.18H2O Câu 12: Để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể cho hỗn hợp lần lượt đi qua các bình đựng: A. NaOH và H2SO4 C. H2SO4 và KOH B. Na2CO3 và P2O5 D. NaHCO3 và P2O5 Câu 13: Cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 448ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng rồi nung khan trong chân không sẽ thu được một chất rắn có khối lượng là : A. 2,95 g C. 3,72 g B. 3,37 g D. 4,86 g Câu 14: Có ba chất bột màu trắng : Al, Mg, Al2O3. Chọn thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được từng chất. A. Al(OH)3 C. KOH B. NaOH D. Mg(OH)2 Câu 15: Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch chứa Al2(SO4)3 và FeSO4 thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho một luồng khí H2 dư qua B nung nóng thu được chất rắn C. Thành phần của C là : A. Fe2O3 và Al2O3 C. Fe B. Fe, Al2O3 D. Fe và Fe2O3 Câu 16: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 5 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 8%. Chỉ sau một thời gian ngắn, lấy vật ra và kiểm tra thấy lượng bạc nitrat trong dung dịch ban đầu giảm 85%. Khối lượng vật lấy ra sau khi lau khô là : A. 21,6 g C. 12,6 g B. 26,1 g D. 16,2 g Câu 17: Cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4(D = 1,64g/ml) với bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 (D = 1,28g/ml) để được 600 ml dung dịch H2SO4(D = 1,40g/ml). A. 200ml và 400ml C. 250ml và 350ml B. 400ml và 200ml D. 300ml và 300ml Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 3,78g một kim loại X bằng dung dịch HCl thu được 4,704l H2(đktc). X là kim loại nào ? A. Fe C. Mg B. Cu D. Al Câu 19: Để tách tiêng đồng ra khỏi hỗn hợp gồm vụn đồng, vụn sắt và vụn kẽm chỉ cần dùng thêm hóa chất nào sau đây ? A. HCl C. HNO3 B. H2SO4loãng D. H2SO4đặc Câu 20: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14g/ml) với 400g dung dịch BaCl2 5,2%. Khối lượng kết tủa thu được là ? A. 21,3g C. 23,3g B. 22,3g D. 24,3g Phần II: Tự luận(10điểm) Câu 1(2,0điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau : A + HCl → B + C + D A + CO → E + F E + HCl → B + G(khí) G + A → E + D Câu 2(2,5điểm): 1/ Chỉ dùng HCl và NaOH hãy phân biệt bốn chất bột đựng trong bốn lọ riêng biệt bị mất nhãn: Fe, FeO, Fe3O4, Ag. 2/ Cho lá sắt kim loại vào: a. Dung dịch H2SO4 loãng. b. Dung dich H2SO4 loãng có chứa một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp. Câu 3(2,5điểm): A là dung dịch Ca(OH)2, B là dung dịch Na2CO3. Lấy 200ml dung dịch A đem trộn với 300 ml dung dịch B. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10 gam kết tủa và dung dịch C. Để trung hòa hết 50 ml dung dịch C cần dùng 400 ml dung dịch HCl 0,125M. Tính nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B. Câu 4(3,0điểm): Hòa tan hết 18,9 gam hỗn hợp A gồm muối cacbonat trung hòa và cacbonat axit của một kim loại kiềm bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B và V(l) khí CO2(đktc). Đem toàn bộ lượng CO2 thu được hấp thụ hết vào nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 5 gam kết tủa và dung dịch C. Cho NaOH dư vào C lại thu được 5 gam kết tủa nữa. Tìm thành phần % khối lượng các chất trong A. Tính khối lượng muối thu được trong B. Cho: Fe = 56, Ca = 40, Na = 23, S = 32, C = 12, O = 16, H = 1, Cl = 35,5, Ba = 137, Ag = 108, Cu= 64, Al = 27, Mg = 24, Zn = 65. ..... Hết ..... Họ và tên thí sinh: ...................................SBD: .................. Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.
Tài liệu đính kèm: