Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học: 2015 - 2016 môn: hóa học 12

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1248Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học: 2015 - 2016 môn: hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học: 2015 - 2016 môn: hóa học 12
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
(Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: HÓA HỌC 12
Cho NTK các nguyên tố: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag=108, Ba=137.
Họ và tên thí sinh:....................................................................................................................
Câu 1.(1,5 điểm): X là nguyên tố phi kim, ở điều kiện thường đơn chất X tồn tại ở dạng rắn, màu vàng. Y là nguyên tố kim loại thường được dùng làm dây dẫn điện, hidroxit của Y tan được cả trong dung dịch axit và dung dịch bazơ.
	a. Xác định hai nguyên tố X và Y?
	b. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
	- Cho dung dịch YCl3 vào dung dịch NaY(OH)4.
	- Cho dung dịch Y2(SO4)3 vào dung dịch Na2X.
Câu 2.(1,0 điểm): Thực hiện các chuyển hoá sau bằng phương trình phản ứng: Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
 Etilen(A)(B)(C)(D)(E)FEtilen
Câu 3.(1,0 điểm): Hợp chất A là một α-amino axit. Cho 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó cô cạn cẩn thận thu được 1,835 gam muối. Mặt khác, khi trung hoà 2,94 gam A bằng dung dịch NaOH vừa đủ thì được 3,82 gam muối. Hãy:
	a. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A, biết A có cấu tạo mạch không phân nhánh.
	b. Viết phương trình phản ứng của A với dung dịch NaNO2 với sự có mặt của axit clohiđric.
Câu 4.(2,0 điểm): 
1. Cho m gam xenlulozơ tác dụng vừa đủ với 25,2 gam HNO3 có trong hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, tạo thành 66,6 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ mononitrat và xenlulozơ đinitrat. Tính m và % khối lượng các chất trong hỗn hợp X?
2. Đốt cháy hết một lượng hợp chất A (chứa C,H,O) cần dùng 0,36 mol O2, sinh ra 0,48 mol CO2 và 0,36 mol H2O . Biết MA < 200 đvc 
	a. Xác định công thức phân tử của A ?
	b. Xác định công thức cấu tạo của A biết 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH tạo ra dung dịch có muối B và một ancol D không phải là hợp chất hữu cơ tạp chức; 0,1 mol A phản ứng vừa đủ với Na tạo 0,1 mol H2 .
Câu 5.(1,0 điểm):
1. Từ benzen và các chất cần thiết, viết các phương trình phản ứng cần thiết điều chế axit picric.
2. So sánh và giải thích độ mạnh các axit sau: C6H5OH, p-CH3O-C6H4-OH, p-O2N-C6H4-OH, 
p-CH3-C6H4-OH.
Câu 6.(1,5 điểm) Cho hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3. Cho dòng khí CO nóng, dư đi qua ống chứa m gam hỗn hợp A đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 28 gam chất rắn và hỗn hợp khí B. Khí B có tỉ khối hơi đối với H2 là 21,2. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào m gam hỗn hợp A đến khi A tan hết, thu được 2,016 lít (đktc) khí H2 và dung dịch D. Cho NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa E. Sục không khí vào lọ chứa E (có nước) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa F. Cho khối lượng F lớn hơn E là 2,04 gam.
	1. Tính m và % số mol các chất trong A?	
	2. Tính thể tích CO ở điều kiện tiêu chuẩn?
Câu 7.(2,0 điểm): 
1. Trong phòng thí nghiệm lắp đặt bộ dụng cụ điều chế khí như hình vẽ. Hãy kể ra tối thiểu 4 khí quen thuộc có thể điều chế bằng bộ dụng cụ trên? Với mỗi khí C điều chế được hãy chọn cặp chất A, B phù hợp và viết phương trình phản ứng xảy ra?
2. Cho a mol Cu tác dụng với 240ml dung dịch A gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M (loãng), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). 
	a. Tính V, biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
	b. Giả sử sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng Cu kim loại không tan hết thì lượng muối khan thu được là bao nhiêu gam?
..................................Hết.....................................
(Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.)
TTRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: HÓA HỌC 12
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 
(1,0 điểm)
a. 
- X là nguyên tố phi kim, ở điều kiện thường đơn chất X tồn tại ở dạng rắn, màu vàng. Suy ra: X là Lưu huỳnh (S)
0,25 điểm
- Y là nguyên tố kim loại thường được dùng làm dây dẫn điện, hidroxit của Y tan được cả trong dung dịch axit và dung dịch bazơ. Suy ra: Y là Nhôm (Al)
0,25 điểm
b. 
* Hai muối là AlCl3 và NaAl(OH)4: 
AlCl3 + 3NaAl(OH)4 4Al(OH)3 + 3NaCl
0,5 điểm
* Hai muối là: Al2(SO4)3 và Na2S
 Al2(SO4)3 + 3Na2S + 6H2O 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 + 3H2S
0,5 điểm
Câu 2
(1,0 điểm)
1. CH2=CH2 + H2O CH3-CH2OH
2. CH3-CH2OH + CuO CH3CHO + Cu + H2O
3. CH3CHO + O2 CH3COOH 
4. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
5. CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
6. 2CH4 CH CH + 3H2
7. CH CH + H2 CH2=CH2
Câu 3
(1,0 điểm)
a. 
Ta có: 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 0,01 mol HCl Trong A chứa 1 nhóm -NH2. Mmuối = 183,5 MA = 147
2,94 gam A(0,02 mol) tác dụng vừa đủ với NaOH thu được 3,82 gam muối Trong A chứa 2 nhóm -COOH
A có mạch cacbon không phân nhánh. Vậy CTCT của A là
HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH
Tên gọi: 
b.HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH + NaNO2 + HCl 
HOOC-CH(OH)-CH2-CH2-COOH + NaCl + N2 + H2O
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
(2,0 điểm)
1. Ta có phương trình phản ứng: 
[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3 [C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2O (1)
 a na a
[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O (2)
 b 2nb b
Từ 1 và 2: ta có HPT 
 m = 48,6 gam 
%m[C6H7O2(OH)2ONO2]n = 62,2%; %m[C6H7O2(OH)(ONO2)2]n = 37,8%
0,5 điểm
0,5 điểm
2. 
a. Ta có: nC trong A = 0,48 mol, nH trong A = 0,72 mol, nO trong A = 0,6 mol
Gọi CTTQ của A là CxHyOz (x,y,z N*)
 x:y:z = nC:nH:nO = 4:6:5. 
Ta có CTPT của A là: (C4H6O5)n (MA < 200 đvc )
 134n < 200 n < 1,5. Vì n N* , nên n = 1
Vậy CTPT của A là C4H6O5
0,5 điểm
b. Từ các dữ kiện trên: CTCT phù hợp của A là: HOOC-COOCH2-CH2OH
0,5 điểm
Câu 5
(1 điểm)
1. 
(1). C6H6 + Cl2 C6H5Cl + HCl
(2). C6H5Cl + 2NaOH C6H5ONa + NaCl + H2O
(3). C6H5ONa + CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3
(4). C6H5OH + 3HNO3 C6H2(OH)(NO2)3 + 3H2O
0,5 điểm
2. Thứ tự tính axit: 
 p-O2N-C6H4-OH > C6H5OH > p-CH3-C6H4-OH > p-CH3O-C6H4-OH
0,25 điểm
Giải thích: 
- Nhóm -NO2 là nhóm hút electron làm tăng độ phân cực liên kết O-H. Vì vậy làm tính axit tăng.
- Nhóm CH3O- và nhóm -CH3 đẩy electron, làm giảm tính axit. Tuy nhiên nhóm CH3O- đẩy electron mạnh hơn nhóm -CH3 nên làm tính axit giảm mạnh hơn
0,25 điểm
Câu 6
(1,5 điểm)
Ta có các sơ đồ:
Sơ đồ 1: m gam 28 gam Fe + ( = 42,4)
Sơ đồ 2: m gam + H2 (0,09 mol)
(kết tủa E)Fe(OH)3 (kết tủa F)
1. Ta có: nFe = 0,5 mol
 mF - mE = 2,04 mol nFe(OH) = 0,12 mol nFe(OH)3 = 0,38 mol
0,5 điểm
Gọi nFe = a mol, nFe2O3 = b mol
 (mol)
Vậy m = 37,6 gam; %mFe = 14,9%; %mFe2O3 = 85,1% 
0,5 điểm
2. Ta có: nCO2 = 3nFe2O3 = 0,6 mol
Với = 42,4 nCO = mol
Vậy VCO ban đầu = 14,93 lít
0,5 điểm
Câu 7
(2 điểm)
- Giải thích: Để điều chế được khí C như bộ dụng cụ vẽ thì khí C phải có đặc điểm: nặng hơn không khí (= 29) và không tác dụng với không khí. => có thể điều chế được các khí: Cl2, SO2, CO2, O2.
0,5 điểm
- Phản ứng điều chế: 
2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Na2SO3 + H2SO4 (loãng) Na2SO4 + SO2 + H2O
CaCO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
H2O2 (xúc tác MnO2) H2O + 1/2O2
0,5 điểm
a). Tính VNO.
Theo bài ra ta có: = 0,24 (mol); = 0,12 (mol) 
=> số mol H+ = 0,48 mol; số mol NO3- = 0,24; số mol SO42- = 0,12 mol 
Phương trình phản ứng:
3Cu + 8H+ + 2NO 3Cu2+ + 2NO + 4H2O 
Bđ: a 0,48 0,24 (mol)
- Nhận xét: → bài toán có 2 trường hợp xảy ra:
0,25 điểm
*Trường hợp 1: Cu hết, H+ dư (tức là a < 0,18) → nNO = (mol) 
→ VNO = 14,933a (lít)
0,25 điểm
*Trường hợp 2: Cu dư hoặc vừa đủ, H+ hết (a ≥ 0,18) 
	→ VNO = 0,12.22,4 = 2,688 (lít)
0,25 điểm
b). Khi Cu kim loại không tan hết (tức a > 0,18) thì trong dung dịch sau phản ứng gồm có: số mol Cu2+ = 0,18 ; số mol NO3- = 0,12 ; số mol SO42- = 0,12 
 → mmuối = 0,18.64 + 0,12.62 + 0,12.96 = 30,48 (gam)
0,25 điểm
Lưu ý: 
- Các cách làm khác đáp án nhưng đúng, vẫn được điểm tối đa
- Câu 2. Sai 1 phương trình trừ 0,25 điểm, sai 2-3 phương trình trừ 0,5 điểm, sai 4-5 phương trình trừ 0,75 điểm, sai từ 6-7 phương trình trừ 1 điểm
¾ Hết ¾

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_thi_chon_HSG_lop_12.doc