Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Mỏ Cày Bắc

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Mỏ Cày Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Mỏ Cày Bắc
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
 HUYỆN MỎ CÀY BẮC LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 
 Môn: LỊCH SỬ
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) 
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM: (14 điểm)
	Câu 1: (4 điểm)
	Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. Tại sao nói trận đánh ở sông Như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta?	
	Câu 2: (3 điểm)
 Lập bảng hệ thống các sự kiện chính về phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế theo mẫu sau:	
Nội dung
Phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Thời gian tồn tại
Mục đích đấu tranh
Thành phần lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Địa bàn hoạt động
Hình thức đấu tranh
	Câu 3: (4 điểm)
 Trình bày Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930). Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử? 
	Câu 4: (3 điểm) 
 So với thời kì 1930-1931, chủ trương của Đảng thời kì 1936-1939 có gì khác (kẻ thù, nhiệm vụ, mặt trận, hình thức đấu tranh)? Vì sao? 
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (6 điểm)
	Câu 5: (3 điểm)
	Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Theo em Cộng đồng ASEAN thành lập, có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? 
	Câu 6: (3 điểm)
	Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh. Tại sao nói “hòa bình, ổn định hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc”?
---------Hết---------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
 HUYỆN MỎ CÀY BẮC CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
 Năm học 2015-2016	
 Môn: LỊCH SỬ	
Câu
Đáp án
Điểm
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM: 
14 điểm
Câu 1
Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. Tại sao nói trận đánh ở sông Như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta?
* Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
- Chờ mãi không thấy quân thuỷ đến, quân Tống bắc cầu phao, đóng bè tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị thất bại.	
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đêm đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào ngôi đền bên bờ sông ngâm vang bài thơ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”	
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần, chết mòn
- Vào một đêm cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân bất ngờ đánh vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to bị tiêu diệt hơn quá nửa. 
- Lý Thường Kiệt chủ động cho người sang đề nghị “giảng hoà” với Quách Quỳ. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước. 	
* Trận đánh ở sông Như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta vì:
- Phòng tuyến Như Nguyệt thể hiện rõ tinh thần chủ động, quyết tâm kháng chiến của dân tộc ta và nghệ thuật lợi dụng địa hình cũng như tài thao lược quân sự của Lý Thường Kiệt.	
- Là một trong những công trình quân sự kiên cố, hội tụ cả ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Đó là bức tường để ngăn chặn bước tiến của kẻ thù, bảo vệ lực lượng của ta, đồng thời tiêu hao sinh lực địch, cùng với quyết tâm đánh giặc cứu nước của toàn dân tộc đã góp phần lớn vào việc tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến.	 
4 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
Lập bảng hệ thống các sự kiện chính về phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế theo mẫu sau:	
Nội dung
Phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Thời gian tồn tại
1885 - 1896
1884 - 1913
Mục đích đấu tranh
Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi – giúp vua cứu nước.
Để bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Thành phần lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu (quan lại hoặc những người có học thức)
Nông dân
Lực lượng tham gia
Nông dân, văn thân sĩ phu.
Nông dân, có liên lạc với các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan ChâuTrinh.
Địa bàn hoạt động
Bùng nổ khắp cả nước, tiêu biểu ở các tỉnh Bắc Kỳ, Trung Kỳ
Chủ yếu ở Yên Thế (phía Tây tỉnh Bắc Giang)
Hình thức đấu tranh
Vũ trang
Vũ trang
3 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
 Trình bày Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930). Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử? 
1. Hội nghị thành lập Đảng.
 a. Bối cảnh lịch sử:
 - Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ khắp cả nước.
 - Ba tổ chức hoạt động riêng lẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau gây ảnh hưởng không tốt cho phong trào cách mạng.
 - Yêu cầu cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước để thúc đẩy cách mạng tiến lên.
 b. Nội dung hội nghị:
 - Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên Quốc tế cộng sản đã triệu tập hội nghị hợp nhất ba tổ chức công sản. Hội nghị họp từ ngày 3-2 đến ngày 7-2-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc).
 - Hội nghị đã:
 + Nhất trí hợp nhất ba tổ chức ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
 + Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
 + Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
 c. Ý nghĩa của Hội nghị:
 - Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
 - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, mang tính giai cấp và tính dân tộc với tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc và tự do.
2. Tính tất yếu lịch sử:
 - Trước 1930 phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại do khủng hoảng đưởng lối cách mạng. Tình hình đang đặt ra yêu cầu phải có Đảng của giai cấp tiên tiến với đường lối đúng đắn.
 - Từ năm 1919 đến 1929 Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng ( tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên).
 - Những năm 1928-1929, chủ nghĩa Mác-Lênin được được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh. Một yêu cầu đặt ra phải có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó, ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam. Ba tổ chức hoạt động riêng lẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cách mạng, cần hợp nhất thành một đảng thống nhất.
 - Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930).
4 điểm
0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,5 điểm 
0,5 điểm 
0,5 điểm 
0,25 điểm
Câu 4
So với thời kì 1930-1931, chủ trương của Đảng thời kì 1936-1939 có gì khác (kẻ thù, nhiệm vụ, Mặt trận, hình thức đấu tranh)? Vì sao? 
* So sánh: 
NỘI DUNG
1930-1931
1936-1939
Kẻ thù
Đế quốc, phong kiến
Phản động Pháp và tay sai. 
Nhiệm vụ
Chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. 
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình. 
Mặt trận
Chưa có Mặt trận 
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (Mặt trận dân chủ Đông Dương). 
Hình thức đấu tranh
Bí mật, bất hợp pháp. 
Hợp pháp, công khai, bán công khai. 
 * Giải thích: 
 - Hoàn cảnh lịch sử thay đổi so với trước. 
 - Mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành các chính sách vế tự do dân chủ và ân xá tù chính trị cho các nước thuộc đia.
 - Lợi dụng cơ hội này, Đảng ta chủ trương đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
3điểm 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
6 điểm
Câu 5
 Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Theo em Cộng đồng ASEAN thành lập có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? 
* Từ những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á vì:
- Năm 1984, Bru nây giành độc lập, tham gia và trở thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
- Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt. Xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN.
- Tháng 7- 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy.
- Tháng 9- 1997, Lào và Mi an ma tham gia.
- Tháng 4- 1999, Cam pu chia được kết nạp.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, 10 nước Đông Nam á đều đứng trong một tổ chức thống nhất. Các nước chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng thành thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam á thành một khu vực mậu dịch tự do. Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực.
=>Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam á.
* Cộng đồng ASEAN thành lập có tác động đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông: 
- Cộng đồng ASEAN thành lập, tạo điều kiện cho các quốc gia có tranh chấp chủ quyền, các quốc gia trong và ngoài khu vực đối thoại, thảo luận và thúc đẩy hòa bình, an ninh ở Biển Đông, do đó có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông
- Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền có điều kiện nâng cao năng lực, có thêm các cơ chế để hỗ trợ đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông.
3 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 6
 Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh. Tại sao nói “hòa bình, ổn định hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc”?
* Xu thế phát triển của lịch sử thế giới từ sau chiến tranh lạnh:
 + Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
 + Trật tự thế giới mới đang dần dần thiết lập: đa cực, nhiều trung tâm.
 + Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
 + Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng nhiều khu vực lại xẩy ra xung đột nội chiến...
 xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế.
* Thời cơ và thách thức:
 + thời cơ:.
 . Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác.
 . Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ.
 . Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa... 
 + Thách thức: 
 . Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn.
 . Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. Âm mưu mới của các thế lực phản động...
 . Nguy cơ tụt hậu, lạc hậu, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
3 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
* Ghi chú: Phần tư duy thí sinh có thể diễn đạt theo cách riêng, chỉ yêu cầu đáp ứng được nội dung cơ bản của ý hoặc ý tương đương.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_20152016.doc