Chuyên đề các nước châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai

doc 17 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6654Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề các nước châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề các nước châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Thông tin cá nhân.
- Tác giả chuyên đề: Hoàng Thị Mai Hoa
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Hội Hợp – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
2. Đối tượng.
- Học sinh giỏi lớp 9
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng/ tuần: 4 tiết
- Tổng số tiết: 6 tiết thực dạy và 8 tiết luyện đề = 14 tiết.
CHUYÊN ĐỀ CÁC NƯỚC CHÂU Á
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
I. Những nét chung về châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
 Với diện tích rộng lớn, dân số đông nhất thế giới. Trước chiến tranh thế giới hai, hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân.
Từ sau chiến tranh thế thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a.Sau đó, gần như suốt cả thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á. Các nước đế quốc cố duy trì ách thống trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau “ chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với hành động khủng bố dã man.
Tuy nhiên cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Từ sự phát triển nhanh chóng đó, nhiều người dự đoán rằng “ Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á” 
II. Ấn Độ
 Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn 
Nông nghiệp: Nhờ cuộc cách “cách mạng xanh”,Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người.
 Công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
III. Trung Quốc
1. Sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
a. Hoàn cảnh
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới ba năm (1946-1949) giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân đảng đã thua trận và phải rút chạy ra Đài Loan. Chiều ngày 1 tháng 10 năm 1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân Thủ đô Bắc Kinh trên Quảng Trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 
b. Ý nghĩa
Đối với Trung Quốc:
Cách mạng Trung Quốc thành công đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành; chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với thế giới:
Cách mạng Trung Quốc thành công đã làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á.
Cách mạng Trung Quốc thành công đã có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực.
2. Công cuộc cải cách – mở cửa (1978 đến nay)
a. Hoàn cảnh
Từ năm 1959-1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động toàn diện. Để đưa đất nước nhanh chóng vượt qua khó khăn do biến động của 20 năm lịch sử. Tháng 12 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế- xã hộicủa đất nước do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
b. Nội dung căn bản của đường lối cải cách
 	Chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
c. Thành tựu
*Kinh tế: Sau hơn 20 năm cải cách, mở cửa (1979-2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%, đạt giá 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới. Với chính sách mở cửa, tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD (tăng gấp hơn 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ USD).Cũng tính đến năm 1997, có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ; ở thành phố, từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
*Về đối ngoại: Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế. thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979); từ cuối những năm 80 (thế kỉ XX), bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ....., mở rộng quan hệ hữu nghị với hầu hết các nước trên thế giới (thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979).
Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999).
*Ý nghĩa: Những thành tựu đạt được là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn với Trung Quốc, khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới, góp phần củng cố sức mạnh và địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngược lại thế giới có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
IV. Nhật Bản
1.Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
a. Hoàn cảnh
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử của mình bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề; đồng thời xuất hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước, đó là: thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng, lạm phát nặng nề
b. Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản
Nhưng cũng ngay sau chiến tranh, dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các nước cải cách dân chủ được tiến hành như ban hành Hiến pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ; thực hiện cải cách ruộng đất(1946-1949); xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải giáp các lực lượng vũ trang; giải thể các công ti độc quyền lớn; thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước; ban hành các quyền tự do dân chủ.
Ý nghĩa: Những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
2. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
a. Thuận lợi
Nền kinh tế Nhật Bản dần được khôi phục và chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6-1950)- được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản. Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thư hai thế giới tư bản chủ nghĩa.
b. Thành tựu
Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD, bằng 1/ 17 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới- sau Mĩ (830 tỉ USD).
Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới- sau Thụy sĩ (29850USD).
Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961- 1970 là 13,5%.
Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới sau Pê-ru.
Kết quả là từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.
 	b.Nguyên nhân thành công
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đạivà chủ yếu là những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản. Đó là: 
Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật Bản – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản. Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Áp dụng những thành tựu kĩ thuật vào sản xuất.
Ngoài ra còn một số nhân tố khác như: Điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nhận được đơn đặt hàng béo bở của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, chi phí quân sự thấp(1%). 
c. Những khó khăn hiện nay
*Tình hình nền kinh tế:
Sau một thời kì phát triển liên tục, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau Chiến tranh thứ hai. 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục: những năm 1991- 1995 là 1,4% năm 1996 nhích lên 2%, nhưng đến năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998- âm 1,0%, năm 1991- âm 1,19 %. Nhiều công ty bị phá sản, ngân sách thâm hụt. Dư luận thế giới nhận xét rằng: “ Nước Nhât đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX”. Những biện pháp khắc phục của chính phủ đã không thu được kết quả như mong muốn.
*Nguyên nhân:
Nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác .
Có thế nói, sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản hơn nửa thập kỉ qua đã để lại sự kính nể của bạn bè thế giới. Bài học về khắc phục chiến tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển của Nhật là bài học quý giá đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Sau chiến tranh Nhật Bản là một nước bại trận, hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ “ Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật” theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được gia hạn vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào những năm 1996, 1997. Nhờ đó, trong thời kì “ chiến tranh lạnh”, Nhật Bản chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung sức vào phát triển kinh tế( trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4-5%, thậm chí có nước lên tới 20%).
Từ nhiều thập niên qua, các giới cầm quyền Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
V. Các nước Đông Nam Á
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực rộng 4,5 triệu km2, gồm 11 quốc gia, dân số 528 triệu người (năm 2000).
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu, Mĩ.
Tháng 8 năm 1945 ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.
Ngày 17-8-1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa In-đô-nê-xi-a. Ngày 19-8-1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tháng 8 năm 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12-10-1945, tuyên bố Lào là vương quốc độc lập có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai, Miến Điện và Phi-lip-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật.
Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-lip-pin(7-1946), Miến Điện(1-1948), Mã Lai(8-1957).
Như thế cho tới giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc.
Sin-ga-po giành quyền tự trị (1959), Bru-nây (1984). Đông Timo trở thành một quốc gia độc lập (5-2002).
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “ chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 năm 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á(viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực. Thái Lan và Phi-lip-pin tham gia tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.
Trong thời kì này, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.
Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.
2. Sự ra đời của tổ chức ASEAN
a. Hoàn cảnh
Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết lại với nhau.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA( viết tắt là ASEAN)đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nươc: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
	b. Mục tiêu
	Hội nghị đã ra bản Tuyên ngôn thành lập ASEAN, sau này đươc gọi là tuyên bố Băng Cốc, xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
	c. Nguyên tắc hoạt động
	Tháng 2-1976, Các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
	Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có kết quả
	Hiệp ước Bali mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa các nước thành viên và giữa ASEAN với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao và những chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao.
d. Thành tựu
	Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu- thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.
	Từ năm 1968 đến năm 1973, kinh tế Xin-ga-po hằng năm tăng khoảng 12% và trở thành “con rồng” châu Á. Từ năm 1965 đến năm 1983, ở Ma-lai-xi-a, tốc độ tăng trưởng là 6.3% mỗi năm. Trong những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao: từ năm 1987 đến năm 1990, tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 11,4%.
	e. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10” 
	Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN.
	Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “ chiến tranh lạnh” và vấn đề cam-pu-chia đã được giải quyết bằng việc kí kết Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (10-1991),tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li(1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực ĐNA. Tiếp đó, tháng 7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7-1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4-1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này.
	Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước ĐNA đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực ĐNA hòa bình, ổn đinh để cùng nhau phát triển phồn vinh.
 	Năm 1992, ASEAN quyết định thành lập một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) (1992); lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực (1993); chủ động đề xuất diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM); tích cực tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC); kí kết bản Hiến chương ASEAN (2007) nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN có vị thế cao hơn và hiệu quả hơn.
C. KIẾN THỨC MỞ RỘNG - NÂNG CAO
1. Quan hệ Việt Nam - ASEAN
Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-chia.
 Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách "đối đầu" sang ''đối thoại", hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "Muốn là bạn với tất cả các nước", quan hệ Việt Nam - ASEAN được cải thiện.
 Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong quan hệ Việt Nam - ASEAN và quan hệ khu vực.
 Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật và nó ngày càng được đẩy mạnh.
2. Những biến đổi của các nước ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ hai?
 Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu, Mĩ.
Tháng 8 năm 1945 ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.
Ngày 17-8-1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa In-đô-nê-xi-a. Ngày 19-8-1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tháng 8 năm 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12-10-1945, tuyên bố Lào là vương quốc độc lập có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai, Miến Điện và Phi-lip-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật.
Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-lip-pin(7-1946), Miến Điện(1-1948), Mã Lai(8-1957).
Như thế cho tới giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc.
 Biến đổi thứ hai: từ khi giành được được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn: Từ năm 1968 đến năm 1973, kinh tế Xin-ga-po hằng năm tăng khoảng 12% và trở thành “con rồng” châu Á, Xin-ga-po trở thành nước phát triển nhất trong các nước Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.Từ năm 1965 đến năm 1983, ở Ma-lai-xi-a, tốc độ tăng trưởng là 6.3% mỗi năm. Trong những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao: từ năm 1987 đến năm 1990, tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 11,4%.
Biến đổi thứ ba: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị v

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_BD_HSG_cac_nuoc_chau_a_sau_chien_tranh.doc