Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: lịch sử

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1237Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: lịch sử
PHÒNG GD-ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
 NĂM HỌC 2014 - 2015 
 Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu 1 (3,5đ): Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Tại sao người lại không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối trước đó mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới?
Câu 2 (6đ): Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX?
Câu 3 (5,5đ): Có ý kiến cho rằng : “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 4 (5đ): Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại đối với đời sống con người ? Con người đã có những giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại ?
  Hết..
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu
 Đáp án
 Điểm
Câu 1
* Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó:
- Các sĩ phu phong kiến mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến.
- Các sĩ phu tân học trẻ tuổi mong muốn của họ giải phóng dân tộc đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hoà.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “ Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc.
* Tại sao Người lại không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối trước đó mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới.
Người tuy khâm phục các bậc tiền bối nhưng không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối lựa chọn. Người đã nhận xét con đường cứu nước:
+ Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp không khác “ Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”...
+ Cụ Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách không khác gì xin giặc rủ lòng thương....
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
a. Bối cảnh lịch sử:
 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề về người và của...
 - Bên cạnh đó còn phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới.
- Bên ngoài, các nước đế quốc - đứng đầu là Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các nước XHCN.
- Tuy vậy, Liên Xô có thuận lợi: có được sự lãnh đạo của ĐCS và Nhà nước Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.
b. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Cụ thể:
- Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950):
 + Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng ( trước 9 tháng). Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.
 + Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
 + Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng CSVC - KT của CNXH và đã thu được nhiều thành tựu to lớn:
 + Về công nghiệp: bình quân công nghiệp tăng hàng năm là 9,6%. Tới những năm 50, 60 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm khoảng 20 % sản lượng công nghiệp thế giới. Một số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Vũ trụ, điện, nguyên tử
 + Về nông nghiệp: có nhiều tiến bộ vượt bậc.
 + Về khoa học - kĩ thuật: phát triển mạnh, đạt nhiều thành công vang dội: năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo Trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961 Liên Xô lại là nước đầu tiên phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất.
+ Về Quân sự: từ năm 1972 qua một số hiệp ước, hiệp định về hạn chế vũ khí chiến lược, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung, hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây.
+ Về Đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Sau khoảng 30 năm tiến hành khôi phục kinh tế, Đất nước Liên Xô có nhiều biến đổi, đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ổn định, trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
c. Ý nghĩa:
- Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
- Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng minh của chúng.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0.25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
Câu 3
* Giới thiệu khái quát về châu Á: (1,5 điểm) 
- Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực...
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn. 
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn. 
 * Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế: 
 - Ấn Độ: 
 + Sau khi giành được độc lập đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn 1 tỉ người .
 + Về công nghiệp : Các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi ; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
Trung Quốc: 
+ Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...
 + Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
Một số nước khác:
 + Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “ con rồng ở châu Á”.
+ Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.
+ Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.
* Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”... 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 4
a. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:
* Ý nghĩa: 
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của nhân loại.
- Mang lại những tiến bộ làm thay đổi cuộc sống con người.
* Tác động: 
- Tích cực: 
 + Cách mạng khoa học-kĩ thuật đó mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
 + Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động.
 + Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
 + Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở.
 + Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật...ngày càng quốc tế hoá cao.
- Tiêu cực:
	+ Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống.
	+ Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...
	+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...
c. Con người đã có những giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực đó:
 - Cùng nhau xây dựng môi trường xanh –sạch – đẹp ở mọi nơi, mọi lúc.
 - Cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại
- Bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0, 5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
KÝ DUYỆT CỦA BGH KÝ DUYỆT CỦA TỔ NGƯỜI RA ĐỀ
 Phạm Thanh Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_hsg_Tan_uoc.doc