Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn

doc 6 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 3489Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN.
(Đề thi gồm 01 trang) 	Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
	 	 ----------------------
Câu 1 (8,0 điểm).
 Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”.
	 Suy nghĩ của em về câu nói trên?	
Câu 2 (12,0 điểm). 
 M.Gocki đã từng nói: Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình yêu thương.
	Hãy làm rõ nhận định trên qua đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng và Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen.
------ Hết ------
Họ và tên thí sinh: ............................................................	SBD:.............
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN.
I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo phải nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học. Phải xem xét bài làm của học sinh trên các phương diện: kiến thức, kĩ năng, trình bày. Đánh giá cao những bài làm vừa bảo đảm tính khoa học, diễn đạt lưu loát, sáng tạo vừa thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý và nêu các thang điểm cơ bản. Theo đó, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, bảo đảm tính hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo phải dựa vào thực tế bài làm để xác định điểm một cách phù hợp.
- Cho điểm 20, chi tiết đến 0,5 điểm
II. Hướng dẫn chi tiết:
Câu
 Yêu cầu 
 Điểm
 1
* Về hình thức:
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống.
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Bài viết ngắn gọn, cô đúc.
* Về kĩ năng: 
- Biết lập luận; lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, xác đáng, logic, có tính thuyết phục.
- Diễn đạt lưu loát, biểu cảm, sáng tạo...
* Về nội dung: 
-Đây là một đề nghị luận xã hội, bằng những hiểu biết của mình trong cuộc sống thí sinh có thể vận dụng nhiều phương thức biểu đạt, nhiều thao tác nghị luận khác nhau, miễn là đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: 
 1. Giải thích:
-Kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. 
-“Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ. 
-> Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: một kỳ quan tuyệt hảo nhất, một kì quan vĩ đại nhất trong cả không gian vũ trụ mà không một kỳ quan nào sánh bằng. 
2. Cảm nhận, suy nghĩ:
-Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con: mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn, gần gũi, chia sẻ những buồn vui với con, lo lắng, che chở, bảo vệ cho con, dõi theo con từng bước trong cuộc đời, những lúc con vấp ngã trên đường đời, mẹ vẫn sẵn sàng là bờ vai cho con nương tựa,.sẵn sàng hy sinh cho con tất cả mà không hề toan tính ) 
- Thật may mắn, hạnh phúc cho những ai đang còn mẹ bên cạnh. Và thật xót xa cho những ai phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Mất mẹ là một mất mát lớn nhất của đời người.
- Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình. Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ. Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ .
- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán.
3. Đánh giá và bài học cuộc sống:
- Câu nói của Bersot hoàn toàn đúng.
- Đó là lời khẳng định, ngợi ca và tôn vinh sự cao đẹp của tình mẫu tử: Tình cảm ấy chính là bệ đỡ nâng, là hành trang tinh thần quý giá, thiêng liêng, là nơi xuất phát điểm và cũng là chốn về sau cùng của mỗi người trong cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, những hành động, việc làm đúng mực của mình để góp phần làm tỏa sáng giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử trong tâm hồn và cuộc sống bản thân.
 - Câu nói của Bersot cũng là lời thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình 
8.0
2.0
4.0
2.0
Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.
2
 * Về hình thức:
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận văn học.
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
* Về kĩ năng: 
- Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Xác lập luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
- Diễn đạt lưu loát, biểu cảm, sáng tạo...
* Về kiến thức:
 1. Nêu được ý nghĩa của câu nói:
 -Bắc cực là nơi lạnh giá nhất, nhưng cái lạnh tự nhiên ấy dễ vượt qua, không đáng sợ vì có thể bù đắp khỏa lấp và ở đó vẫn tồn tại sự sống, còn cái lạnh do thiếu vắng tình thương là cái lạnh của sự băng giá của trái tim, đó là điều đáng sợ nhất bởi con người ta thiếu tình cảm sẽ cô đơn, lạc lỏng, lẻ loi, bơ vơ.
 - Từ đó M.Gooc-ki khẳng định giá trị của tình yêu thương-nó có thể sưởi ấm và xua tan mọi cô đơn giá lạnh, nó có thể làm con người trở nên người hơn.
2.Chứng minh:
*“Trong lòng mẹ”:
 -Bé Hồng sống với bà cô độc ác, tàn nhẫn, tâm địa xấu xa.Cuộc sống của những người bà con bên nội nhiều tiền nhưng ít tình nghĩa trở nên tẻ nhạt, bất hạnh, tâm hồn xơ cằn, lạnh giá, vô cảm với những người xung quanh đã gây tội ác cho đứa cháu bơ vơ thật đáng sợ: Bé Hồng thương mẹ mà phải nghe những lời nói xấu về mẹ, kính trọng mẹ mà bị xúi giục ruồng rẫy, khinh rẻ mẹ.
*“Cô bé bán diêm” :
 - Em sống thiếu tình thương. Em không có bất kì chỗ dựa tinh thần nào, bị bủa vây bởi sự cô độc. Vì thế trong đêm giao thừa em bị đẩy vào cảnh chơ vơ, khốn khó. Đó là điều vô cùng đáng sợ (chứng minh).
 -Khủng khiếp hơn là trong đêm giao thừa - khi mà người ta quây quần, sum vầy bên gia đình để hưởng niềm hạnh phúc tối thiểu của con người thì em chết vì đói, vì rét, vì xã hội kim tiền đói khát tình thương .Sáng hôm sau- sáng ngày mồng một tết, mọi người thờ ơ, trái tim họ băng giá trước cái chết thương tâm của em bé.
 Cái chết thương tâm của em bé là bi kịch của số phận nghèo hèn và xã hội thiếu tình người.
-Thông qua những số phận bất hạnh các tác giả đã:
 +Tái hiện chân thực bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam cũng như xã hội Đan Mạch : nhiều số phận cay cực,khốn cùng, đáng thương .
 +Đồng thời tác giả tố cáo nghiêm khắc xã hội thiếu tình người, lên tiếng bênh vực cho những số phận bất hạnh và đã sưởi ấm cho họ bằng suối nguồn tình thương của trái tim
 mình - qua ngòi bút hiện thực thấm đẫm tinh thần nhân đạo cao cả (chứng minh ở “Cô bé bán diêm”: thông qua việc xây dựng những mộng tưởng và thông qua việc miêu tả cái chết mang chất thơ làm giảm nhẹ sự đau buồn, bi kịch của cái chết đồng nghĩa với sự giải thoát, em bé được thoát khỏi hiện thực phủ phàng của một xã hội kim tiền đói khát tình thương, em bé được gặp bà, được trở về thế giới tình thương. “Trong lòng mẹ”: tâm hồn non nớt đáng thương của bé Hồng vẫn kiên cường thể hiện sự bất khuất: thương mẹ, kính trọng mẹ, sẵn sàng bảo vệ mẹ bằng tấm lòng hiếu thảo của đứa con).	
 + Khẳng định cái lạnh của thiên nhiên dẫu khắc nghiệt đến mấy cũng không thể khủng khiếp bằng cái lạnh của thiếu tình người.Chỉ có tình người mới có thể làm con người trở nên người hơn, mới làm cho con người được sống tốt đẹp hơn.
 ->Từ đó gửi đến người đọc thông điệp: Hãy yêu thương và quan tâm tới trẻ em, dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
3. Đánh giá: 
 - Câu nói của M.Gocki hoàn toàn đúng, là bài học cuộc sống sâu sắc, có ý nghĩa với mọi thời đại. Câu nói ấy cùng với bức thông điệp mà nhà văn Nguyên Hồng và nhà văn An-đéc-xen gửi gắm hướng chúng ta một cách sống đẹp: cần sống nhân hậu, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm ý nghĩa, bởi con người không thể sống thiếu tình thương..
 -Liên hệ: biết yêu thương và trân trọng tình yêu thương bởi chỉ có tình yêu thương mới đem lại hạnh phúc đích thực cho mỗi một con người.
12
2.0
8.0
2.5
2.5
3.0
2.0

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn.doc