Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Bình Minh

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2183Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn - Trường THCS Bình Minh
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI.
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
KÌ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN 
LỚP 9
 NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: NGỮ VĂN.
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm)
Phân tích nghệ thuật tả cảnh độc đáo của Nguyễn Du trong các câu thơ:
 “ Ngày xuân con én đưa thoi,
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
 Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
 (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
Câu 2 (6,0 điểm)	
	Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
	Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
	- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
	Cây sồi từ tốn trả lời:
	- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
 (Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011)
Câu 3 (10 điểm).
“Anh bộ đội Cụ Hồ, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca”. Từ hiểu biết về hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên.
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI.
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
KÌ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN 
LỚP 9
 NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: NGỮ VĂN.
Thời gian làm bài: 150 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG 
 - Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Điểm toàn bài là tổng số điểm của ba câu, không làm tròn số, có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75...đến tối đa là 20.
- Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
 Câu 1: (4đ)
* Hình thức: Yêu cầu viết dưới dạng một bài văn nhỏ hoặc đoạn văn: 0.5đ.
 * Nội dung và nghệ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Bằng nghệ thuật đảo ngữ, các phối màu hài hòa nhẹ nhàng đến mức tuyệt diệu, kết hợp với sử dụng từ ngữ điêu luyện1,0đ.
 - Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng, sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình, mang tính đặc tả: cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng1,5đ
 - Bằng vài nét chấm phá bức tranh xuân hiện lên thật khoáng đạt, trong tréo, nhẹ nhàng, tươi mát, sinh động, có hồn chứ không tĩnh nặng. Ẩn sau vần thơ đó là một tâm hồn nhạy cảm, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết của tác giả. 1,0đ
Câu 2 (6,0 điểm)
Nội dung yêu cầu
Điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lí. 
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây)
* Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh
-Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. 
1,0
* Bài học giáo dục từ câu chuyện.
 - Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây)
- Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi) 
Lưu ý: Trong quá trình lập luận học sinh nên có dẫn chứng về những tấm gương dũng cảm, không gục ngã trước hoàn cảnh để cách lập luận thuyết phục hơn.
1,5
1,5
 * Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện:
 + Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống.
1,0
 + Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.
1,0
Câu 3 (10 điểm)
Yêu cầu chung:
- Học sinh xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định.
- Bố cục phải rõ ràng, chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
Yêu cầu cụ thể:
1.Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy, ấn tượng, khái quát được vấn đề (1,0đ)
2. Thân bài
- Làm sáng tỏ được hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ từ cuộc đời thật đi vào thơ ca (8đ)
+ Từ cuộc đời thật:
. Là những người xuất thân từ những làng quê nghèo (Đồng chí), là mọi tầng lớp giai cấp xung phong ra trận (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)... tất cả đều có thật, gần gũi, quen thuộc.1,0đ
. Họ từ biệt làng quê, ruộng đồng, mái trường, xí nghiệp để bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.1,0đ
. Ở chiến trường họ gặp những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn nhưng người lính lạc quan, yêu đời, và nhờ tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn.1,0đ
. Anh bộ đội Cụ Hồ có tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.1,0đ
+ Đi vào thơ ca.
. Chính những hình ảnh giản dị, chân thực ấy của người lính đã tạo nên cảm hứng cho nhà thơ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật.. 1,0đ
. Các tác giả đã đưa người lính từ cuộc đời thật đi vào thơ ca (DC và phân tích) 2,0đ
. Hai bài thơ đã trở thành hai bức tượng đài của anh bộ đội Cụ Hồ trong hai thờ kì lịch sử vẻ vang của dân tộc.1,0đ
3 Kết bài:
Khái quát lại vấn đề và nêu cảm xúc suy nghĩ của bản thân. 1,0đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_van_9_BM.doc