Đề tham khảo học kì II Lịch sử lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Cao Vân

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 343Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo học kì II Lịch sử lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Cao Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo học kì II Lịch sử lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Cao Vân
PHÒNG GD VÀ ĐT DUY XUYÊN ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ II ( 2013-2014)
TRƯỜNG THCS TRÂN CAO VÂN Môn : Lịch sử - Lớp 7
 Thời gian: 45 phút
A/ Trắc nghiệm: ( 3đ)
I/ Chọn 1 phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi( vd: 1. A; 2.B)( 1đ)
Câu 1: Bộ luật tiến bộ, hoàn thiện nhất nước ta thời phong kiến là:
A. Luật Hình thư B. Quốc triều hình luật C. Luật Hồng Đức D. Luật Gia Long.
Câu 2:Từ thời vua Lê Thánh Tông, cả nước được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên, đạo thừa tuyên thứ 13 có tên là gì?
A. Nghệ An; B.Thanh Hóa; C. Quảng Nam; D.Trung Đô(Thăng Long).
Câu 3:Chữ viết mà vua Quang Trung đã dùng để làm chữ viết chính thức của nhà nước là?
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Quốc Ngữ. D. Chữ La-tinh.
Câu 4:Trận thắng quyết định kết thúc thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là?
A. Trận Rạch Gầm- Xoài Mút. B. Trận Ngọc Hồi- Đống Đa.
C. Trận Tốt động- Chúc Động. D. Trận Chi Lăng- Xương Giang.
II/ Chọn 2 phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi (vd:1A,B; 2.C,D) ( 1đ)
Câu1: Tình hình chính trị của triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI như thế nào?
A. Vua, quan chăm lo việc nước.	
B. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.
C. Quan lại địa phương chăm lo đến đời sống nhân dân.	
D.Vua quan ăn chơi sa đoạ, nhân dân đói khổ lầm than.
E. Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
Câu2: Trong các nhân vật sau đây, những ai là danh nhân văn hóa thời Lê sơ?
A.Lê Lợi, Nguyễn Trãi B. Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh. 
C.Trần Hưng Đạo, Lê Lợi; D. Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
E. Lý Thường Kiệt, Ngô Sĩ Liên.
III/ Chọn ý cột A nối với ý cột B sao cho thích hợp và ghi ra giấy thi: (1đ)
Cột A ( Thời gian)
Cột B ( Sự kiện)
1/ Năm 1789
A. Nguyễn Huệ đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
2/ Năm 1785
B. Lật đổ chính quyền Vua Lê-chúa Trịnh. 
3/ Năm 1777
C. Vua Quang Trung từ trần.
4/ Ngày 16/9/1792
D. Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa, Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh.
E. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
B/ Tự Luận: (7đ)
Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (2đ).
Câu 2: Chiến tranh phong kiến Trịnh- Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào? (1đ)
Câu 3: So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của thời Lý- Trần và thời Lê sơ? ( 2đ)
Câu 4: Tại sao Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc? Hãy đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?(2đ)
.Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN THAM KHẢO HỌC KÌ II ( 2013-2014)
 DUY XUYÊN Môn : Lịch sử - Lớp 7
 Thời gian: 45 phút
A.TRẮC NGHIỆM: (3điểm)
I.Chọn 1 phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi: ( 1 điểm)
 Câu 1
 Câu 2
 Câu 3
 Câu 4
 C
 C
 B
 D
II.Chọn 2 phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi: (1 điểm) 
 Câu 1
 Câu 2
 B và E
 B và D
* Lưu ý : Nếu học sinh chọn 01 hoặc 03 phương án trả lời thì không cho điểm. Chọn 02 
 phương án mà 01 đúng 01 sai thì cho 0.25đ. 
III. Chọn ý cột A nối với ý cột B sao cho thích hợp và ghi vào giấy thi : (1điểm)
 1
 2
 3
 4
 D
 A
 E
C
B/ TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: ( 2đ)
- Nguyên nhân:
 + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc. ( 0.25đ)
 + Nhờ sự đoàn kết của tất cả các tầng lớp nhân dân, và sự hăng hái tham gia cuộc khới nghĩa, sự ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt cho nghĩa quân.( 0.5đ)
 + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. (0.25đ)
- Ý nghĩa: 
 + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. (0.5đ)
 + Mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc- Thời Lê sơ ( 0.5đ)
Câu 2: Chiến tranh phong kiến Trịnh- Nguyễn đã dẫn đến hậu quả (1đ)
- Đất nước bị chia cắt kéo dài ( 0.5đ)
 + Đàng ngoài: “ vua Lê- chúa Trịnh”
 + Đàng trong: Chúa Nguyễn. 
- Nhân dân khổ cực triền miên.- Xã hội và kinh tế bị kìm hãm lâu dài. (0.5đ)
Câu 3: So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của thời Lý- Trần với thời 
Lê-sơ (2đ)
 - Giống nhau: Cả hai đều bảo vệ quyền lợi nhà vua và giai cấp thống trị ( 0.5đ)
 - Bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp ( 0.5đ)
 - Khác nhau:+ Luật pháp thời Lê Sơ hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ hơn. ( 0.5đ)
 + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của Phụ nữ. ( 0.5đ)
Câu 4: ( 2đ)* Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc vì:
 - Tạo sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước.( 0.25đ)
 - Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta. ( 0.5đ)
 - Cho quân Thanh biết đất nước ta có chủ quyền, có Hoàng đế. ( 0.25đ)
*Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc .
 - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê ( 0.25đ).
 - Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia ( 0.25đ)
 - Đánh tan quân xâm lược Xiêm; Thanh bảo vệ độc lập dân tộc, lãnh thổ quốc gia ( 0.5đ)
.........................................Hết..................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO HK II ( 2013-2014)
 DUY XUYÊN Môn : Lịch sử - Lớp 7
 Thời gian: 45 phút
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Chương IV:Nước Đại Việt từ TK XV- TK XVI Lê sơ
- Danh nhân văn hoá.
-Luật Hồng Đức
- Đạo thừa tuyên thứ 13 là Q/ Nam.
 - Trận Chi Lăng - Xương Giang
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghiã lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của pháp luật thời Lê sơ với thời Lý- Trần.
Số câu
Số điểm
 TL %
2 câu
0,75đ
7,5%
2 câu
0,5đ
5%
1 câu
2đ
20%
1 câu
2.0đ
20%
6 câu
5.25đ
52,5%
II Nước Đại Việt thế kỉ XVI- XVIII
-Tình hình chính trị triều Lê.
- Hậu quả chiến tranhTrịnh- Nguyễn.
- Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn.
- Chữ Viết thời Quang Trung.
-Ngày mất Quang Trung
-Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm.
- Trận Ngọc Hồi- Đống Đa
- Ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc.
- Cống hiến của phong trào Tây Sơn
Số câu
Số điểm
 TL%
4câu
1,25đ
12,5%
1 câu
1đ
10%
2câu
0,5đ
5%
1 câu
2,0đ
20%
8 câu
4,75đ
47,5%
Tổng số câu
- Điểm
Tỉ lệ %
7 câu
3đ
30%
5 câu
3đ
30%
 1 câu
2.0đ
20%
1 câu
2,0đ
20%
14 câu
10,0đ
100%

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THAM_KHAO_HOC_KI_II_20132014.doc