Đề thi học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Lịch sử – Khối lớp 7 - Đề A

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1012Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Lịch sử – Khối lớp 7 - Đề A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Lịch sử – Khối lớp 7 - Đề A
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI LỚP 7
Thời gian làm bài: 60 phút 
 ĐỀ A
 ĐỀ CHÍNH THỨC
I/ TRẮC NGHIỆM (3Đ) Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ
1. Lãnh địa phong kiến là gì?
Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc bỏ công sức ra khai hoang
 Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc mua rẻ được
Những công xã nông thôn có qui mô lớn
Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được và biến thành khu đất riêng của mình
2. Ai là người đầu tiên đi vòng quanh trái đất
 A. Ma-gien-lăng B. Đi-a-xơ C. Cô-lôm-bô D. Va-xcô đờ Ga-ma 
3. Bắt đầu từ triều đại nào thì Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?
 A. Minh B. Tần C. Thương D. Đường
4. Điều kiện nào dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu:
 A. Sự ra đời của công trường thủ công B. Đồn điền rộng lớn các trang trại được lập nên
 C. Lập các công ty thương mại 	 D. Có nguồn vốn tích lũy ban đầu lớn
5. Ngô Quyền lên ngôi vua vào năm nào?
 A. 938 B. 939 C. 944	D. 1010
6. Công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần có ý nghĩa gì?
 A. Tạo điều kiện cho Doanh Chính lập nhà Tần
 B. Chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc
 C. Chế độ phong kiến suy yếu ở Trung Quốc
 D. Chấm dứt thời kì chiến tranh loạn lạc ở Trung Quốc
7. Quân đội Việt Nam được tuyển chọn theo chủ trương nào ?
 A. Quân phải đông nước mới mạnh
 B. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ
 C. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông
 D. Quân đội phải văn võ song toàn
8. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:
 A. Hình Thư B. Hoàng Việt luật lệ C. Quốc triều hình luật D. Hình luật
9. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
 A. Chớp lấy thời cơ để tiêu diệt toàn bộ quân Tống
 B. Thừa thắng xông lên, tiến đánh quân Tống ở bên kia biên giới
 C. Thương lượng, đề nghị giảng hòa
 D. Tạm thời ngưng chiến để quân Tống chủ động rút về nước
10. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
 A. Muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc
 B. Khẳng định năng lực của mình
 C. Không muốn bắt chước Ngô Quyền
 D. Khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc
11. Tại sao nhà Lý chỉ cho thương nhân nước ngoài buôn bán ở vùng biên giới và hải đảo?
 A. Đề phòng âm mưu xâm lược của kẻ thù
 B. Nơi đây thuận tiện cho thuyền bè qua lại
 C. Là nơi buôn bán tấp nập sầm uất
 D. Có vị trí tự nhiên thuận lợi
12. Việc đặt tên nước là Đại Việt có ý nghĩa gì?
 A. Khẳng định nước ta có độc lập, chủ quyền
 B. Nước ta là một nước Việt lớn có độc lập, chủ quyền, ngang hàng với Trung Quốc
 C. Nước ta thoát khỏi sự lệ thuộc cùa Trung Quốc
 D. Địa vị của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ )
 Câu 1: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu những đặc điểm chính về tổ chức và hoạt động của nền kinh tế lãnh địa? (3đ)
 Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất? (3đ )
 Câu 3: Hãy cho biết biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước? (1đ)
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI LỚP 7
Thời gian làm bài: 60 phút 
 ĐỀ B ĐỀ B 2
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
I/ TRẮC NGHIỆM (3Đ) Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ
 1. Vị vua nước ta đầu tiên xưng “Hoàng đế” là ai?
 A. Ngô Quyền B. Lê Hoàn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Lý Công Uẩn
 2. Tên kinh thành Thăng Long gắn với vị vua nào dưới đây?
 A. Lý Thánh Tông B. Lý Thái Tổ C. Lý Thái Tông D. Lý Nhân Tông
 3. Nhà y dược học lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu nhiều loại cây cỏ trong nước để chữa bệnh cho nhân dân. Ông là ai:
 A. Tuệ Tĩnh B. Lê Hữu Trác C. Phan Phu Tiên D. Phạm Sư Mạnh
 4. Việc nhà Lý ban hành bộ luật đầu tiên có ý nghĩa gì?
 A. Bảo vệ và củng cố vương triều nhà Lý 
 B. Phát triển kinh tế văn hóa và ổn định xã hội
 C. Xây dựng đất nước hùng mạnh
 D. Cả A, B, C
 5. Việc nhà Đinh đặt quốc hiệu, niên hiệu riêng mà không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
 A. Ý thức tự lập, tự cường	 C. Ý chí bất khuất
 B. Tinh thần yêu nước	 D. Không sợ Trung Quốc nữa
 6. Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
 A. Đề chuẩn bị tốt hơn cho cuộc kháng chiến
 B. Xin ý kiến của các bô lão
 C. Thể hiện lòng quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Lý
 D. Động viên nhân dân kháng chiến
7. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến Phương tây là gì?
 A. Nông nghiệp dóng kính trong công xã B. Nông nghiệp đóng kính trong lãnh địa
 C. Nông nghiệp D. Thủ công nghiệp
 8. Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế trong hoàn cảnh nào?
 A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn
 B. Các quan trong triều ủng hộ Lê Hoàn 
 C. Do nhà Đinh nhường ngôi
 D. Đinh Tiên Hoàn mất, Đinh Toàn còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta
 9. Tại sao Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa? 
 A. Sợ mất lòng nhà Tống
 B. Để bảo toàn lực lượng
 C. Muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng
 D. Đảm bảo mối quan hệ giữa hai nước và là truyền thống của dân tộc
 10. Nền kinh tế của lãnh địa mang tính chất?
 A. Hàng hóa sản xuất ra vừa dùng vừa buôn bán B. Tự cung tự cấp 
 C. Lệ thuộc vào thành thị D. Trao đổi với lãnh địa xung quanh
 11. Những thành tựu về khoa học-kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến là:
 A. Nghề in, làm giấy, la bàn, thuốc súng C. Đúc vũ khí, thuốc súng 
 B. Làm gốm, la bàn, thuốc súng D. Nghề in, đóng tàu 
 12. Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ đâu ?
 A. Tên một ngọn núi B. Tên một vùng biển C. Tên một dòng sông D. Tên một con người
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Trình bày cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến? (3đ)
Câu 2: Nhà Lý được thành lập như thế nào? (3đ)
Câu 3: Ở thời kì Trung Đại, nền kinh tế thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa? (1đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: SỬ KHỐI 7
Năm học 2016 - 2017
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3Đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐỀ A
B
D
D
B
A
C
C
B
A
D
A
C
ĐỀ B
C
B
A
D
A
C
B
D
D
B
A
C
II. PHẦN TỰ LUẬN (7Đ) 
 1/ Trình bày theo nội dung bài học (3đ)
 2/ Trình bày theo nội dung bài học (3đ)
 3/ - Nền kinh tế trong thành thị là nền kinh tế tự sản xuất và buôn bán, gọi là kinh tế hàng hóa. (0.5đ)
Nền kinh tế trong lãnh địa là nền kinh tế sản xuất để tiêu dùng, gọi là nền kinh tế tự
nhiên, tự cung, tự cấp. (0.5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docSỬ 7( THI).doc