Đề ôn thi Vật lí lớp 12 - Đề số 6 - Nguyễn Thành Nhơn

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi Vật lí lớp 12 - Đề số 6 - Nguyễn Thành Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi Vật lí lớp 12 - Đề số 6 - Nguyễn Thành Nhơn
ĐỀ ÔN TẬP SỐ: 06
Họ và tên :....................................................................Trường:THPT.....................................................................
Câu 1: Một con lắc đơn gồm một dây kim loại nhẹ có đầu trên cố định, đầu dưới có treo quả cầu nhỏ bằng kim 
loại. Chiều dài của dây treo là l=1m.  Kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân bằng một góc 0,1rad rồi thả nhẹ để vật dao động điều hoà. Con lắc dao động trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc, biết B=0,5T, lấy g = 9,8 m/s2. Suất điện động hiệu dụng xuất hiện giữa hai đầu dây kim loại là:	A.  0,1106 V	B.  1,565V	C.  0,0783V	D.  0,0553 V
Câu 2: Cuộn thứ cấp của một máy biến áp có 110 vòng dây. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp điện áp xoay chiều 
có giá trị hiệu dụng bằng 220V thì điện áp đo được ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở bằng 20V. Bỏ qua các hao phí trên máy. Số vòng dây cuộn sơ cấp là
	A. 40 vòng	B. 1210 vòng	C. 10 vòng	D. 121 vòng
Câu 3: Chiều dài của con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà biến đổi từ 30 cm đến 40 cm. Độ cứng 
của lò xo là k=100N/m và khi lò xo có chiều dài 38 cm thì lực đàn hồi tác dụng vào vật bằng 10N. Độ biến dạng lớn nhất của lò xo là:	A.  7 cm	B.  10 cm	C. 5 cm	D.  12 cm
Câu 4: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm gồm hai cặp cực và phần ứng gồm hai cặp cuộn dây 
mắc nối tiếp. Suất điện động hiệu dụng của máy là 220V và tần số 50Hz. Cho biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 4mWb. Số vòng dây của mỗi cuộn trong phần ứng
	A. 248 vòng	B. 31 vòng	C. 62 vòng	D. 124 vòng
Câu 5: Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha, 
cùng biên độ a, tần số 20Hz, cách nhau 10cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước 30cm/s, coi biên độ song không đổi trong quá trình truyền. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ a trên đoạn CD là:	A. 5	 B. 6	 C. 12	D. 10
Câu 6: Một đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp gồm biến trở, cuộn cảm thuần và tụ điện. Đặt vào hai đầu mạch 
điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V và tần số không thay đổi. Điều chỉnh R=R1 hoặc R=R2 thì công suất tiêu thụ của mạch như nhau, biết R1+R2=121Ω. Công suất tiêu thụ của mạch ứng với hai giá trị của biến trở khi đó là:	A. 121W	B. 400W	C. 800W	D. 440W
Câu 7: Con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có k=100 N/m, vật m=400g. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng 
một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ=5.10-3. Xem chu kỳ dao động không thay đổi trong quá trình dao động, lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1,5 chu kỳ đầu tiên là:	A. 23,88cm	B. 23,28cm	C. 23,64cm	D. 24cm
Câu 8: Gọi M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ 2 mm, dao động 
của phần tử tại N ngược pha với dao động của phần tử tại M, với MN=NP/2=1cm. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,04s sợi dây có dạng một đoạn thẳng, lấy p = 3,14. Tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi qua vị trí cân bằng là: A.157mm/s B.314mm/s C.750mm/s D.375mm/s
Câu 9: Một đường dây tải điện xoay chiều một pha từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 3km. Dây dẫn được 
làm bằng nhôm có điện trở suất ρ=2,5.10-8 Ωm và tiết diện ngang S=0,5 cm2. Điện áp và công suất tại trạm phát điện A là 12,5kV-540kW, hệ số công suất của mạch điện là cosφ=0,9. Hiệu suất truyền tải điện là:	A. 98,72%	B. 99,36%	C. 98,96%	D. 99,48%
Câu 10: Vật dao động điều hòa có vmax=3m/s và gia tốc cực đại bằng amax=30π m/s2.Thời điểm ban đầu vật có 
vận tốc v=1,5m/s và thế năng đang tăng. Thời điểm vật có gia tốc bằng a=15π m/s2 là:
	A.  0,15 s	B.  0,20 s	C.  0,183 s	D.  0,05 s
Câu 11: Một vật dao động điều hòa với biên độ . Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong 1/6 chu kì dao 
động của nó là:	A. A/2.	B. A(2-)/2.	C. A/2.	D. A
Câu 12: Hai vật dao động điều hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương trình dao động của các vật lần 
lượt là x1=A1cos(ωt)cm và x2=A2sin(ωt)cm. Biết 16x12+9x22=242 cm2. Tại thời điểm t, vật thứ nhất đi qua vị trí có li độ x1=-3cm, có vận tốc v1=18cm/s. Khi đó vật thứ hai có vận tốc là
	A.-24cm/s.	B. 24 cm/s	C. 8cm/s.	D. 4cm/s.
Câu 13: Một nguồn phát âm N (nguồn điểm), phát sóng âm đều theo mọi hướng; môi trường không hấp thụ âm. 
Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường thẳng qua nguồn, cùng một phía so với nguồn. Biết AB=3NA và mức cường độ âm tại A là 52dB, thì mức cường độ âm tại B là
	A. 46dB	B.12dB	C.36dB	D. 40dB
Câu 14: Một vật dao động điều hòa với tần số f=1Hz. Biết tại một thời điểm nào đó vật có li độ 3cm và đang 
chuyển động theo chiều dương thì sau đó 0,25 s vật có li độ là 4 cm. Tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian đó là:	A. 12 cm/s.	B. 4 cm/s.	C. 5 cm/s.	D. 16 cm/s.
Câu 15: Cho đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm cuộn dây và tụ điện. Gọi M là điểm giữa cuộn dây và tụ. Đặt vào 
hai đầu AB một điện áp xoay chiều uAB=60cos100πt(V) thì đo được UAM=UMB=60V. Hệ số công suất của đoạn mạch là:
	A. /2	B. 1/2	C. 1/3	D. /2
Câu 16: Một vật khối lượng M=600g được treo trên trần nhà bằng một sợi dây không dãn. Phía dưới vật M có 
gắn một lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m, đầu còn lại của lò xo gắn vật m=200g. Lấy g=10m/s2. Biên độ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng của m tối đa để dây treo không bị chùng là
	A. 8cm	B. 6cm	C. 2cm	D. 4cm
Câu 17: Hai nguồn sóng nước A và B cùng pha cách nhau 12cm đang dao động điều hoà vuông góc với mặt 
nước có bước sóng là 1,6cm. M là một điểm cách đều 2 nguồn một khoảng 10cm, O là trung điểm AB, N đối xứng với M qua O. Số điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn MN là
	A. 4	B. 6	C. 2	D. 8
Câu 18: Một đoạn mạch xoay chiều AB được mắc theo thứ tự: cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được, 
điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Gọi M là điểm giữa cuộn dây và điện trở thuần. Người ta dùng vôn kế lý tưởng đo điện áp hai đầu đoạn mạch AB được 120V, điện áp đoạn mạch MB được 160V và chúng lệch pha nhau p/2 rad. Mạch điện lúc đó có
	A. UC max=200V.	B.UL max=200V.	C. UL max=150V.	D. UC max=150V.
Câu 19: Một vật dao động điều hòa với phương trình x=Acos(4πt+φ)cm. Li độ dao động của vật tại thời điểm t1 
là x1=-4cm thì vận tốc của vật tại thời điểm t2=t1+0,125 (s) là:
	A.-16π cm/s	B.-8π cm/s	C. 16πcm/s	D. 8π cm/s
Câu 20: Một động cơ không đồng bộ ba pha mắc theo kiểm hình sao được nối vào mạch điện ba pha có điện áp 
pha UP=220V. Công suất tiêu thụ của động cơ là 3,3kW, hệ số công suất của động cơ là /2. Cường độ dòng điện cực đại chạy qua mỗi cuộn dây của động cơ là:
	A. 5,77 A	B. 10 A	C. 10 A	D. 30 A
Câu 21: Một vật dao động điều hòa với phương trình x=Acosωt. Tỉ số giữa tốc độ trung bình với vận tốc trung bình của 
chất điểm trong khoảng thời gian 3T/4 đầu tiên là
	A. 1.	B. -3.	C. 2.	D. 3.
Câu 22: Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song liền kề có cùng gốc tọa độ với phương trình lần 
lượt x1=A1cosωt. và x2 =A2sinωt.. Khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm là
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 23: Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước S1, S2 dao động lần lượt với phương trình u1=Asinωt; u2=Acosωt 
khoảng cách giữa hai nguồn S1S2=7λ. Điểm M gần nhất trên trung trực của S1S2 dao động cùng pha với S1 cách S1 một khoảng bằng
	A. 33λ/8	B. 35λ/8	C. 29λ/8	D. 31λ/8
Câu 24: Đặt điện áp u=100cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp có R=50Ω, cuộn cảm 
thuần L=1/π H và tụ điện C=2.10-4/π F. Công suất tức thời trên đoạn mạch có giá trị cực đại bằng
	A. 200 W	B. 120,7 W	C. 100 W	D. 241,4 W
Câu 25: Con lắc đơn với vật nặng có khối lượng M treo trên dây thẳng đứng đang đứng yên. Một vật nhỏ có 
khối lượng m=M/4 có động năng W0 bay theo phương ngang đến va chạm vào vật M, sau va chạm hai vật dính vào nhau thì sau đó hệ dao động điều hòa. Năng lượng của hệ dao động là
	A. 4W0/5	B. W0/5	C. W0/4	D. W0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_on_HS_khagioi.doc