Chuyên đề: Hiện tượng tán sắc ánh sáng vật lí 12

docx 9 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4808Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Hiện tượng tán sắc ánh sáng vật lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Hiện tượng tán sắc ánh sáng vật lí 12
Tỉnh/TP:ĐĂK NÔNG
CHUYÊN ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG
VẬT LÍ 12
I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề
Ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là một trong những bằng chứng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là một hiện tượng vật lí xảy ra khá gần gũi với đời sống, ví dụ như hiện tượng cầu vồng, . . . 
Trong chương trình vật lý THPT hiện nay: hiện tượng tán sắc ánh sáng được trình bày gói gọn trong một bài học thông qua các thí nghiệm của NewTon, hiện tượng tán sắc đến với học sinh chưa gần gũi với các hiện tượng diễn ra trong thực tiễn đời sống, chưa tạo điều kiện tốt cho học sinh phát triển các năng lực như năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn; năng lực đặt ra câu hỏi về một sự kiện vật lý xảy ra trong tự nhiên. Thông qua chuyên đề này học sinh giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng và các hiện tượng có liên quan.
II. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề
Nội dung 1: Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính (Hoặc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt) chùm sáng bị phân tách thành chùm sáng có màu sắc khác nhau. 
Nội dung 2: Ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc:
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số ánh sáng đơn sắc, có màu biến thiên liên tục, từ màu đỏ đến màu tím. 
Nội dung 3: Chiết suất và màu sắc ánh sáng
- Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu biến thiên liên tục, từ màu đỏ đến màu tím.
- Chiết suất của thủy tinh có giá trị khác nhau đối với ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau; chiết suất đối với ánh sáng tím có giá trị lớn nhất.
Vì vậy, các chùm sáng đơn sắc có màu khác nhau trong chùm ánh sáng trắng, sau khi khúc xạ qua lăng kính, bị lệch các góc khác nhau, sẽ trở thành tách rời nhau ra. Kết quả là, chùm sáng ló ra khỏi lăng kính bị xòe rộng ra thành nhiều chùm đơn sắc, tạo thành quang phổ của ánh sáng trắng.
Nội dung 4: Các trường hợp thường gặp trong tán sắc ánh sáng.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển
3.1. Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng tác sắc ánh sáng.
- Nêu được bản chất của ánh sáng trắng
- Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.
- Trình bày được mối quan hệ giữa chiết suất của môi trường trong suốt với màu sắc ánh sáng
3.2. Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tán sắc ánh sáng
- Giải được một số bài tập liên quan đến tán sắc ánh sáng qua lăng kính và qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
3.3. Thái độ
- Hứng thú với các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
- Chủ động giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
* Định hướng các năng lực dược hình thành.
- Năng lực sử dụng kiến thức vào thực hiện các nhiệm vụ học tập: Vận dụng kiến thức giải được một số bài tập liên quan đến tán sắc ánh sáng qua lăng kính và qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý: Giải thích hiện tượng cầu vồng.
- Đặt ra câu hỏi về hiện tượng vật lý
- Mô tả hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý
- Lựa chọn và sử dụng công cụ toán phù hợp.
3.4. Năng lực có thể phát triển
- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề 
Mô tả mức độ thực hiện 
trong chuyên đề
Năng lực thành phần
Nhóm năng lực
Mô tả được hiện tượng tác sắc ánh sáng.
Nêu được bản chất của ánh sáng trắng
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
Chỉ ra được sự phụ thuộc chiết suất môi trường trong suốt vào bước sóng (trong môi trường chân không)
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí 
Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Vận dụng kiến thức giải được một số bài tập liên quan đến tán sắc ánh sáng qua lăng kính và qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Giải thích hiện tượng cầu vồng
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
Đặt câu hỏi liên quan tới hiện tượng tán sắc ánh sáng: Tại sao hiện tượng cầu vồng xuất hiện khi trời nắng có mưa. Hạt mưa có tác dụng gì đối với ánh sáng?. . .
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)
Mô tả được hiện tượng liên quan đến sự tán sắc ánh sáng.
P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
Các công thức lăng kính; định luật khúc xạ ánh sáng.
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
Hiện tượng tán sắc chỉ xảy ra với ánh sáng hỗn hợp.
P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
- Ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính thì bị tách ra thành nhiều màu.
- Phải chăng Lăng kính đã nhuộm màu cho ánh sáng.
- Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc.
P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
Thí nghiệm Niuton đối với ánh sáng trắng
Thí nghiệm đối với ánh sáng đơn sắc.
Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.
P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí 
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
Sử dụng các đại lượng như bước sóng, chiết suất. . . 
X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành) 
X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau,
Giới thiệu sơ lượt về máy quang phổ.
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm)
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm) một cách phù hợp
Thảo luận đúng trọng tâm và với việc dùng các ngôn ngữ khoa học về các kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân, của nhóm.
X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí 
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Xác định được trình độ hiện có về định luật khúc xạ ánh sáng, lăng kính
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
Chỉ ra được ý nghĩa của hiện tượng tán sắc đối với máy phân tích quang phổ.
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí 
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường 
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại 
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
4. Tiến trình dạy học
	Hoạt động 1: Khởi động: Làm nảy sinh vấn đề tìm hiểu hiện tượng tác sắc ánh sáng. 	
- Dự kiến thời gian thực hiện: 5 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: máy chiếu
- Mục tiêu hoạt động: Các năng lực có thể phát triển thông qua hoạt động này, K1, P1 K2, X2, X4.
- Tiến trình thực hiện hoạt động (theo 4 bước sau): 
STT
Hoạt động
Nội dung
Năng lực được
 hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Trong dân gian có câu: mống dài thì lụt, mống cụt thì mưa. (mống còn được gọi là cầu vồng)
Vào mùa hè đi chơi thác cũng thấy cầu vồng xuất hiện, vậy cầu vồng xuất hiện khi nào? Theo kiến thức vật lý thì hiện tượng này giải thích như thế nào?
P1, K1,K2, X2, X4, 
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân, trao đổi với bạn bè để nhận ra vấn đề cần giải quyết ( xuất hiện một dải màu cầu vồng)
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày và thảo luận các vấn đề cần giải quyết ở trên.
4
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp thức hóa kiến thức
Vậy hiện tượng cầu vồng xuất hiện khi có ánh sáng trắng chiếu qua các giọt nước.
	Hoạt động 2: Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề:
- Dự kiến thời gian thực hiện: 10 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: Biến thế nguồn, nguồn sáng trắng, khe hẹp, màn, lăng kính
- Mục tiêu hoạt động: Các năng lực có thể phát triển thông qua hoạt động này P3,P4,P7,P8,P9,X2,X7
STT
Hoạt động
Nội dung
Năng lực được
 hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh đề xuất các giả thuyết.
Yêu cầu học sinh lập phương án thí nghiệm lần lượt với ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc. 
Để làm thí nghiệm kiểm tra ta thay giọt nước bằng lăng kính, thay ánh sáng mặt trời bằng ánh sáng của đèn sợi đốt.
P3,P4,P7,P8,P9 X2,X7
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm để đề ra giả thuyết và xây dựng phương án thí nghiệm kiểm tra các giả thuyết:
Khi ánh sáng trắng chiếu qua lăng kính thì chùm ánh sáng trắng bị phân tách ra thành chùm sáng có nhiều màu sắc khác nhau.
Phải chăng lăng kính đã nhuộm màu ánh sáng.
Ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên từ đỏ đến tím.
Kết quả thảo luận được trình bày bằng bảng phụ.
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo 
4
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp thức hóa kiến thức
-Từ kết quả báo cáo, thảo luận giáo viên giúp học sinh lựa chọn các giả thuyết và phương án thí nghiệm kiểm tra.
	Hoạt động 3: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề:
Dự kiến thời gian thực hiện: 15 phút
- Chuẩn bị phương tiện cần thiết: Biến thế nguồn, nguồn sáng trắng, khe hẹp, màn, lăng kính
- Mục tiêu hoạt động: Các năng lực có thể phát triển thông qua hoạt động này X4, X6,X7,X8,
STT
Hoạt động
Nội dung
Năng lực được
 hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-Yêu cầu học sinh bố trí và thực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng các giả thuyết về hiện tượng tán sắc ánh sáng, thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm về tổng hợp ánh sáng trắng.
P3,P4,P7,P8,P9, X4, X6,X7,X8, 
2
Thực hiện nhiệm vụ
-Thực hiện các thí nghiệm:
 1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng, 
 2. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc, 
 3. Thí nghiệm về tổng hợp ánh sáng trắng. 
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận về các kết quả thí nghiệm. 
4
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp thức hóa kiến thức
Từ kết quả báo cáo, thảo luận giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh.
Xác nhận các kiến thức
Hoạt động 4: Báo cáo thảo luận kết luận:
Dự kiến thời gian thực hiện: 10 phút
- Mục tiêu hoạt động: Các năng lực có thể phát triển thông qua hoạt động này K1,K2,X1,X5,X6,X7,X8
STT
Hoạt động
Nội dung
Năng lực được
 hình thành
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-Từ thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng và thí nghiệm ánh sáng đơn sắc và giải thích nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng. 
- Học sinh nêu được sự phụ thuộc chiết suất vào màu sắc ánh sáng.
K1,K2,X1,X5,X6,X7,X8
2
Thực hiện nhiệm vụ
- Từ kết quả thí nghiệm Newton học sinh suy luận theo hướng: Với cùng một góc tới mà góc lệch của các tia sáng đơn sắc ló ra khỏi lăng kính khác nhau, điều đó chứng tỏ chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng.
3
Báo cáo, thảo luận
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng
4
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp thức hóa kiến thức
- Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh và xác nhận kiến thức.
- Giải thích được vấn đề đã nêu ra ở đầu bài.
Hoạt động 5: Luyện tập:
Dự kiến thời gian thực hiện: 5 phút
STT
Hoạt động
Nội dung
Năng lực được
 hình thành
Làm việc cá nhân tại lớp
Giáo viên giao bài tập cho học sinh
K4,C2
Hoạt động 6: Giao bài tập về nhà:
+ Câu hỏi vận dụng
Hướng dẫn giao việc về nhà
+ Câu hỏi tìm tòi mở rộng.
Hướng dẫn giao việc về nhà
K4,C2
5. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
5.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá
5.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá
	- Soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực: Trong mục tiêu có năng lực thành phần nào thì cần xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá năng lực thành phần đó.
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
 Câu hỏi/ bài tâp hoặc số thứ tự - mức độ 
1. Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí
K1:
Chọn câu sai trong các câu sau?
	A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
	B. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau.
	C. Ánh sáng trắng là tập hợp của ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
	D. Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng.
K2:
Tìm phát biểu đúng về ánh sáng đơn sắc.
	A. Đối với các môi trường khác nhau, ánh sáng đơn sắc luôn có cùng bước sóng.
	B. Đối với ánh sáng đơn sắc, góc lệch của tia sáng đối với các lăng kính khác nhau đều có cùng giá trị.
	C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị lệch đường truyền khi đi qua lăng kính.
	D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tách màu khi qua lăng kính.
K3:
Câu 1: Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 (xem là góc nhỏ). Chiếu một tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính với góc tới nhỏ. Lăng kính có chiết suất đối với ánh sáng đỏ là 1,5; đối với ánh sáng tím là 1,56. Góc hợp bởi tia ló màu đỏ và tia ló màu tím là
	A. 21’36” 	B. 30 	C. 6021’36” 	D. 3021’36”
Câu 2: Tính góc lệch của tia đỏ qua lăng kính trên biết chiết suất cảu lăng kính có góc chiết quang A = 80 đối với tia đỏ là n = 1,61 và góc tới i nhỏ.
K4:
Chiếu một chùm tia sáng song song đi từ không khí vào mặt nước dưới góc tới 60o, chiều sâu của bể nước là 0,9 m. Chiết suất của nước với ánh sáng đỏ và tím lần lượt bằng 1,34 và 1,38. Tính bề rộng dải quang phổ thu được được đáy bể?
2. Nhóm NLTP về phương pháp 
P1:
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:
	A. tím, lam, đỏ. 	B. đỏ, vàng, lam. 	
 C. đỏ, vàng. 	 	D. lam, tím.
P2:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
	B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
	C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
	D. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
P3:
Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, rlam, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là
	A. rlam = rt = rđ. 	B. rt < rlam < rđ. 	C. rđ < rlam < rt. 	D. rt < rđ < rlam.
P6:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
	A. Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
	B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
	C. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
	D. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.
P7:
Thí nghiệm của Niutơn đối với ánh sáng đơn sắc chứng minh
	A. lăng kính không có khả năng nhuộm màu cho ánh sáng. 
	B. sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.
	C. ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc. 
	D. sự khúc xạ của mọi tia sáng khi qua lăng kính.
P9:
Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ
	A. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
	B. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.
	C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
	D. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.
3. Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X2:
Câu 1: Ánh sáng đỏ có bước sóng trong chân không là 0,6563 μm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311. Trong nước ánh sáng đỏ có bước sóng:
	A. 0,4226 μm B. 0,4931 μm C. 0,4415 μm D. 0,4549μm
Câu 2: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 60, có chiết suất đối với tia đỏ là nđ = 1,54 và đối với tia tím là nt = 1,58. Cho một chùm tia sáng trắng hẹp, chiếu vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, vào mặt bên của lăng kính . Tính góc giữa tia đỏ và tia tím khi ló ra khỏi lăng kính.
	A. 0,870. 	B. 0,240. C. 1,220. 	D. 0,720.
X3:
Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
	A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
	B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
	C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
	D. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
4. Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
C1:
Câu 1: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 600, có chiết suất đối với tia đỏ là 1,514; đối với tia tím là 1,532. Tính góc lệch cực tiểu của hai tia này.
Câu 2: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 40, đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Tính góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính.
Câu 3: Một lăng kính có góc chiết quang A = 600 có chiết suất với ánh sáng trắng biến thiên từ đến . Chiếu vào mặt bên AB của lăng kính một chùm sáng trắng hẹp sao cho tia tím có góc lệch cực tiểu. Góc tới mặt bên AB là bao nhiêu ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxChu_de_tan_sac_anh_sang.docx