Đề số 1 thi hóa lớp 9 học kì 1

doc 10 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2273Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 1 thi hóa lớp 9 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1 thi hóa lớp 9 học kì 1
ĐỀ SỐ 1: 
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau: 
Điphotpho pentaoxit và nước.
Đồng (II) sunfat và natri hiđroxit.
Bạc nitrat và axit clohiđric.
Nhôm và dung dịch đồng (II) clorua.
Câu 2: (2 điểm)
Có 3 dung dịch không màu chứa trong 3 lọ riêng biệt gồm: H2SO4 loãng, Na2SO4, HCl. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết từ dung dịch?
Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.
Câu 3: (3 điểm) Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al → AlCl3.
Câu 4: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 0,56 (g) sắt bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng 19,6%.
Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 19,6% đã dùng?
Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí sinh ra (đktc)?
ĐỀ SỐ 2: 
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển hóa sau:
	NaOH → Na2SO3 → NaCl → NaOH → NaCl.
Câu 2: (1 điểm) Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi:
Cho dây nhôm vào dung dịch đồng (II) clorua CuCl2.
Cho dung dịch bạc nitrat AgNO3 vào dung dịch natri clorua NaCl. 
Câu 3: (2 điểm) Có 4 lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: KOH, Na2SO4, AgNO3, HCl. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biệt các dung dịch trên.
Câu 4: (2 điểm) Cho các chất sau: CuSO4, SO3, Fe, BaCl2, Cu, Na2O. Viết phương trình phản ứng của chất tác dụng được với:
H2O tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.
Dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit.
Dung dịch NaOH tạo ra chất kết tủa màu xanh lơ.
Dung dịch HCl sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
Câu 5: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 16 (g) bột đồng (II) oxit CuO bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit sunfuric H2SO4 2M.
Viết phương trình phản ứng xảy ra? Nêu hiện tượng quan sát được.
Tính thể tích dung dịch axit đã dùng?
Xác định nồng độ mol của muối thu được sau phản ứng. Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
ĐỀ SỐ 3: 
Câu 1: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:
	MnO2 → Cl2 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe.
Câu 2: (2 điểm) Chọn chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng và lập phương trình hóa học sau:
H2SO4	+	?	→	ZnSO4	+	H2O
AgNO3	+	?	→	?	+	Ag
NaOH	+	Cl2	→	?	+	?	+	?
Fe2(SO4)3	+	?	→	Fe(OH)3	+	?
Câu 3: (1,5 điểm) Có 3 kim loại: nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng kim loại.
Câu 4: (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho quỳ tím ẩm vào trong lọ đựng khí clo.
Câu 5: (3 điểm) Hòa tan 10 (g) hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu trong 200 (g) dung dịch axit sunfuric loãng. Sau phản ứng thu được 2,8 (l) khí (đktc).
Viết phương trình hóa học.
Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ phần trăm của axit tham gia phản ứng.
ĐỀ SỐ 4: 
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:
Khí cacbon đioxit và dung dịch bari hiđroxit.
Sắt (III) oxit và dung dịch axit clohiđric.
Nhiệt phân canxi cacbonat.
Kali cacbonat và dung dịch axit sunfuric.
Câu 2: (2 điểm) Có 4 dung dịch không màu chứa trong 4 lọ riêng biệt gồm: H2SO4 loãng, Na2SO4, NaCl, NaOH. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng dung dịch?
Câu 3: (1 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho mẫu Na vào cốc đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein. 
Câu 4: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe.
Câu 5: (3 điểm) Cho 20 (ml) dung dịch K2SO4 2M vào 30 (ml) dung dịch BaCl2 1M.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng (biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)?
ĐỀ SỐ 5: 
Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học sau:
Fe	+	CuSO4	→	?	+	?
CaCO3	+	HCl	→	?	+	?
Ba(OH)2	+	?	→	BaSO4	+	?
Fe(OH)3	→	?	+	?
Câu 2: (1 điểm) Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi : cho dung dịch bạc nitrat AgNO3 vào dung dịch natri clorua NaCl.
Câu 3: (1,5 điểm) Có 4 lọ dung dịch mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: KOH, Na2SO4, CaCl2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên.
Câu 4: (2 điểm) Cho hỗn hợp các kim loại: Mg, Cu, Al, Ag.
Xếp các kim loại theo chiều tăng dần của độ hoạt động hóa học.
Trong các kim loại trên, kim loại nào tác dụng được với dung dịch CuCl2. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Em hãy nêu phương pháp hóa học để loại bỏ kim loại Al có trong hỗn hợp trên mà vẫn giữ nguyên các kim loại còn lại (chỉ nêu phương pháp, không viết phương trình hóa học).
Câu 5: (1 điểm) Cho các chất sau: CO2, HNO3, KOH, Fe2O3. Chất nào tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 lấy dư. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 6: (2,5 điểm) Hòa tan 100 (ml) dung dịch CuCl2 2M vào dung dịch NaOH 20%, phản ứng vừa đủ thì thu được chất kết tủa A.
Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Tính khối lượng dung dịch NaOH?
Nếu nhiệt phân hoàn toàn kết tủa A thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.
ĐỀ SỐ 6: 
Câu 1: (3 điểm) Xét các bazơ sau: KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3.
Viết các phương trình phản ứng giữa các bazơ trên với HCl.
Bazơ nào bị nhiệt phân hủy? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Al → Al2O3 → Al2(SO4)3 → Al(NO3)3 → Al(OH)3.
Câu 3: (1,5 điểm) Có 4 lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: KOH, Na2SO4, CaCl2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên.
Câu 4: (1,25 điểm) Chỉ dùng quỳ tím, phân biệt các dung dịch sau: H2SO4, HCl, KOH, Ba(OH)2, Ba(NO3)2.
Câu 5: (0,75 điểm) Tinh chế Na có lẫn Fe và Cu.
Câu 6: (3 điểm) Hòa tan 20,8 (g) hỗn hợp X gồm Cu và CuO bằng một lượng vừa đủ 200 (ml) dung dịch axit HCl 1M.
Viết phương trình phản ứng xảy ra? Dung dịch sau phản ứng có màu gì?
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu có trong hỗn hợp X.
Cho thanh Fe mỏng nặng 28 (g) vào dung dịch sau phản ứng trên. Tính khối lượng thanh Fe khi phản ứng kết thúc (coi tất cả kim loại đều bám vào thanh Fe).
ĐỀ SỐ 7
Câu 1: (3 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:
	Cu(OH)2 → CuO → CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2.
Câu 2: (2 điểm) Cho các chất sau: Cu, Mg(NO3)2, CuCl2, BaCO3. Chất nào tác dụng được với: 
Dung dịch NaOH.
Dung dịch AgNO3.
Viết các phương trình hóa học.
Câu 3: (2 điểm) Có 3 lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: Ba(OH)2, KNO3, KOH. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch trên.
Câu 4: (3 điểm) Cho 500 (ml) dung dịch FeCl3 0,2M vào 300 (g) dung dịch KOH. Sau phản ứng thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và gọi tên chất kết tủa.
Tính nồng độ % dung dịch KOH ban đầu.
Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.
ĐỀ SỐ 8: 
Câu 1: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học khi cho dung dịch HCl tác dụng với các chất sau: Fe, Al2O3, Ba(OH)2, Na2CO3, Fe(OH)2.
Câu 2: (2 điểm) Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
Cho mẫu dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
Câu 3: (2,5 điểm)
Có 4 lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: KOH, Na2SO4, NaNO3. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên.
Khi phân tích mẫu đất ở xung quanh nhà máy sản xuất phân bón, người ta thấy đất đó có pH = 5. Theo em, phải xử lý bằng cách nào để tăng độ pH cho đất. Giải thích ngắn gọn biện pháp xử lý đó.
Câu 4: (3 điểm) Cho 10,5 (g) hỗn hợp hai kim loại Mg và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohiđric HCl. Sau phản ứng thu được 7,84 (l) khí hiđro (đktc), dung dịch A và chất rắn B không tan.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Xác định dung dịch A và chất rắn B.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tính khối lượng dung dịch A thu được ở trên phản ứng hết với dung dịch NaOH 0,5M cần dùng.
ĐỀ SỐ 9: 
Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:
	Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al.
Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
CaCO3	+	?	→	CaCl2	+	?	+	H2O
Cu(OH)2	+	?	→	CuSO4	+	?
Na2SO4	+	?	→	BaSO4	+	?
?	+	?	→	FeCl2	+	H2
CO2	+	?	→	CaCO3	+	H2O
Câu 3: (2,5 điểm) 
Có 4 lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: Na2SO4, H2SO4, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên.
Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4.
Câu 4: (3 điểm) Cho 200 (ml) dung dịch HCl 2M tác dụng với 200 (ml) dung dịch NaOH 2,5M. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hỏi dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu gì? Tại sao?
Tính nồng độ mol dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi.
Cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng nói trên thì thu được bao nhiêu (g) chất rắn.
ĐỀ SỐ 10: 
Câu 1: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:
	Al → Al2O3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3.
Câu 2: (2 điểm) 
Cho các kim loại: Zn, Na, Mg, Cu, Al, Ag, Fe. Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần.
Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
Cho kim loại natri vào nước.
Cho dung dịch axit clohiđric vào ống nghiệm chứa dung dịch Na2CO3.
Câu 3: (1,5 điểm) Có 4 lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: Ca(OH)2, Na2SO4, H2SO4, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch nói trên.
Câu 4: (3 điểm) Cho 52 (g) bari clorua BaCl2 tác dụng vừa đủ với V (ml) dung dịch axit sunfuric H2SO4 20% (D = 1,14 (g/ml)).
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng và tính giá trị V.
Tính nồng độ % dung dịch sau phản ứng sau khi lọc bỏ kết tủa.
Câu 5: (1 điểm) Một người thợ xây dùng chất rắn A hòa tan vào nước, khuấy đều tạo thành dung dịch B và quét lên tường. Một thời gian sau, dung dịch B phản ứng với một chất khí D trong không khí tạo thành chất rắn E màu trắng không tan trong nước bám chặt lên tường giúp bảo vệ tường không bị ngấm nước.
ĐỀ SỐ 11: 
Câu 1: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình sau đây:
MgSO4	+	?	→	MgCl2	+	?
KHS	+	?	→	K2S	+	?
Fe2O3	+	H2SO4 loãng	→	?	+	?
Cu	+	?	→	CuSO4	+	?	+	?
Fe	+	?	→	Cu	+	?
Câu 2: (2,5 điểm)
Trình bày hiện tượng và viết phương trìn hóa học xảy ra (nếu có) khi cho: kim loại natri vào nước (dư) có chứa vài giọt phenolphtalein.
Nêu phương pháp làm sạch khí oxi có lẫn tạp chất là khí sunfurơ SO2 và khí cacbonic CO2. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Từ Fe viết phương trình hóa học điều chế dung dịch FeSO4 bằng hai cách khác nhau.
Câu 3: (2 điểm) Cho 4 lọ chất rắn bị mất nhãn đựng riêng biệt sau: K2O, MgO, P2O5, Al2O3. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất trên.
Câu 4: (3 điểm) Cho 2,22 (g) hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với m (g) dung dịch HCl 6% thu được dung dịch A và 1,344 (l) khí H2 (đktc).
Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tính m?
Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch A.
ĐỀ SỐ 12: 
Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:
	Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al2(SO4)3.
Câu 2: (1 điểm) Trình bày hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
Cho dung dịch bari clorua vào ống nghiệm chứa dung dịch natri sunfat.
Cho dung dịch natri hiđroxit vào ống nghiệm chứa dung dịch đồng (II) sunfat.
Câu 3: (2 điểm) Co 4 lọ dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: Ba(OH)2, NaOH, H2O. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên.
Câu 4: (2 điểm)
Viết các phương trình phản ứng khi cho khí clo tác dụng với sắt (ở nhiệt độ cao) và dung dịch natri hiđroxit.
Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra. Qua thí nghiệm hãy so sánh độ hoạt động của hai kim loại đồng và sắt:
Thí nghiệm 1: ngâm một sợi dây đồng vào dung dịch sắt (II) sunfat.
Thí nghiệm 2: ngâm một sợi dây sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
Câu 5: (3 điểm) Cho dung dịch NaOH 2M tác dụng vừa đủ với 200 (ml) dung dịch FeCl3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thức thu được kết tủa X. Lọc kết tủa X và nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y.
Viết các phương trình phản ứng.
Tính thể tích dung dịch natri hiđroxit đã dùng.
Tính khối lượng kết tủa X và chất rắn Y.
ĐỀ SỐ 13: 
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:
Canxi oxit và nước.
Axit sunfuric và natri hiđroxit.
 Bạc nitrat và axit clohiđric.
Nhôm và dung dịch đồng (II) clorua.
Câu 2: (2 điểm) Có 4 dung dịch không màu chứa trong 4 lọ riêng biệt gồm: NaOH, H2SO4, Na2SO4, NaCl. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng dung dịch?
Câu 3: (1 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1 (ml) dung dịch CuSO4.
Câu 4: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3→ Fe → FeCl2.
Câu 5: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 1,6 (g) CuO bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A.
Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% đã dùng?
Xác định nồng độ % của muối trong dung dịch A?
ĐỀ SỐ 14
Câu 1: (3 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau:
	Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3→ Al2O3 → Al → AlCl3.
Câu 2: (2 điểm) Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi:
Cho một đinh sắt sạch vào dung dịch đồng (II) sunfat.
Dẫn khí cacbon đioxit vào dung dịch nước vôi trong dư.
Câu 3: (2 điểm) Có ba kim loại là nhôm, bạc và sắt. Trình bày phương pháp hóa học và viết phương trình phản ứng để nhận biết từng kim loại (dụng cụ hóa chất xem như coi đủ).
Câu 4: (3 điểm) Cho 20,8 (g) bari clorua BaCl2 tác dụng vừa đủ với 100 (g) dung dịch axit sunfuric H2SO4.
Viết phương trình phản ứng xảy ra. Nếu cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng quỳ có màu gì? Tại sao?
Tính khối lượng chất kết tủa.
Tính nồng độ phần % dung dịch H2SO4 đã dùng.
ĐỀ SỐ 15
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho Fe phản ứng với các chất sau:
Dung dịch AgNO3.
Khí oxi.
Dung dịch HCl.
Khí Cl2.
Câu 2: (2 điểm)
Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:
A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.
C và D không tác dụng với dung dịch HCl.
B tác dụng với dung dịch muối của dung dịch A giải phóng kim loại A.
C tác dụng với dung dịch muối D giải phóng kim loại D.
Hãy sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
Dẫn khí cacbon oxit qua lớp đồng (II) oxit nung nóng thu được chất rắn A và khí B. Dẫn khí B qua dung dịch nước vôi trong dư thấy dung dịch bị đục. Viết phương trình hóa học minh họa cho các hiện tượng mô tả trên.
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các kim loại sau: Na, Cu, Al.
Câu 3: (2 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi chuyển hóa sau:
	Al2O3 → Al → Al2(SO4)3 → Al(OH)3→ Al2O3.
Câu 4: (3 điểm) Cho 200 (ml) dung dịch Na2SO4 nồng độ 1M tác dụng vừa đủ với 300 (ml) dung dịch BaCl2 nồng độ xM thì thu được dung dịch A và kết tủa B. Tính:
Khối lượng kết tủa B?
Khối lượng A có trong dung dịch A?
Nồng độ mol của dung dịch BaCl2 xM cần dùng?
Nồng độ mol chất tan có trong dung dịch A?
Nồng độ % của chất tan có trong dung dịch A? (Cho d = 1,101 (g/ml)).
Câu 5: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 1,625 (g) kim loại X (chưa rõ hóa trị) vào dung dịch HCl thu được 3,4 (g) muối clorua của X. Tìm tên ký hiệu hóa học của X.
ĐỀ SỐ 16: 
Câu 1: (3 điểm) Xét các muối sau: BaSO4, BaS, BaCO3, BaCl2.
Trong nước, chỉ ra muối nào tan, muối nào không tan.
Muối nào bị phân hủy? Viết phương trình phản ứng.
Muối nào tác dụng với dung dịch AgNO3? Viết phương trình phản ứng.
Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
	Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(NO3)2 → CaCO3.
Câu 3: (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau: NaCl, NaNO3, Na2SO4. (Nêu cách làm, hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng minh họa).
Câu 4: (0,5 điểm) Tinh chế Ag có lẫn Cu và Fe.
Câu 5: (3 điểm) Cho 4,48 (g) hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 400 (ml) dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 6,72 (l) khí (đktc).
Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
Tính thành phần % về khối lượng của Fe và Fe2O3 trong hỗn hợp A.
Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
ĐỀ SỐ 17: 
Câu 1: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
CaO	+	H2O	→	?
Fe	+	CuCl2	→	?	+	?
NaOH	+	HCl	→	?	+	?
K2SO4	+	Ba(OH)2	→	?	+	?
Ca(OH)2	+	P2O5	→	?	+	?
Câu 2: (1 điểm) Cho biết hiện tượng xảy ra, nhận xét và viết phương trình hóa học khi cho một dây đồng (Cu) và ống nghiệm chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3).
Câu 3: (2 điểm) Có 3 lọ không nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch sau: H2SO4, HCl, Na2SO4. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết 3 dung dịch trên? Viết phương trình xảy ra?
Câu 4: (1,5 điểm) Cho các kim loại sau: Fe, Cu, Zn, Pb, Al, Mg.
Hãy sắp xếp các kim loại trên theo độ hoạt động hóa học giảm dần?
Hãy cho biết các kim loại nào có thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch FeSO4?
Hãy cho biết kim loại nào có thể tác dụng với dung dịch kiềm?
Câu 5: (3 điểm) Hòa tan vừa đủ dung dịch chứa 27 (g) muối đồng (II) clorua CuCl2 vào 800 (ml) dung dịch natri hiđroxit NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một dung dịch muối và chất kết tủa C. Lọc lấy kết tủa C đem nung đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn D.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Tính khối lượng chất kết tủa C và chất rắn D?
Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng?
Cho biết C% dung dịch CuCl2 là 30%, tính khối lượng dung dịch CuCl2 đã dùng?
ĐỀ SỐ 18: 
Câu 1: (2 điểm) Cho các chất sau: H3PO4, MgO, K2CO3, SO2. Chất nào tác dụng được với:
Dung dịch NaOH.
Dung dịch H2SO4.
Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện (nếu có).
Câu 2: (3 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
	S → SO2 → SO3→ Na2SO4 →NaCl → NaNO3.
	 H2SO4
Câu 3: (2 điểm) Có 3 lọ không nhãn đựng một dung dịch sau: KOH, HCl, HNO3. Hãy trình bày chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học (nếu có).
Câu 4: (3 điểm) Cho 4,8 (g) Mg tác dụng với dung dịch axit HCl.
Viết phương trình hóa học.
Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc).
Tính khối lượng của dung dịch KOH cần dùng để tác dụng hết dung dịch axit trên.
ĐỀ SỐ 19: 
Câu 1: (2 điểm) Mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học:
Ngâm đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa một ít Fe2O3, lắc nhẹ.
Câu 2: (2 điểm) Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối sau: Na2SO4, NaNO3, NaCl. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học.
Câu 3: (2 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau:
	Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3 → FeCl3.
Câu 4: (1 điểm) Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất:
Dung dịch
A
B
C
D
pH
13
5
1
7
Câu 5: (3 điểm) Cho 500 (ml) dung dịch HCl 1,5M tác dụng với dung dịch Na2CO3 10%.
Tính thể tích khí CO2 sinh (đktc).
Tính khối lượng dung dịch Na2CO3 đã dùng.
Nếu dẫn khí CO2 thoát ra ở trên vào ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được chất kết tủa màu trắng. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
ĐỀ SỐ 20: 
Câu 1: (2 điểm) Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau:
CO2	+	Ca(OH)2	→	..	+	H2O
Fe2O3	+	CO	→	..	+	CO2↑
NaCl	+	H2O	Điện phân, có màn ngăn	NaOH	+	..	+	H2↑.
CuSO4	+	NaOH	→	Cu(OH)2	+	..
Câu 2: (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết 3 lọ dung dịch trong suốt đã bị mất nhãn: H2SO4, HCl, BaCl2. Viết phương trình hóa học để nhận biết.
Câu 3: (1,5 điểm) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi:
Nhúng một đinh sắt vào dung dịch CuSO4.
Cho dung dịch BaCl2

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOA_9_HOCKI_1_HOT.doc