ĐỀ ÔN TẬP 01 Câu 1:Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 3p4 .Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau khi nói về nguyên tử X: A.Lớp ngoài cùng của X có 6 electron B.Hạt nhân nguyên tử của X có 16 proton C.Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kỳ 3 D. Lớp ngoài cùng của X có 4 electron Câu 2:Nguyên tố A có Z=29, vị trí của A trong bảng tuần hoàn: A.Chu kỳ 4 nhóm IB B. Chu kỳ 4 nhóm IA C. Chu kỳ 3 nhóm IIB D. Chu kỳ 4 nhóm IIB Câu 3: Biết nguyên tó X thuộc chu kỳ 3 nhóm VI của BTH Cấu hình electron của nguyên tử X là A.1s22s22p4 B.1s22s22p63s23p4 C.1s22s22p63s23d4 D. 1s22s22p63s4 Câu 4: Nguyên tử X có cấu hình 1s22s22p63s2 thì ion tạo ra từ X sẽ có cấu hình electron nào dới đây A.1s22s22p5 B.1s22s22p63s1 C.1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p6 Câu 5: Trong một chu kỳ ,theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ,hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi biến đổi như thế nào? A.Tăng dần B.Mới đầu giảm sau tăng dần C Mới đầu tăng sau giảm dần C. Giảm dần Câu 6: Anion X- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6 .Nguyên tử X có cấu hình electron : A.1s22s22p5 B.1s22s22p63s1 C.1s22s22p6 D. 1s22s22p4 Câu 7:A và B là 2 nguyên tố trong cùng 1 chu kỳ và ở 2 nhóm liên tiếp của BTH. Tổng số electron của A và B là 25. Hai nguyên tố đó là: A.Na và Mg B.Al và Mg C.Na và K D. Mg và Fe Câu 8: Electron cuối cùng của một nguyên tố B là 3p3 . Vị trí của B trong BTH là: A.Chu kỳ 3 nhóm IIIB B. Chu kỳ 4 nhóm IIA C. Chu kỳ 3 nhóm VB D. Chu kỳ 4 nhóm VB Câu 9: Cation M+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6 .Vậy R thuộc: A.Chu kỳ 3 nhóm IA B. Chu kỳ 2 nhóm VA C. Chu kỳ 3 nhóm IB D. Chu kỳ 4 nhóm IB Câu10:So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố Na,F,Cl A.Na>F>Cl B.F>Cl>Na C.Na>Cl>F D.Cl>F>Na Câu 11. Ion, có 18 electron và 16 proton, mang số điện tích nguyên tố là: A. 18+ B. 2 - C. 18- D. 2+ Câu 12. Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F_ có điểm chung là: A. Số khối B. Số electron C. Số proton D. Số notron 13. Cấu hình electron của các ion nào sau đây giống như của khí hiếm ? A. Te2- B. Fe2+ C. Cu+ D. Cr3+ Câu 14. Có bao nhiêu electron trong một ion Cr3+? A. 21 B. 27 C. 24 D. 52 Câu 15. Vi hạt nào sau đây có số proton nhiều hơn số electron? A. Nguyên tử Na. B. Ion clorua Cl- C. Nguyên tử S. D. Ion kali K+. Câu 16. Nguyên tử của nguyên tố có điện tích hạt nhân 13, số khối 27 có số electron hoá trị là: A. 13 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 17. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố: A.Al và Br B.Al và Cl C.Mg và Cl D.Si và Br C©u18. Cation X3+ và anionY2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kí hiệu của các nguyên tố X,Y và vị trí của chúng trong bảng HTTH là: A. X ở ô 13, chu kỳ III, nhóm IIIA và Y ở ô 8, chu kỳ II, nhóm VIA. B. X ở ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA và Y ở ô 8, chu kỳ II, nhóm VIA. C. X ở ô 13, chu kỳ III, nhóm IIIA và Y ở ô 9, chu kỳ II, nhóm VIIA. D. X ở ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA và Yở ô 9, chu kỳ II, nhóm VIIA. C©u 19. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với Hiđro có công thức RH3 .Trong oxit bậc cao nhất của Rnguyên tố oxi chiếm 70,07% về khối lượng.Nguyên tố đó là A.Nitơ B.Phốt pho C.Cácbon D.Lưu huỳnh C©u 20. Nguyên tử của nguyên tố X có số thứ tự nào luôn cho 1e trong các phản ứng hoá học? A.Số thứ tự 11. B. Số thứ tự 12. C. Số thứ tự 13. D. Số thứ tự 14. C©u 21. Tống số các hạt cấu tạo nên nguyên tử nguyên tố X bằng 34.X là A.Mg B.Na C.Al D.Cl C©u 22. Các đơn chất của các nguyên tố nào sau đây có tính chất hoá học tương tự nhau? A. As, Se, Cl, Fe. B. F, Cl, Br, I. C. Br, P, H, Sb . D. O, Se, Br, Te. C©u 23: Dãy nguyên tố hoá học có những số hiệu nguyên tử nào sau đây có tính chất hoá học tương tự kim loại natri? A. 12, 14, 22, 42 B. 3, 19, 37, 55 .C. 4, 20, 38, 56 D. 5, 21, 39, 57. C©u 24. Nguyên tố nào sau đây có tính chất hoá học tương tự canxi? A. C B. K ` C. Na D. Sr C©u 25. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất? A. Nitơ B. Photpho C. Asen D. Bitmut C©u 26. Dãy nguyên tử nào sau đậy được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng? A. I, Br, Cl, P B. C, N, O, F C. Na, Mg, Al, Si D. O, S, Se, Te. C©u 27. Sự biến đổi tính chất kim loại của các nguyên tố trong dãy Mg - Ca - Sr - Ba là: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. C©u 28. Sự biến đổi tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy N - P - As -Sb -Bi là: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. C©u 29. Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học giống nhau nhất: A. Ca, Si B. P, As C. Ag, Ni D. N, P C©u 30. Các nguyên tố hoá học ở nhóm IA của bảng HTTH có thuộc tính nào sau đây ? A. Được gọi là kim loại kiềm. B. Dễ dàng cho electron. C. Cho 1e để đạt cấu hình bền vững. D. Tất cả đều đúng. C©u 31. Tính chất bazơ của hiđroxit của nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là: A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. vừa giảm vừa tăng C©u 32. Nhiệt độ sôi của các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA theo chiều tăng số thứ tự là: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. C©u 33. Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết: A. Số electron hoá trị B. Số proton trong hạt nhân. C. Số electron trong nguyên tử. D. B, C đúng. C©u 34. Trong 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng hệ thống tuần hoàn, số nguyên tố có nguyên tử với hai electron độc thân ở trạng thái cơ bản là: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 C©u 35. Độ âm điện của dãy nguyên tố F, Cl, Br, I biến đổi như sau: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. C©u 36. Độ âm điện của dãy nguyên tố Na, Al, P, Cl, biến đổi như sau: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. C©u 37. Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi như sau : A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. C©u 38. Một nguyên tố thuộc nhóm VIIA có tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử bằng 28. Cấu hình electron của nguyên tố đó là: A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p6 C©u 39. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. A và B thuộc chu kỳ và các nhóm: A. Chu kỳ 2 và các nhóm IIA và IIIA. B. Chu kỳ 3 và các nhóm IA và IIA. C. Chu kỳ 3 và các nhóm IIA và IIIA. D. Chu kỳ 2 và các nhóm IVA và VA. C©u 40. Cho 6,4g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp, nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 l khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là: A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Tài liệu đính kèm: