Đề ôn tập số 2 - Môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 2 - Môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập số 2 - Môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu
SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 - MÔN: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng giữa hexametylen điamin với axit?
Picric.	B. phtalic 	C. benzoic 	D. ađipic
Câu 2: Cho các chất NaCl, FeS2, Fe(NO3)2, NaBr, CaCO3, NaI. Có bao nhiêu chất mà khi tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng thì có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra?
3	B. 6	C. 5	D. 4
Câu 3:Hòa tan 51,1 gam hỗn hợp X gồm NaCl và CuSO4 vào nước đựng dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở 2 cực thì dừng lại, thì thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra ở catot (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phần trăm khối lượng của CuSO4trong hỗn hợp X là:
94,25%	B. 73,22%	C. 68,69%	D. 31,31%
Câu 4: Dung dịch chứa 0,6 mol H2SO4 đặc, đun nóng hòa tan hết m gam Fe, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch X và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
15,40	B. 22,75	C. 8,60	D. 8,96
Câu 5: Cho m gam bột Mg vào 500ml dung dịch FeCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch thay đổi 2,4 gam so với dung dịch ban đầu (nước bay hơi không đáng kể). Giá trị nào của m trong các giá trị sau là không thỏa mãn?
2,4	B. 12,4	C. 8,7	D. 9,6
Câu 6: Có thể điều chế một dung dịch diệt nấm là CuSO4 5% (d = 1,024 gam/ml) theo sơ đồ sau: CuS → CuO → CuSO4.
Để thu được 3125 lít thuốc diệt nấm trên cần bao nhiêu tấn nguyên liệu chứa 80% CuS về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ)? Biết hiệu suất của quá trình điều chế là 80%
0,12 tấn	B. 0,125 tấn	C. 0,1875 tấn	D. 0,15 tấn
Câu 7: Kim loại M có hóa trị n không đổi tác dụng với HNO3theo phản ứng 
M + HNO3→M(NO3)n + NO2 + NO + H2O ;	biết VNO2 : VNO = 2:1
Tỉ lệ phân tử HNO3 không bị khử và bị khử trong phương trình hóa học trên là
8 : 3	 B. 5 : 3	C. 3 : 8	D. 3 : 5
Câu 8: Cho các chất: Fructozơ, vinyl axetat, triolein (glixerol trioleat), glucozơ, Ala – Gly – Ala. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
3	B. 5	C. 4	D. 2 
Câu 9: Cho các dung dịch không màu đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: BaCl2, MgSO4, Na2SO4, KNO3, K2S. Nếu không dùng thêm thuốc thử nào khác thì nhận biết được nhiều nhất bao nhiêu dung dịch trong các dung dịch trên?
3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 10:Hợp chất hữu cơ được dùng để sản xuất tơ tổng hợp là
poli(metyl metacrylat)	B. poli(vinyl xianua)	
C. polistiren	D. poliisopren
Câu 11:Cho các nguyên tố X (Z = 11), Y (Z = 13), T (Z = 17). Nhận xét nào sau đây là đúng?
Các hợp chất tạo bởi X với T và Y với T đều là hợp chất ion.
Theo chiều X, Y, T bán kính của các nguyên tử tương ứng tăng dần.
Nguyên tử các nguyên tố X, Y, T ở trạng thái cơ bản đều có 1 electron độc thân
Oxit và hidroxit của X, Y, T đều là lưỡng tính
Câu 12: Hòa tan hết 23,2 gam hỗn hợp rắn X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng, dư rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 45,2 gam muối khan. Nếu khủ hoàn toàn lượng X trên thì sẽ thu được bao nhiêu gam sắt?
11,6	B. 11,2	C. 16,8	D. 12,8
Câu 13: Hỗn hợp bột nào sau đây tan hết trong dung dịch HCl dư?
Fe2O4 và Cu có tỉ lệ mol tương ứng 1:2	
 Fe(NO3)2 và Cu có số mol bằng nhau
CuS và Fe2O3 có số mol bằng nhau
CaCO3, MgSO4, và BaSO4 có số mol bằng nhau
Câu 14: Sắt không bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong không khí ẩm?
Sn	B. Zn	C. Ni	D. Pb
Câu 15: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H7NO2. Đem 15,4 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được m gam hỗn hợp 2 chất hữu cơ (đều làm đổi màu quì tím ẩm). Giá trị của m là
16,4	B. 19,8	C. 24,4	D. 13,2 
Câu 16: Bằng phương pháp hóa học, có thể phân biệt 3 dung dịch không màu: HCl loãng, KNO3, Na2SO4 đựng trong 3 lọ mất nhãn chỉ với thuốc thử là
Quỳ tím	B. BaCl2	C. Na2CO3	D.Bột Fe
Câu 17: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X (dung môi H2O) thấy xuất hiện kết tủa, cho tiếp dung dịch HCl vào lại thấy kết tủa tan ra. Vậy chất tan trong dung dịch X là 
C2H5NH3Cl	B. CH3COOH	C. C6H5NH3Cl	D. C6H5ONa
Câu 18: Khối lượng tripeptit được tạo thành từ 178 gam alanin và 75 gam glyxin là
	A. 199 g	B. 235 g	C. 217 g	D. 253 g
Câu 19: Cho các chất Al, Zn, Cr, Sn, Pb, Si có bao nhiêu chất tan được trong dung dịch NaOH đặc đun nóng
5	B. 6	C. 3	D. 4 
Câu 20: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức: H2N – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – CO – NH – CH2 – CH2 – CO – NH – CH(C6H5) – CO – NH – CH(CH3) – COOH. Khẳng định đúng là
Trong X có 4 liên kết peptit
Khi thủy phân X thu được 4 loại α – amino axit khác nhau
X là một pentapeptit
Trong X có 2 liên kết peptit
Câu 21: Thêm vài giọt dung dịch KSCN (không màu) vào dung dịch X chứa các ion Fe3+, Na+, Fe2+, 3Al3+, Cl – và SO42- thì có hiện tượng
Tạo dung dịch màu xanh lam	B. Tạo dung dịch màu đỏ máu
C. Tạo kết tủa màu nâu đỏ	D. Tạo kết tủa màu trắng xanh
Câu 22: Cho 27,6 gam axit salixylic (axit o-hidroxibenzoic) tác dụng hết với anhiđrit axetic, thì khối lượng este thu được là
A. 30,4 gam	B. 32 gam	C. 48 gam	D. 36 gam
Câu 23: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là:
	A. 453	B. 382	C. 328	D. 479
Câu 24: Cho hỗn hợp A gồm Al, Fe vào dung dịch B có chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch C; Cho dung dịch NaOH dư vào C được kết tủa D gồm hai hiđroxit kim loại. Trong dung dịch C có chứa
	A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2	B. Al(NO3)3 và Fe(NO3)2
	C. Al(NO3)3 và Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2	D. Al(NO3)3 và Fe(NO3)3
Câu 25: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực trơ trong thời gian 25 phút 44 giây, cường độ dòng điện là 5A thì dừng lại. Khối lượng dung dịch giảm là
	A. 3,2 gam	B. 2,56 gam	C. 3,84 gam	D. 2,88 gam
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn một chất béo bằng dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 2,78 gam C15H31COONa; m2 gam C17H31COONa và m3 gam C17H35COONa. Giá trị của m2 và m3 lần lượt là
	A. 3,02 gam và 3,05 gam	B. 6,04 gam và 6,12 gam
	C. 3,02 gam và 3,06 gam	D. 3,05 gam và 3,09 gam
Câu 27: - Cho a gam Fe (dư) vào V1 lít Cu(NO3)2 1M thu được m gam rắn.
 - Cho a gam Fe (dư) vào V2 lít AgNO3 1M, sau phản ứng thu được m gam rắn.
Mối liên hệ V1 và V2 là
 	A. 10V1 = V2+	B. V1 = 10V2	C. V1 = 2V2	D. V1 = V2
Câu 28: Người ta điều chế etyl axetat từ xenlulozơ và các chất vô cơ theo sơ đồ sau: xenlulozơ → glucozơ → ancol etylic → axit axetic → etyl axetat. Tính khối lượng xenlulozơ cần dùng để có thể điều chế được 1 mol etyl axetat. Biết hiệu suất chung của quá trình đạt 40%.
	A. 162 gam	B. 405 gam	C. 202,5 gam	D. 506,25 gam
Câu 29: Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dcịh NaOH 1M vào dung dịch thì thu được a gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
	A. 19,55	B. 15,39	C. 20,52	D. 18,81
Câu 30: Hiện tượng nào xảy ra trong thí nghiệm sau: Cho 0,1 mol Na vào 100 ml dung dịch chứ CuSO4 1M và H2SO4 1M (loãng) ?
	A. Chỉ có khí bay lên
	B. Chỉ có kết tủa
	C. Có khí bay lên và có kết tủa màu xanh.
	D. Có khí bay lên và có kết tủa màu xanh sau đó kết tủa lại tan.
Câu 31: Lên men 45 gam glucozơ thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) bay ra và còn hỗn hợp chất hữu cơ X gồm C2H5OH và glucozơ dư. Đốt cháy hoàn toàn X thì số mol CO2 thu được là
	A. 1,3 mol	B. 1,2 mol	C. 1,5 mol	D. 1,15 mol
Câu 32: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
	A. 80%	B. 75%	C. 60%	D. 71,43%
Câu 33: Phương pháp điều chế polime nào sau đây là đúng?
	A. Đồng trùng hợp axit terephtalic và etylen glicol để điều chế được poli(etylen-terephtalat)	B. Trùng hợp caprolactam tạo tơ nilon-6
	C. Trùng hợp ancol vinylic để điều chế poli(vinyl ancol)
	D. Đồng trùng ngưng buta-1,3-đien và vinylxianua để điều chế cao su buna-N
Câu 34: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X, lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
	A. 6,5 g	B. 4,2 g	C. 5,8 g	D. 6,3 g
Câu 35: Cho các dung dịch sau: NaOH, BaCl2, KHSO4, Al2(SO4)3, (NH4)SO4. Để phân biệt các dung dịch trên, dùng thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau thì sẽ cần tiến hành ít thí nghiệm nhất?
	A. H2SO4	B. KOH	C. Quỳ tím	D. Ba(OH)2
Câu 36: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?
	A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu	B. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe
	C. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu	D. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
Câu 37: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
	A. 8	B. 4	C. 6	D. 3
Câu 38: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
	A. kim loại và khí hiếm.	B. kim loại và kim loại.
	C. phi kim và kim loại.	D. khí hiếm và kim loại.
Câu 39: Hòa tan 19,5 gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 trong nước thu được 500 ml dung dịch A trong suốt. Thêm dần dung dịch HCl 1M vào dung dcịh A đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại thấy thể tích dung dịch HCl cần dùng là 100 ml. Phần trăm số mol mỗi chất trong A lần lượt là
	A.45% và 55%	B. 255 và 75%	C. 30% và 70%	D. 60% và 40%
Câu 40: Các nguyên tố thuộc nhóm IA, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì
	A. Bán kình nguyên tử tăng dần.	B. Tính khử giảm dần.
	C. Năng lượng ion hóa tăng dần.	D. Độ âm điện tăng dần.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE SO 02 - 2015.doc