Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết lần IV môn Hóa học Lớp 12

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết lần IV môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết lần IV môn Hóa học Lớp 12
ÔN TẬP KIỂM TRA LẦN 4
Họ tên:...........................................................Lớp 12.........
 Câu 1: Chọn 1 sơ đồ đúng nêu được nguyên tắc sản xuất gang theo nguyên tắc dùng CO khử oxit sắt ở t0 cao:
 A. Fe3O4 → FeO → Fe2O3 → Fe. 	B. FeO → Fe3O4 → Fe2O3 → Fe.
 C. Fe2O3 → FeO → Fe3O4 → Fe. 	D. Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe.
Câu 2: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III.	B. II, III và IV.	C. I, III và IV.	D. I, II và IV.
Câu 3: Để khử 2g một oxit kim loại hóa trị II cần 1,12lít khí H2 (đktc) . Tên kim loại là :
A. Ca ( M=40)	B. Zn ( M=65)	C. Mg ( M=24)	D. Fe ( M=56)
Câu 4: Cho Cu tác dụng với từng dd sau : HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với	 A. 2, 3, 5, 6.	 B. 2, 3, 5. 	 C. 1, 2, 3.	 D. 2, 3.
Câu 5: Để chuyển FeCl3 thành FeCl2, có thể cho dd FeCl3 tác dụng với kim loại nào sau đây?
A. Fe	B. Cu	C. Ag	D. Cả A và B đều được
Câu 6: Cho luồng khí H2 dư đi qua ống nghiệm chứa hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, FeO, Fe3O4. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp thu được sau phản ứng là:
A. Al2O3, MgO, Cu, Fe	B. Mg, Al, Cu, Fe
C. Al2O3, FeO, MgO, Fe, Cu	D. Mg, Al2O3, Cu, Fe
Câu 7: Khi cho lượng dư dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch trong ống nghiệm
A. chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục.	B. chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
C. chuyển từ màu da cam sang màu vàng.	D. chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
Câu 8: Cho Cu taùc duïng vôùi dd chöùa H2SO4 loaõng vaø NaNO3, vai troø cuûa NaNO3 trong phaûn öùng laø
A. moâi tröôøng	B. chaát xuùc taùc	C. chaát khöû.	D. chaát oxi hoùa
Câu 9: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là
A. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O	B. Na2CrO4, NaCl, H2O
C. Na2CrO4, NaClO, H2O	D. NaCrO2, NaCl, H2O
Câu 10: Để khử 6,4 gam một oxit kim loại cần 2,688 lít Hiđro (ở đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì giải phóng ra 1,792 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại đó.
A. Nhôm	B. Đồng	C. Magiê	D. Sắt
Câu 11: Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm chất nào sau đây?
A. Zn	B. Ni	C. Fe	D. Al
Câu 12: Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4 , FeCl2 , FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:	A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 13: Khử hoàn toàn 6,64 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng CO dư. Dẫn hỗn hợp khí thu được sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 g kết tủa. Khối lượng sắt thu được là
A. 3,12.gam	B. 5,36.gam	C. 4,4.gam	D. 5,63gam
Câu 14: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là	A. Fe3O4.	B. FeCO3.	C. FeS2.	D. Fe2O3.
Câu 15: Các chất trong dãy nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2	B. Fe3O4, Cu2O, CrO, FeCl2
C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2	D. CrO3, FeO, CrCl3, Cu2O
Câu 16: Cặp chất không phản ứng với nhau là:
A. FeCl2, Fe	B. FeCl3, Cu	C. FeCl2, AgNO3	D. FeCl3, Fe
Câu 17: Cho 23,84g hỗn hợp Fe và Cr tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 9,856 (l) khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe và Cr trong hh trên là
	A. 13,44g và 10,4g	B. 11,92g và 11, 92g	C. 13,84g và 10g	D. 10,5g và 13,34g
Câu 18: Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng sinh ra một chất khí không màu bị hoá nâu trong không khí. Tỉ lệ mol của Fe và HNO3 là:
 A. 1 : 2. B. 1 : 1. 	C. 1 : 4. 	 D. 1 : 6.
Câu 19: Cho 4,8g một kim loại R hoá trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là :	A. Zn.	B. Fe.	C. Mg.	D. Cu
Câu 20: Cho các chất Al2O3 ; Fe2O3 ; NaHCO3 ; Al . Số chất tác dụng với dung dịch KOH là :
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
 Câu 21: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A.34,44. 	B. 47,4. 	C. 30,18. D. 12,96.
Câu 22: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
A. CuSO4. B. H2SO4 đặc, nóng, dư.	C. HNO3 đặc, nóng, dư.	D. MgSO4.
 Câu 23: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là 
	 A. 3/14. 	B. 4/7. 	C. 1/7. 	D. 3/7.
Câu 24: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 , để thu được Fe(NO3)2 cần cho :
A. Fe dư	B. HNO3 đặc nóng	C. HNO3 rất loãng.	D. HNO3 dư
 Câu 25: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là: A. Cu, Fe, Al. 	B. Fe, Al, Cr. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Mg, Al.
Câu 26: Hòa tàn hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,2 mol FeO vào dd HCl dư thu được dd A. Cho NaOH dư vào dd A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn, m có giá trị là
A. 16g	B. 32g	C. 48g	D. 52g
Câu 27: Cho hai phương trình: Cu + 2FeCl3 2FeCl2 + CuCl2 và Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu.
	Có thể rút ra kết luận nào sau đây?
A. Tính khử : Fe2+ > Fe > Cu.	B. Tính oxi hóa : Fe2+ > Cu2+ > Fe3+.
C. Tính khử : Fe > Fe2+ > Cu	D. Tính oxi hóa : Fe3+ > Cu2+ > Fe2+
Câu 28: Cho Fe kim loại vào các dd MgCl2 ; FeCl3 ; AgNO3, Pb(NO3)2. Số phản ứng xảy ra là :
A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 29: Cho Fe có Z=26 . Cấu hình electron của ion Fe2+ là :
A. 1s22s22p63s23p63d6	B. 1s22s22p63s23p63d5
C. 1s22s22p63s23p63d64s2	D. 1s22s22p63s23p64s2
Câu 30: Thổi khí NH3 dư qua 1,5 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được lượng chất rắn bằng:
A. 0,76 gam	B. 1,14 gam	C. 0,52 gam	D. 0,68 gam
Câu 31: Khi đun nóng hỗn hợp Fe và S thì tạo thành sản phẩm nào sau đây?
A. FeS2	B. Fe2S3	C. FeS	D. Cả A và B
Câu 32: Cho 1,12 g một kim loại tác dụng với dd H2SO4 loãng tạo ra 3,04g muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Zn	B. Cu	C. Cr	D. Fe
Câu 33: §èt ch¸y bét crom trong oxi dư thu ®ưîc 2,28 gam mét oxit duy nhÊt. Khèi l­îng crom bÞ ®èt ch¸y lµ:
A. 1,56 gam	B. 1,74 gam	C. 1,19 gam	D. 0,78 gam
Câu 34: Cho Fe tác dụng với H2O ở nhiệt độ lớn hơn 5700C thu đợc chất nào sau đây?
A. Fe2O3	B. FeO	C. Fe3O4	D. Fe(OH)3
Câu 35: Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
	A. 3,31 gam	B. 2,33 gam	C. 1,71 gam	D. 0,98 gam
 Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là 
	 A. 18,90 gam. 	B. 37,80 gam. 	C. 28,35 gam. 	D. 39,80 gam.
Câu 37: Phản ứng nào sau đây tạo ra được Fe(NO3)3?
A. Fe(NO3)2 + Cl2 B. Fe dư + AgNO3	C. Fe + Cu(NO3)2	D. Fe + HNO3 đặc, nguội
Câu 38: Trong số các cặp kim loại sau đây, cặp nào bền trong môi trường không khí và nước nhờ có màng oxit bảo vệ?	A. Fe và Al	B. Fe và Cr	C. Al và Cr	D. Cu và Al
Câu 39: Fe là kim loại có tính khử ở mức độ nào sau đây?
A. Rất mạnh	B. Mạnh	C. Trung bình	D. Yếu
Câu 40: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng kết thúc, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
	A. 7,84.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 10,08.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_kiem_tra_lan_iv_mon_hoa_hoc_lop_12.doc