Đề ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Lê Mạnh Cường

pdf 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Lê Mạnh Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Lê Mạnh Cường
Trường THPT Ôn tập HKI Hóa học 12 
GV: LÊ MẠNH CƯỜNG Trang 1 
ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 12 
NĂM HỌC: 2015 – 2016 
Câu 1: Cho các hợp chất sau: (1) CH3COONH3CH3, (2) H2NCH2COOH, (3) C2H5NH2, (4) CH3COONH4, 
(5) C6H5NH3Cl. Dãy các hợp chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit và tác dụng dung dịch bazơ? 
A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (2), (5) 
Câu 2: Số đồng phân amin bậc một có vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là: 
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 
Câu 3: Có các chất sau: (1) phenyl amoniclorua, (2) amoniac, (3) axit glutamic, (4) valin, (5) natriaxetat, 
(6) metyl amoniclorua. Dãy chất tác dụng với dung dịch HCl là: 
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (2), (3), (4), (6) C. (2), (3), (4), (5) D. (2), (4), (5), (6) 
Câu 4: Cho một amin (X) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được muối có công thức RNH3Cl. Biết 
trong X có chứa 19,17% nitơ về khối lượng. Số công thức cấu tạo của X là: 
A. 3 B. 8 C. 2 D. 4 
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng: 
A. Đipeptit glyxylalanin mạch hở có 2 liên kết peptit. 
B. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. 
C. Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. 
D. Metyl amin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ. 
Câu 6: Các điều khẳng định nào sau đây là không đúng? 
A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương. 
B. Glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. 
C. Các dung dịch glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. 
D. Xenlulozơ và tinh bột có cùng công thức cấu tạo. 
Câu 7: Một loại mùn cưa có chứa 50% xenlulozơ dùng để sản xuất ancol etylic. Muốn điều chế 1 tấn ancol 
etylic với hiệu suất 70% thì khối lượng mùn cưa cần dùng là: 
A. 5031 kg B. 5430 kg C. 5432 kg D. 5060 kg 
Câu 8: Số đồng phân  -aminoaxit có công thức C4H9O2N là: 
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 
Câu 9: Hợp chất X là este của ancol metylic có CTPT là C4H8O2. Tên X là: 
A. metyl isopropionat B. etyl axetat C. metyl axetat D. metyl propionat 
Câu 10: Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit thu được sản phẩm gồm: 
A. C17H35COOH và glixerol B. C17H33COONa và glixerol 
C. C15H31COONa và glixerol D. C17H35COONa và glixerol 
Câu 11: Hợp chất CH3-CH(NH2)-CH3 có các tên gọi là: 
A. propan-2-amin B. đimetylamin C. isopropyl amin D. alanin 
Câu 12: Cho các polime: (1) (-CH2-CH2-)n, (2) (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (3) [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n, 
(4) [C6H7O2(OH)3]n. Tên gọi tương ứng các polime trên là: 
A. Nhựa PE, cao su buna, tơ poliamit, xenlulozơ. B. Poli etilen, cao su buna, tơ nilon-6,6, xenlulozơ 
C. Poli etilen, cao su isopren, tơ nilon-6, tơ olon D. Poli etilen, poli butađien, tơ capron, xenlulozơ 
Câu 13: Phản ứng hóa học nào sau đây không xảy ra? 
A. 2H2NCH2COOH + 2Ag  2NH2CH2COOAg + H2 
B. CH3COOC2H3 + NaOH 
ot CH3COONa + CH3CHO 
C. CH3CH2NH2 + HCOOH  HCOONH3C2H5 
D. CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O 
Câu 14: Peptit X bị thủy phân theo phương trình phản ứng: X + 2H2O  2Y + Z (trong đó Y, Z là các 
aminoait). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 
1,68 lit O2 đktc thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 đktc. Biết Z có CTPT trùng với 
công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là: 
A. alanin B. lysin C. glyxin D. axit glutamic 
Câu 15: Khối lượng của một đoạn tơ capron và tơ nilon-6,6 lần lượt là 17176u và 27346u. Số mắc xích 
trong đoạn mạch tơ capron và nilon-6,6 nêu trên lần lượt là: 
A. 114 và 152 B. 152 và 121 C. 121 và 152 D. 113 và 114 
Trường THPT Ôn tập HKI Hóa học 12 
GV: LÊ MẠNH CƯỜNG Trang 2 
Câu 16: Nhúng lá sắt nhỏ lần lượt vào các dung dịch sau: AlCl3, H2SO4 (đặc, nóng, dư), Fe2(SO4)3, NaCl, 
Pb(NO3)2, HNO3 loãng dư. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe (II) là: 
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 17: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,4 lit dung dịch HCl 0,5M thu 
được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M sau phản ứng thu 
được dung dịch chứa 34,2 gam muối. Phần trăm khối lượng nitơ có trong X là: 
A. 9,524% B. 11,966% C. 10,687% D. 10,526% 
Câu 18: Đôt cháy hoàn toàn 12,15 gam hỗn hợp gồm 2 este đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu 
được 11,76 lit khí CO2 đktc và 9,45 gam H2O. Công thức phân tử của hai este trên lần lượt là: 
A. C3H4O2 và C4H6O2 B. C3H6O2 và C4H8O2 
C. C2H4O2 và C3H4O2 D. C2H4O2 và C3H6O2 
Câu 19: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là: 
A. dễ bị oxi hóa B. tính bazơ C. tính axit D. dễ bị khử 
Câu 20: Tinh bột và xenlulozơ là: 
A. monosaccarit B. polisaccarit C. đisaccarit D. polieste 
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam kim loại M vào 312,5 ml dung dịch HCl 0,8M, sau phản ứng thu được 
dung dịch X và có khí H2 thoát ra. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch MgCl2 dư thì thu được 4,35 gam 
kết tủa. Nhận định nào sau đây về kim loại là không đúng? 
A. M có tính khử mạnh hơn Mg. B. M có 1 electron ở lớp ngoài cùng. 
C. Công thức oxit của M là MO D. Ion kim loại M có tính oxi hóa yếu hơn Fe2+ 
Câu 22: Cho các phát biểu sau: 
(1) Quỳ tím đổi màu trong dung dịch metylamin. 
(2) Este là chất béo. 
(3) Các peptit có phản ứng màu biure. 
(4) Có thể phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3, to 
(5) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 
Số phát biểu đúng là: 
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 23: Vật làm bằng hợp kim Zn-Fe trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan oxi) đã xảy ra 
quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot (cực âm) xảy ra quá trình: 
A. Khử Zn B. Khử O2 C. Oxi hóa Zn D. Oxi hóa Fe 
Câu 24: Cho các hợp chất sau: (1) KCl, (2) C2H5OH/HCl, (3) CaCO3, (4) NaCl, (5) CH3COOH, (6) 
H2NCH(CH3)COOH. Dãy những chất tác dụng với glyxin là: 
A. (2), (3), (4), (5), (6) B. (1), (2), (3), (4) C. (3), (4), (5), (6) D. (2), (3), (5), (6) 
Câu 25: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự giảm dần tính bazơ: (1) anilin; (2) etylamin; (3) 
đietylamin; (4) natri hiđroxit; (5) amoniac; (6) điphenylamin. 
A. (4) > (6) > (3) > (5) > (2) > (1) B. (4) > (3) > (2) > (5) > (1) > (6) 
C. (4) > (5) > (2) > (3) > (1) > (6) D. (6) > (4) > (2) > (3) > (5) > (1) 
Câu 26: Thủy phân đến cùng protein thu được: 
A. Các aminoaxit giống nhau. B. Các aminoaxit khác nhau. 
C. Các chuối polipeptit D. Các  -aminoaxit 
Câu 27: Nhúng thanh kim loại M có hóa trị n vào 1120 ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi kết thúc phản 
ứng, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344 gam và nồng độ dung dịch CuSO4 còn lại là 0,05M (cho rằng Cu 
sinh ra bám hết vào thanh kim loại M). Kim loại M là: 
A. Mg B. Al C. Fe D. Zn 
Câu 28: Hòa tan hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung 
dịch X. Cho bột đồng dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Chất tan trong dung dịch Y gồm: 
A. MgSO4, Fe2(SO4)3, CuSO4 B. MgSO4, Fe2(SO4)3, FeSO4, CuSO4 
C. MgSO4, CuSO4 D. MgSO4, FeSO4, CuSO4 
Câu 29: Các chất nào sau đây được gọi là este? 
A. C2H5OC2H5 B. CH3COOCH=CH2 C. C6H5COOCH3 D. HOOCC2H5 
Câu 30: Từ vinyl clorua có thể điều chế poli vinyl clorua bằng phản ứng? 
A. trao đổi B. trùng ngưng C. oxi hóa khử D. trùng hợp 
----------- HẾT ---------- 
Trường THPT Ôn tập HKI Hóa học 12 
GV: LÊ MẠNH CƯỜNG Trang 3 
QUÝ THẦY CÔ CÓ NHU CẦU 
THÊM ĐỀ ÔN TẬP 12 HK1 
XIN LIÊN HỆ ĐẾN MÌNH QUA 
SỐ ĐIỆN THOẠI 
0931264371 (CƯỜNG) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2015_2016_le_m.pdf