ÔN TẬP HỌC KÌ I Loại tơ nào dưới đây thường dùng dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi ‘len’ đan áo rét ? A. Tơ capron B. Tơ lapsan C. Tơ nitron D. Tơ nilon-6,6 Chất nào sau đây có tên gọi là vinyl axetat? A. CH2=CH-COOCH3. B. CH3COO-CH=CH2. C. CH3COOC2H5. D. CH2=C(CH3)-COOCH3. Nguyên nhân gây nên tính chất vật lí chung của kim loại là: A. Các electron lớp ngoài cùng B. Các electron hóa trị. C. Các electron hóa trị và các electron tự do D. Các electron tự do Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là: A. 360 gam. B. 270 gam. C. 250 gam. D. 300 gam. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Tên gọi của amin đó là A. đimetylamin. B. đietylamin. C. metyl iso-propylamin. D. etyl metylamin. Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là: A. 0,56 gam. B. 11,2 gam. C. 1,12 gam. D. 5,6 gam. Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng. B. Ngoài fructozơ, trong mật ong cũng chứa nhiều glucozơ. C. H2NCH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường. D. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp. Một este E mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả nguyên tố nhóm IA, IIA đều là nguyên tố kim loại. B. Crom là chất cứng nhất; vàng là kim loại dẻo nhất; bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất. C. Để tấm sắt được mạ kín bằng thiếc ngoài không khí ẩm sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa. D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác? A. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức. B. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường, làm quỳ tím hóa xanh. C. Etyl fomat cho được phản ứng tráng gương. D. Amino axit là chất rắn ở điều kiện thường và dễ tan trong nước. Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc - aminoaxit khác nhau? A. 6 chất B. 5 chất C. 8 chất D. 3 chất Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xẩy ra là A. Có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan. B. Dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ. C. Có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan. D. Dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ. Cho peptit : H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH Thủy phân hoàn toàn peptit trên thu được bao nhiêu amino axit khác nhau ? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là bao nhiêu? A. 10,2 gam B. 8,2 gam C. 10,5 gam. D. 12,3 gam Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là: A. (2), (3). B. (2), (4). C. (1), (2). D. (3), (4). Cho 1 mol peptit X mạch hở có phân tử khối là 461gam/mol thủy phân (xt enzim) thu được hỗn hợp các α-aminoaxit có tổng khối lượng là 533 gam. Vậy X thuộc loại peptit nào sau đây? A. hexapeptit B. pentapeptit C. tetrapeptit D. tripeptit Este có CTPT C2H4O2 có tên gọi nào sau đây? A. metyl propionat. B. etyl fomat. C. metyl axetat. D. metyl fomat. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Ala-Gly-Gly. B. Ala-Gly. C. Ala-Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly. Nhóm các chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam là A. saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol. B. glixerol, glucozơ, frutozơ, saccarozơ. C. ancol etylic, glucozơ, fructozơ, glixerol. D. glixerol, glucozơ, anđehit axetic, etilenglicol. Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH2=CHCOONa và CH3OH B. CH3COONa và CH2=CHOH. C. CH3COONa và CH3CHO. D. C2H5COONa và CH3OH. Cho 15,6 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại X là A. K. B. Na. C. Li. D. Rb. Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Chất X có thể lên men rượu. Chất X là chất nào trong các chất sau? A. etyl axetat. B. glucozơ. C. tinh bột. D. sacacrozơ. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái qua phải là A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. D. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là A. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa. B. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH. C. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa. D. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây? A. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính. B. Amin tác dụng với axit cho muối. C. Các amin đều có tính bazơ. D. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3. Có các dung dịch sau (dung môi nước): CH3NH2 (1), anilin (2), HOOCCH2CH(NH2)-COOH (3), amoniac (4), H2NCH2CH(NH2)COOH (5), lysin (6), axit glutamic (7). Số chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất của quá trình lên men là 85%. Khối lượng ancol thu được là A. 390 kg. B. 389,8 kg. C. 398,8 kg. D. 458,58 kg. Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ? A. glyxin, lysin, axit glutamic. B. alanin, axit glutamic, valin. C. glyxin, valin, axit glutamic. D. glyxin, alanin, lysin. Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là A. PE. B. amilopectin. C. PVC. D. nhựa bakelit. Phát biểu đúng là: A. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều. B. Tất cả các este phản ứng với dd kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và rượu (ancol). C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2. D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là A. CH3NH2. B. CH3COOCH3. C. CH3OH. D. CH3COOH. Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH2=CH-CH2-COO-CH3. B. CH2=CH-COO-CH2-CH3. C. CH3 -COO-CH=CH-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH=CH2. Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2 (đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là A. 1,17 . B. 2,34 . C. 4,68 . D. 3,51. Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? A. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. Cho các phát biểu sau: (1) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước. (2) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no. (3) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit. (4) Các chất béo đều tan trong dung dịch kiềm đun nóng. (5) Tripeptit glyxylglyxylalanin có 3 gốc a-amino axit và 2 liên kết peptit. (6) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch KOH, thu được (m + 2,660) gam hỗn hợp muối. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được (m + 1,825) gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là A. 3,83. B. 6,50. C. 6,19. D. 5,61. Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được chất rắn khan có khối lượng là m gam. Giá trị của m là A. 74,15. B. 70,55. C. 48,65. D. 59,60. Cho 18,5 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp các muối vô cơ. Giá trị của m là A. 23,10. B. 21,15. C. 24,45. D. 19,10.
Tài liệu đính kèm: