Đề ôn tập chương 1. Câu 1: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng sau (nếu xảy ra): a) KCl + Al2(SO4)3 → b) Pb(NO3)2 + Na2S → Câu 2: Viết ptpư dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng theo sơ đồ sau: a) Fe2(SO4)3 + ? → K2SO4 + ? b) CaCl2 + ? → CaCO3 + ? Câu 3: Trong dung dịch sau, có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không ? Tại sao ? a) Cu2+ , SO42-, Ba2+, Cl- b) H+, Na+, Cl-, OH- c) K+, Fe3+, Cl-, NO3- d) Al3+, K+, OH-, NO3- Câu 4: a) Tính pH của dung dịch H2SO4 10-4 M b) Một mẫu nước cam tại siêu thị có pH = 2,6. Tính nồng độ mol ion OH- có trong nước cam c) Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịchY. d) Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06 M. Tính pH của dung dịch tạo thành Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 100 ml dung dịch FeCl3 0,2 M vào 100 ml dung dịch NaOH 0,3 M thu được m gam kết tủa. Tính m ? Câu 6: a) Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M với 100 ml dung dịch KOH 0,5 M được dung dịch A. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch A. b) Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12 gam dung dịch H2SO4 98% sẽ thu được dung dịch B ? Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch B. Câu 7: a) Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, NO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch lượng muối khan thu được là bao nhiêu ? b) Dung dịch X chứa a mol Mg2+, b mol Al3+, 0,1 mol SO42-, 0,6 mol NO3-. Cô cạn X thì thu được 54,6 gam chất rắn khan. Tính giá trị a, b. Câu 8: a) Tính thể tích dung dịch HCl 0,3 M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,1 M. b) Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0,1 M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05 M thu được dung dịch A. Thể tích dung dịch NaOH 0,1M cần dùng để trung hoà dung dịch A là ? Ôn tập chương 1. Câu 1: Viết phương trình điện li trong dung dịch của các chất sau: H2SO3; Pb(OH)2; Cu(NO3)2. Câu 2: Viết phương trình phân tử và ion thu gọn (nếu có) khi trộn lẫn dung dịch các cặp chất sau K2SO3 và HCl c) AlCl3 và AgNO3 Zn(OH)2 + NaOH d) NaHSO3 + NaOH Câu 3: Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn sau: a) HS- + OH- → S2- + H2O b) Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 c) S2- + H+ → H2S d) Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O Câu 4: Viết phương trình phân tử và ion thu gọn của các phản ứng trong dung dịch theo sơ đồ sau: a) FeCl2 + ? → Fe(OH)2 + ? b) HCl + ? → ? + SO2 + H2O c) Ba(NO3)2 + ? → ? + NaNO3 d) Al(OH)3 + ? → KAlO2 + ? Câu 5: Dung dịch A chứa các ion: 0,1 mol Fe2+; 0,2 mol SO42-; 0,1 mol Cl- và x mol Zn2+. Cô cạn A thu được m gam muối khan. Tính x và m. Câu 6: Trộn 100 ml dung dịch MgSO4 0,1M với 300 ml dung dịch KOH 0,1 M thu được dung dịch D và m gam kết tủa. a) Tính m. b) Tính nồng độ các ion trong D. Câu 7: a) Trộn 100 ml dung dịch NaOH 0,2M với 200 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. b) Trộn 100 ml dung dịch X gồm: HCl 0,1M và H2SO4 0,1M với 100ml dung dịch KOH 0,1M thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y. Câu 8: Cho 3,9 gam Zn vào 500 ml dung dịch HCl có pH = 1. Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc. Câu 9: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau : a) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 b) Cho Na2CO3 vào dung dịch CaCl2 c) Cho Na dư vào dung dịch CuSO4 Câu 10: Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch a) ,; ; . b) ; ; ; . c) ; ; ;. d) ;; ; . Câu 11: Có 4 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion. Các loại ion trong 4 dung dịch gồm: Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, SO42–, Cl–, CO32–, NO3–. Đó là 4 dung dịch gì ? Câu 12: Chia 19,8 gam Zn(OH)2 làm hai phần bằng nhau: Phần 1: Cho vào 150 ml dung dịch H2SO4 1M. Phần 2: Cho vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành trong mỗi phần. Cho Zn=65; S=32; O=16; Na=23.
Tài liệu đính kèm: