Đề ôn tập Chương 7, 8, 8 môn Hóa học 12

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Chương 7, 8, 8 môn Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập Chương 7, 8, 8 môn Hóa học 12
ÔN TẬP CHƯƠNG 7,8,9
CROM-SẮT-ĐỒNG-NHẬN BIẾT-
HÓA MÔI TRƯỜNG
Họ, tên học sinh:......................................................................lớp 12........
Câu 1: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?
A. FeCl2 .	B. FeCl3.	C. MgCl2.	D. AlCl3.
Câu 2: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Fe3+, Cu2+, Ag+	B. Zn2+, Cu2+, Ag+	C. Cr2+, Au3+, Fe3+	D. Cr2+, Cu2+, Ag+
Câu 3: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là
A. N2O.	B. N2.	C. NH3.	D. NO2.
Câu 4: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4 và ZnCl2.	B. CuSO4 và HCl.	C. ZnCl2 và FeCl3.	D. HCl và AlCl3.
Câu 5: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe(NO3)2, FeCl3.	B. Fe(OH)2, FeO.	C. Fe2O3, Fe2(SO4)3.	D. FeO, Fe2O3.
Câu 6: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch
A. NaOH.	B. Na2SO4.	C. NaCl.	D. CuSO4.
Câu 7: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe(OH)3.	D. Fe(NO3)3.
Câu 8: Nhận định nào sau đây sai?
A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4.	B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3.
C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2.	D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3.
Câu 9: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe2O3.	B. Fe(OH)2.	C. FeO.	D. Fe3O4.
Câu 10: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. H2SO4.	B. FeCl3.	C. HCl.	D. HNO3.
Câu 11: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. CaCl2.	B. NaCl.	C. KCl.	D. CuCl2.
Câu 12: Cho phản ứng: FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 10.	B. 4.	C. 8.	D. 6.
Câu 13: Cho dãy các kim loại : Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 3	B. 6	C. 4	D. 5
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.
C. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2.
D. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.
Câu 15: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Hematit đỏ.	B. Pirit sắt.	C. Xiđerit.	D. Manhetit.
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. HCl, NaOH.	B. HCl, Al(OH)3.	C. Cl2, Cu(OH)2.	D. Cl2, NaOH.
Câu 17: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr	 B. Fe, Al, Ag	 C. Fe, Al, Cu	 D. Fe, Zn, Cr
Câu 18: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:
A. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
B. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép.
C. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép.
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
Câu 19: Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?
A. H2	B. CO	C. Al	D. Na.
Câu 20: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. Fe(NO3)3	B. Fe(NO3)3, HNO3	C. Fe(NO3)2	D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3
Câu 21: Hematit là một trong những quặng quan trọng của sắt. Thành phần chính quan trọng của quặng là
A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. FeCO3.
Câu 22: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?
A. Zn	B. Fe	C. Cu	D. Ag
Câu 23: Trong các phản ứng hóa học cho dưới đây, phản ứng nào không đúng ?
A. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2	B. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
C. Fe + Cl2 ® FeCl2	D. Fe + H2O ® FeO + H2
Câu 24: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của Fe?
A. Kim loại nặng, khó nóng chảy	B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn
C. Dẫn điện và nhiệt tốt	D. Có tính nhiễm từ
Câu 25: Thêm dd NaOH dư vào dd chứa 0,015 mol FeCl2 trong không khí. Khi các pứ xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 1,095 gam	B. 1,350 gam	C. 1,605 gam	D. 13,05 gam
Câu 26: Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 15 gam	B. 20 gam.	C. 25 gam.	D. 30 gam.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,24.	B. 2,80.	C. 1,12.	D. 0,56.
Câu 28: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 3,36 gam.	B. 2,52 gam.	C. 1,68 gam.	D. 1,44 gam.
Câu 29: Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là
A. 0,84%.	B. 0,82%.	C. 0,85%.	D. 0,86%.
Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 5,81 gam.	B. 6,81 gam.	C. 4,81 gam.	D. 3,81 gam.
Câu 31: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.
A. 2,24 lit.	B. 4,48 lit.	C. 6,72 lit.	D. 67,2 lit.
Câu 32: Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là
A. 1,9990 gam.	B. 1,9999 gam.	C. 0,3999 gam.	D. 2,1000 gam
Câu 33: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
A. 231 gam.	B. 232 gam.	C. 233 gam.	D. 234 gam.
Câu 34: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là
A. 5,6 gam.	B. 2,8 gam.	C. 1,6 gam.	D. 8,4 gam.
Câu 35: * Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 34,36.	B. 35,50.	C. 38,72.	D. 49,09.
Câu 36: * Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các
quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là
A. 12,8.	B. 6,4.	C. 9,6.	D. 3,2.
Câu 37: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +2; +4, +6.	B. +2, +3, +6.	C. +1, +2, +4, +6.	D. +3, +4, +6.
Câu 38: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng.	B. màu da cam sang màu vàng.
C. không màu sang màu da cam.	D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 39: Oxit lưỡng tính là
A. Cr2O3.	B. MgO.	C. CrO.	D. CaO.
Câu 40: Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH Na2CrO4 + NaBr + H2O
Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 41: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 
Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là
A. Cr(OH)3 và Na2CrO4.	B. Cr(OH)3 và NaCrO2.
C. NaCrO2 và Na2CrO4.	D. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
Câu 42: Số oxi hóa của crom trong hợp chất CrO3 là
A. +6.	B. +4.	C. +3.	D. +2.
Câu 43: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Fe và Al.	B. Fe và Cr.	C. Mn và Cr.	D. Al và Cr.
Câu 44: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?
A. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch HCl.	B. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
C. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.	D. Cho CrO3 vào H2O.
Câu 45: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)
A. 29,4 gam	B. 59,2 gam.	C. 24,9 gam.	D. 29,6 gam
Câu 46: Khối lượng bột nhôm cần dùng để điều chế được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 gam	B. 27,0 gam.	C. 54,0 gam.	D. 40,5 gam
Câu 47: §èt ch¸y bét crom trong oxi d thu ®îc 2,28 gam mét oxit duy nhÊt. Khèi lîng crom bÞ ®èt ch¸y lµ:
A. 0,78 gam	B. 1,56 gam	C. 1,74 gam	D. 1,19 gam
Câu 48: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư), thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 6,72.
Câu 49: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư), thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là
A. 3,36.	B. 4,48.	C. 2,24.	D. 6,72.
Câu 50: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?
A. NO2.	B. NO.	C. N2O.	D. NH3.
Câu 51: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 10.	B. 8.	C. 9.	D. 11.
Câu 52: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 53: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe.	B. Fe và Au.	C. Al và Ag.	D. Fe và Ag.
Câu 54: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2.	B. Cu + AgNO3.	C. Zn + Fe(NO3)2.	D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 55: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag.	B. Fe.	C. Cu.	D. Zn.
Câu 56: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4.	B. AgNO3.	C. KNO3.	D. HCl.
Câu 57: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe.	B. Mg và Zn.	C. Na và Cu.	D. Fe và Cu.
Câu 58: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là
A. Cu.	B. Al.	C. CO.	D. H2.
Câu 59: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3.	B. HNO3.	C. Cu(NO3)2.	D. Fe(NO3)2.
Câu 60: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch
A. H2SO4 đặc, nóng.	B. H2SO4 loãng.	C. FeSO4.	D. HCl.
Câu 61: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Al.	B. Zn.	C. Fe.	D. Ag.
Câu 62: Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là
A. Mg.	B. Cu.	C. Fe.	D. Zn.
Câu 63: Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là
A. 21, 56 gam.	B. 21,65 gam.	C. 22,56 gam.	D. 22,65 gam.
Câu 64: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 12,37%.	B. 87,63%.	C. 85,88%.	D. 14,12%.
Câu 65: Để phận biệt Al3+ và Zn2+ không dùng thuốc thử
A. NH3.	B. NaOH.	C. Na2CO3.	D. Na2S.
Câu 66: Để phận biệt CO2 và SO2 không dùng thuốc thử
A. Dung dịch Br2.	B. Dung dịch I2	C. Dung dịch nước vôi.	D. Dung dịch H2S.
Câu 67: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau : AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Để phân biệt 4 dung dịch chỉ dùng một thuốc thử và chỉ thử một lượt thì thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2.	B. dung dịch H2SO4.	C. dung dịch AgNO3.	D. dung dịch Na2CO3.
Câu 68: Cho 3 dung dịch AgNO3, BaCl2, Na2CO3. Cho tác dụng với AlCl3 thi dung dịch nào cho kết tủa trắng
A. AgNO3	B. Na2CO3	C. AgNO3 và Na2CO3	D. BaCl2 và Na2CO3
Câu 69: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãnng và đun nóng, bởi vì:
A. tạo ra khí có màu nâu.	B. tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. tạo ra kết tủa có màu vàng.	D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 70: Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết thì dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây?
A. Dung dịch HNO3	B. Dung dịch KOH.	C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch NaCl.
Câu 71: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
A. H2S.	B. CO2.	C. SO2.	D. NH3.
Câu 72: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hịa bình, đó là :
A. Năng lượng mặt trời	B. Năng lượng thủy điện
C. Năng lượng gió.	D. Năng lượng hạt nhân
Câu 73: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dd Pb(NO3)2 thấy dd xuất hiện vết màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí :
A. SO2.	B. NO2.	C. Cl2.	D. H2S.
Câu 74: Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, chứa các ion : , Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên ?
A. Nước vơi dư	B. HNO3	C. Giấm ăn	D. Etanol .
Câu 75: Các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước gồm:
A. Các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb ...
B. Các anion: NO3-; PO43-; SO42-.
C. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học.
D. Cả A, B, C.
Câu 76: Hiện nay, các nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt của người dân ở nông thôn, người ta đã có giải pháp sản xuất khí metan bằng cách nào dưới đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogas.	
B. Thu khí metan từ bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.	
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.
Câu 77: ‘‘Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. O2.	B. SO2.	C. CO2.	D. N2.
Câu 78: Một trong những thách thức trong tương lai của loài người là tình trạng khan hiếm và cạn kiệt năng lượng. Để đảm bảo sự phát triển của nhân loại được bền vững, cần phải tiến hành thay thế dần việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch. Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng lượng sạch là:
A. (1), (2), (4).	B. (2), (3), (4).	C. (1), (3), (4).	D. (1), (2), (3).
Câu 79: Môi trường không khí, đất, nước xung quanh các nhà máy công nghiệp thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp nào dưới đây không thể được sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường?
A. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
B. Thay đổi công nghệ sản xuất để hạn chế chất thải độc hại.
C. Xả thải trực tiếp ra không khí, sông, biển để pha loãng chất thải độc hại.
D. Đầu tư hệ thống xử lý chất thải trước khi xả ra ngoài môi trường.
Câu 80: Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ôtô, xe máy là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là:
A. SO2, CO, NO.	B. SO2, CO, NO2.	C. NO, NO2, SO2.	D. NO2, CO2, CO.
------HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_chuong_7_8_8_mon_hoa_hoc_12.doc