Đề lý thuyết tổng hợp môn Hóa học

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1073Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề lý thuyết tổng hợp môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề lý thuyết tổng hợp môn Hóa học
ĐỀ LÝ THUYẾT TỔNG HỢP
Câu 1: Không gặp kim loại kiềm thổ trong tự nhiên ở dạng tự do vì:
	A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ
	B. Đây là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh
	C. Đây là những chất hút ẩm đặc biệt
	D. Đây là những kim loại điều chế bằng cách điện phân
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng: C3H7O2N +NaOH → (B) + CH3OH. CTCT của B là
	A. H2N-CH(CH3)COONa 	B. CH3CH2CONH2
	C. H2N-CH2-COONa 	D. CH3COONH4
Câu 3: Manhetit là quặng giàu sắt nhất nhưng hiếm có trong tự nhiên. Quặng manhetit chứa hợp chất sắt ở dạng:
	A. Fe3O4	B. Fe2O3	C. FeS2	D. FeCO3
Câu 4: Kim loại có độ cứng lớn nhất là:
	A. crom	B. kim cương	C. đồng	D. sắt
Câu 5: Có 4 chất rắn đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn gồm Mg, Al2O3, Al và Na. Để phân biệt 4 chất rắn trên thuốc thử nên dùng là:
	A. dung dịch HCl dư	B. dung dịch HNO3 dư
	C. dung dịch NaOH dư	D. H2O
Câu 6: Phát biểu không đúng là
	A. FeO và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong HCl dư
	B. Zn và Sn (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư
	C. Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng dư
	D. Na và Al (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong H2O dư
Câu 7: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng để lấy khí H2 khử oxit của kim loại Y (các phản ứng đều xảy ra). Hai kim loại X và Y lần lượt là:
	A. Zn và Ca	B. Mg và Al	C. Zn và Mg	D. Fe và Cu
Câu 8: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách
	A. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy
	B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2, rồi MgO, rồi khử bằng CO
	C. Điện phân dung dịch MgCl2
	D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch
Câu 9: Cho các dung dịch riêng lẽ mỗi chất sau: KCl, CuSO4, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, HCl, Fe(NO3)3, HNO3 loãng, (NH4)2SO4, H2SO4 đặc nóng. Nếu cho một ít bột Fe lần lượt vào mỗi dung dịch thì tổng trường hợp có phản ứng tạo ra muối Fe2+ là
	A. 5	B. 6	C. 7	D. 4
Câu 10: Khi tiến hành sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 người ta tiến hành hòa tan oxit này trong criolit nóng chảy. Phát biểu nào sau đây không đúng với mục đích sử dụng criolit?
	A. cung cấp thêm ion nhôm cho sản xuất
	B. hạ nhiệt độ nóng chảy của oxit nhôm
	C. tiết kiệm điện và tạo được chất lỏng dẫn điện tốt hơn
	D. criolit nóng chảy nổi lên trên tạo lớp màng bảo vệ nhôm nằm dưới
Câu 11: Số amin bậc III là đồng phân cấu tạo của nhau, có cùng công thức phân tử C5H13N là
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 12: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
	A. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa keo trắng
	B. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O
	C. Hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 có tỉ lệ mol 1:1 tan hết trong nước dư
	D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử giảm dần
Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo:
	A. polietilen, poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat)
	B. polibuta-1,3-dien, poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat)
	C. nilon-6, xenlulozo triaxetat, poli(phenol-fomandehit)
	D. poli stiren, nilon-6,6, polietilen
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit adipic và hexametylen điamin.
(2) Điều chế poli (vinyl ancol) bằng phản ứng trùng hợp ancol vinylic
(3) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-dien với stiren.
(4) Tơ xenlulozo axetat thuộc loại tơ hóa học
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
	A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 15: Cho các trường hợp sau: axetandehit (1); metyl axetat (2); axit fomic (3); etyl fomat (4); Glucozo (5). Số chất có thể tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 (trong điều kiện thích hợp) là
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 16: Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng:
(1) Si tác dụng với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với dung dịch HCl
(2) Người ta sản xuất nhôm từ quặng Boxit (Al2O3.2H2O) nhưng phải thêm criolit vào để giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tạo hỗn hợp nóng chảy có khả năng dẫn điện tốt hơn và có tỉ lệ khối nhỏ hơn, nổi lên ngăng không cho nhôm tạo thành bị oxi hóa trong không khí.
(3) Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có 2 kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân
(4) Trong các chất: Al(OH)3, Al, KHCO3, KCl, ZnSO4 có 3 chất thuộc loại chất lưỡng tính
(5) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 3,2 gam Fe2O3 sau phản ứng thu được 5,9 gam chất rắn
	A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 17: Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C5H10O2 với dung dịch NaOH thu được C2H5COONa và ancol Y. Y có tên là 
	A. Ancol Etylic 	B. Ancol Propyolic 	C. Ancol isopropyolic 	D. Ancol Metylic 
Câu 18: Cho dãy các cation kim loại :Ca2+, Cu2+, Na+, Zn2+ .Cation kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy
 A. Ca2+	B. Cu2+ 	C. Na+ 	D. Zn2+ 
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai ?
 	A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần 	B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đếu tác dụng được với nước 	
	C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh 	
	D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do màng oxi Al2O3 bền vững bảo vệ 
Câu 20: Cho hỗn X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được 2 kết tủa gồm 2 hidroxit kim loại. Dung dịch Z chứa 
	A. Zn(NO3)2, AgNO3,Fe(NO3)3 	B. Zn(NO3)2 ,Fe(NO3)2 	
	C. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 	D. Zn(NO3)2,Cu(NO3)2, Fe(NO3)3
Câu 21: Oxit nào sau đây là lưỡng tính ?
	A. Fe2O3 	B. CrO	C. Cr2O3 	D. CrO3 
Câu 22: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)
 A. Cu(NO3)2	B. FeCl2 	C. K2SO4 	D. FeSO4 
Câu 23: Hợp chất H2N-CH2-COOH phản ứng được với : (1) NaOH, (2) HCl, (3) C2H5OH, (4) HNO2
 A. (1), (2), (3), (4) 	B. (2), (3), (4) 	C. (1), (2), (4)	D. (1), (2), (3)
Câu 24: Dãy kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là 
 A. Na, Cu	B. Ca, Zn	C. Fe, Ag	D. K, Al
Câu 25: Chất nào sau đây tác dụng với tripanmitin
	A. H2.	B. Dung dịch NaOH.	C. Dung dịch Br2. 	D. Cu(OH)2.
Câu 26: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ?
	A. AgNO3/NH3 và NaOH.	B. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.	
	C. HNO3 và AgNO3/NH3.	D. Nước brom và NaOH.
Câu 27: Những phản ứng hóa học lần lượt để chứng minh rằng phân tử glucozơ có nhóm chức CHO và có nhiều nhóm OH liền kề nhau là:
 	A. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu.	
	B. Phản ứng tráng gương và phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam.	
	C. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men rượu.	
	D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân.
Câu 28: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
	A. thủy luyện.	B. điện phân dung dịch.
	C. nhiệt luyện.	D. điện phân nóng chảy.
Câu 29: Trong ăn mòn điện hóa học xảy ra đồng thời
	A. Sự khử cực  ở âm, sự hòa tan ở cực dương
	B. Sự oxi hóa ở cực dương, sự khử ở cực âm
	C. Sự oxi hóa ở cực âm, sự khử ở cực dương
	D. Sự oxi hóa ở cực dương, sự kết tủa ở cực âm
Câu 30: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
	A. W.	B. Cr.	C. Pb.	D. Hg.
Câu 31: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là
	A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 32: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học  trước là
	A. (2), (3) và (4).	B. (3) và (4).	C. (1), (2) và (3).	D. (2) và (3).
Câu 33: Phản ứng không thể xảy ra là
	A. Fe với dung dịch FeCl2.	B. Fe với dung dịch FeCl3.
	C. Fe với dung dịch Cu(NO3)2.	D. Fe với dung dịch HNO3 đặc nóng.
Câu 34: Thêm từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch K2CrO4 được dung dịch X, sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sự chuyển màu của dung dịch là
	A. từ vàng sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng.
	B. từ không màu sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng.
	C. từ da cam sang vàng sau đó từ vàng sang da cam.
	D. từ không màu sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.
Câu 35: Phát biểu không đúng là:
	A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
	B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
	C. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
	D. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước.
Câu 36: Trong số các chất : tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, tripeptit, glucozơ, amoniaxetat. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân:
	A. 3	B. 5	C. 4	D. 6
Câu 37: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
	A. nhóm chức axit.	B. nhóm chức xeton.	C. nhóm chức ancol.	D. nhóm chức anđehit.
Câu 38: Trong công nghiệp thực phẩm, để tạo hương dứa cho bánh kẹo người ta dùng este X có công thức cấu tạo CH3CH2COOC2H5.Tên gọi của X là
	A. propyl axetat	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	D. etyl propionat.
Câu 39: Cho các hợp chất của sắt sau: FeO,FeCO3 ,Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe(NO3)3; FeSO4; FeS : lần lượt tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc đun nóng thì số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
	A. 5	B. 6	C. 4	D. 7
Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm sau:
     (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
     (b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
     (c) Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước.
     (d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
     (e) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước.
     Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là
	A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 41: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3   	(b) Nung FeS2 trong không khí
(c)  Nhiệt phân KNO3      	(d)  Cho Fe vào dung dịch CuSO4                 	
(e) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư) 	(g) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là 
	A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 42: Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn : NH4Cl , AlCl3, FeCl3, Na2SO4, (NH4)2SO4, NaCl. Thuốc thử cần thiết để nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch
	A. BaCl2.	B. NaHSO4.	C. Ba(OH)2.	D. NaOH.
Câu 43: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: • X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy 
• X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối 
• Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là:
	A. Al; Na; Cu; Fe	B. Na; Fe; Al; Cu	C. Na; Al; Fe; Cu	D. Al; Na; Fe; Cu
Câu 44: Cho các chất :HCOOCH3 (A) ; CH3COOC2H5 (B) ; CH3COOCH=CH2. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất trên:
	A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch Br2 và dung dịch AgNO3/NH3
	C. dung dịch AgNO3/NH3	D. dung dịch Br2
Câu 45: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
	A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 46: Cho các phản ứng sau
(1) CuO + H2 → Cu + H2O
(2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4
(3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là.
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 47: Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau
	A. Anilin + nước Br2	
	B. Glucozơ + dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
	C. Metyl acrylat + H2 (xt Ni,t0)
	D. Amilozơ + Cu(OH)2.
Câu 48: Tên của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 là
	A. Etylmetylamin.	B. Metyletanamin 	C. N-metyletylamin	D. Metyletylamin
Câu 49: Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây
	A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn.	B. Dùng phương pháp điện hóa.
	C. Dùng hợp kim chống gỉ.	D. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài.
Câu 50: Trong số các loại tơ sau tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ lapsan. Có bao nhiêu loại tơ thuộc tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp)
	A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 51: Cho các chất sau HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH (1); H2N-CH2-COOCH3 (2); ClH3N-CH2-COOH (3); H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (4); HCOONH4 (5). Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH là.
	A. 2	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 52: Nhận định nào sau đây là đúng
	A. Saccarozơ, amilozơ và xenlulozơ đều cho được phản ứng thủy phân.
	B. Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức là (C6H10O5)n nên chúng là đồng phân của nhau.
	C. Xenlulozơ được tạo bởi các gốc a-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết a-1,4-glicozit.
	D. Thủy phân đến cùng amilopectin, thu được hai loại monosaccarit.
Câu 53: Thuốc thử dùng để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Ca(HCO3)2 là
	A. dung dịch NaHCO3.	B. dung dịch Ca(OH)2.
	C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch NaCl.
Câu 54: Phát biểu nào sau đây là đúng
	A. Nước cứng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
	B. Bột sắt tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
	C. Hàm lượng của sắt trong gang trắng cao hơn trong thép.
	D. Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
Câu 55: Điều khẳng định nào sau đây là sai
	A. Cho dung dịch HCl loãng, dư vào dung dịch alanin, thấy dung dịch phân lớp.
	B. Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào saccarozơ sẽ hóa đen.
	C. Cho dung dịch HCl loãng, dư vào dung dịch anilin, thu được dung dịch trong suốt.
	D. Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, xuất hiện kết tủa trắng bạc.
Câu 56: X, Y, Z, T, P là các dung dịch chứa các chất sau axit glutamic, alanin, phenylamoni clorua, lysin và amoni clorua. Thực hiện các thí nghiệm và có kết quả ghi theo bảng sau
X
Y
Z
T
P
Quỳ tím
Hóa đỏ
Hóa xanh
Không đổi màu
Hóa đỏ
Hóa đỏ
Dung dịch NaOH đun nóng
Khí thoát ra
Dung dịch trong suốt
Dung dịch trong suốt
Dung dịch phân lớp
Dung dịch trong suốt
Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là.
	A. amoni clorua, phenylamoni clorua, alanin, lysin, axit glutamic.
	B. axit glutamic, lysin, alanin, amoni clorua, phenyl amoniclorua.
	C. amoni clorua, lysin, alanin, phenylamoni clorua, axit glutamic.
	D. axit glutamic, amoni clorua, phenylamoni clorua, lysin, alanin.
Câu 57: Cho các nhận định sau
(1) Ở điều kiện thường, các kim loại như Na, K, Ca và Ba khử được nước giải phóng khí H2.
(2) Dùng nước để dập tắt các đám cháy magiê.
(3) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu da cam.
(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(5) Trong môi trường kiềm, muối crom (III) bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom(VI).
Số nhận định đúng là.
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 1
Câu 58. Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là.
	A. 2	B. 5	C. 3	D. 4	
Câu 59: Polime được sử dụng để sản xuất
	A. phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
	B. chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán
	C. gas, xăng, dầu, nhiên liệu
	D. dung môi hữu cơ, thuốc nổ, chất kích thích tăng trưởng thực vật 
Câu 60: Cho hỗn hợp rắn gồm Mg, MgCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được một chất khí duy nhất và dung dịch X. Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa và khí thoát ra . Sản phẩm khử HNO3 là
	A. NO	B. N2	C. NH4NO3	D. NO2

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_luyen_thi_THPTQG_phan_ly_thuyet.doc