Đề kiểm tra trắc nghiệm môn hóa khối 12 lần 2 thời gian làm bài: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1115Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm môn hóa khối 12 lần 2 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra trắc nghiệm môn hóa khối 12 lần 2 thời gian làm bài: 45 phút
SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT AN BIÊN
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
MÔN HÓA KHỐI 12 LẦN 2
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Mã đề thi 485
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Câu 1: Cho 41,6 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức no, đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch thu được 70,8 gam hỗn hợp muối. Biết tỉ lệ mol của các amin theo thứ tự từ amin nhỏ đến amin lớn là 1:2:5. Công thức phân tử các amin là
A. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2	B. C2H3NH2, C3H5NH2, C4H7NH2
C. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2	D. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2
Câu 2: Chọn phát biểu đúng khi nói về tính chất hóa học của metylamin ( CH3NH2 )
A. Metylamin có thể làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
B. Metylamin không thể tác dụng với dung dịch HCl.
C. Metylamin có thể tác dụng với dung dịch NaOH.
D. Metylamin có thể tạo kết tủa trắng với dung dịch Brom.
Câu 3: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là
A. axit glutamic.	B. glixin	C. valin.	D. alanin.
Câu 4: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 45% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất đạt 85%)
A. 2,52 tấn	B. 1,8 tấn	C. 1,87 tấn	D. 2,55 tấn
Câu 5: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.	B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.	D. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
Câu 6: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol HCl thu được muối Y. 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Vậy công thức của X là:
A. H2N-C3H5(COOH)2	B. H2N-C2H3(COOH)2	C. (H2N)2C3H5-COOH	D. H2N-C2H4-COOH
Câu 7: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 8: Trong các chất dưới đây, chất nào là alanin?
A. CH3–CH(NH2)–COOH	B. H2N–CH2-CH2–COOH
C. H2N-CH2-COOH	D. HOOC-CH2CH(NH2)COOH
Câu 9: Cho 3,04 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức (có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl thu được 5,96 gam muối. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,4 M
B. Công thức phân tử của hai min là C2H7N và C3H9N
C. Số mol mỗi amin là 0,04 mol
D. Công thức phân tử của hai amin là CH5N và C2H7N
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai
A. Anilin có tính baz yếu hơn amoniac.
B. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.
C. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
D. Anilin là một baz có khả năng làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 11: Trong các nhận xét dưới đây ,nhận xét nào không đúng ?
A. Peptit có thể thuỷ phân hoàn toàn thành các α -aminoaxit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ
B. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím
C. Khi thủy phân hoàn toàn các protein đơn giản ta thu được các α-aminoaxit
D. Peptit có thể thuỷ phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ
Câu 12: Cứ 0,01 mol aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,78 gam aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Khối lượng phân tử của A là
A. 150.	B. 75.	C. 89.	D. 105.
Câu 13: Thuốc thử cần thiết để phân biệt etylamin ( C2H5NH2 ) và anilin ( C6H5NH2 ) là
A. Dung dịch Br2	B. Na	C. NaOH	D. HCl
Câu 14: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH.	B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. CH3NH2.	D. CH3CHO.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no đơn chức, bậc 2, mạch hở X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. CTCT của X là
A. CH3 – NH – CH3	B. C2H5 – NH – C2H5
C. CH3 – CH2 – CH2 – NH2	D. CH3 – NH – C2H5
Câu 16: Cho m gam anilin tác dụng với dd HCl đặc dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15,54 g muối khan. Hiệu suất phản ứng đạt 75% . Giá trị m là
A. 13,95g	B. 12,5g	C. 11,16g	D. 14,88g
Câu 17: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 18: Dãy gồm các polime tổng hợp là
A. poli(vinylclorua), xenlulozơ, nilon- 6,6	B. PE, polibutađien, nilon- 6, nilon- 6,6
C. PE, tinh bột, nilon- 6, nilon- 6,6	D. PE, xenlulozơ, nilon- 6, nilon- 6,6
Câu 19: Một aminoaxit (X) trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm –NH2 có %N = 10,53% theo khối lượng. Công thức phân tử của (X) là.
A. C4H7O4N	B. C5H11O2N	C. C2H5O2N	D. C3H7O2N
Câu 20: Cho 1,5 gam glyxin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị m là.
A. 2,23 gam	B. 1,5 gam	C. 2,51 gam	D. 11,15 gam
Câu 21: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 5.	B. 4.	C. 8.	D. 6.
Câu 22: Amin có công thức CH3-NH-C2H5 có tên là
A. đimetylmetanamin	B. etylmetylamin	C. đimetylamin	D. etylmetanamin
Câu 23: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. H2NCH2COOH	B. C6H5ONa
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH	D. H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH
Câu 24: Từ glyxin và alanin có thể tạo tối đa bao nhiêu đipeptit
A. 2	B. 1	C. 4	D. 3
Câu 25: Có bao nhiêu đồng phân α-aminoaxit ứng với công thức phân tử C5H11O2N
A. 4	B. 5	C. 3	D. 6
Câu 26: Dãy sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự tăng dần của các chất sau:
	(1)C6H5NH2; (2)C2H5NH2; (3)(C6H5)2NH; (4)(C2H5)2NH; (5)NaOH; (6)NH3
A. (3) < (1) < (6) < (2) < (4) < (5)	B. (6) < (2) < (4) < (5) < (3) < (1)
C. (3) < (1) < (6) < (4) < (2) < (5)	D. (3) < (6) < (1) < (4) < (2) < (5)
Câu 27: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2 =CHCOOCH3.	B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=C(CH3)COOCH3.	D. C6H5CH=CH2.
Câu 28: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam một amin no, đơn chức X phải dùng hết 16,8 lit oxi (đktc). Công thức của X là
A. C4H11N	B. C3H9N	C. C5H13N	D. C2H7N
Câu 30: Thủy phân hết m gam tetra peptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 12 gam Gly ; 13,2 gam Gly-Gly và 11,34 gam Gly-Gly-Gly . Giá trị của m là
A. 36,9	B. 33,21	C. 45,51	D. 27,06
Cho C=12; H=1; O=16; N=14; Na=23; Cl=35,5--------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_45_hoa_12.doc