Đề kiểm tra tập trung môn: Hóa học 11 (nâng cao) - Trường THPT Nguyễn Thần Hiến - Mã đề: 112

docx 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tập trung môn: Hóa học 11 (nâng cao) - Trường THPT Nguyễn Thần Hiến - Mã đề: 112", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tập trung môn: Hóa học 11 (nâng cao) - Trường THPT Nguyễn Thần Hiến - Mã đề: 112
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Mã đề: 112
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THẦN HIẾN
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG MÔN: HÓA HỌC 11NC
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày Kiểm tra: //2016
Họ và tên:  Số BD: .. Lớp: .
Phần 1: Trắc nghiệm 8 điểm (chọn phương án trả lời đúng tương ứng với mỗi câu)
1. Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
A. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).	B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).	D. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).
2. Tách nước 14,8g ancol thu được 11,2g anken. CTPT của ancol là
 A. C2H5OH.	 B. C3H7OH.	 C. C4H9OH.	 D. CnH2n + 1OH.
3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là 
A. 4,72. B. 5,42. C. 7,42. D. 5,72. 
4. Cho sơ đồ 
Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là:
A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6.	B. C6H4(OH)2, C6H4Cl2.
C. C6H5OH, C6H5Cl.	D. C6H5ONa, C6H5OH.
5.Hóa chất nào dưới đây dùng để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa dung dịch phenol và benzen.
	 1. Na.	2. dd NaOH.	 3. nước brom.
	 A. 1 và 2.	B. 1 và 3.	 C. 2 và 3.	D. 1, 2 và 3.
6. Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
	 A. CH3OH và C2H5OH.	 B. C2H5OH và C3H7OH. 
 C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
7. Đốt cháy hoàn toàn một rượu đơn chức A thu được 8,8 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Công thức phân tử của A là:
A. C2H5OH.	B. C3H5OH.	C. C3H7OH.	D. CH3OH.
8. CH3-CH2-CH2-Cl (1); CH3-CHCl-CH3 (2); (CH3)3CCl (3); (CH3)2CH-CH2Cl (4); 
CH3-CHF-CH3 (5); (CH3)2CCl-CH2-CH3 (6); BrCH2-CH2-CH2-CH2Br (7).
Các dẫn xuất bậc III là:
A. (1); (4); (7).	B. (1); (4).	C. (1); (3); (4).	D. (1); (3); (4); (7).
9. Cho lần lượt các chất C2H5Cl, C2H5OH, C6H5OH, C6H5Cl, vào dd NaOH loãng đun nóng. Hỏi mấy chất có phản ứng?
 A. Cả bốn chất.	 B. Một chất.	 C. Hai chất.	 D. Ba chất.
10.A, B, D là 3 đồng phân có cùng công thức phân tử C3H8O. Biết A tác dụng với CuO đun nóng cho ra andehit, còn B cho ra xeton. Vậy D là 
 A. Ancol bậc III. B. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất.
 C. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất. D. Chất có khả năng tách nước tạo 1 anken duy nhất.
11. Đốt cháy hoàn toàn một ancol đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O2.	B. C2H6O.	C. C3H8O2.	D. C4H10O2.
12. Cho sơ đồ chuyển hóa: But – 1 – en A B E
 Tên của E là
 A. propen.	 B. dibutyl ete.	 C. but – 2 – en.	 D. iso – butile
13.Khi cho Phenol tác dụng với nước brom, ta thấy:
A. Mất màu nâu đỏ của nước brom	B. Tạo kết tủa đỏ gạch	C. Tạo kết tủa trắng	D. Tạo kết tủa xám bạc 
14. Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton ?
 A. propan – 2 – ol .	 B. butan – 1 – ol .
 C. 2 – metyl propan – 1 – ol .	 D. propan – 1 – ol .
15. Đun nóng rượu X với H2SO4 đặc ở 170oC, chỉ thu được 1 anken duy nhất. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CH(CH3)CH2-OH.	B. CH3-CH(OH)-CH2-CH3.
C. CH3-CH2-CHOH-CH(CH3)2.	D. C6H5-CH2-CH2-OH.
16. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
 A. 5,4 kg.	 B. 5,0 kg.	C. 6,0 kg. D. 4,5 kg.
17.Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất?
	 A. 1.	 B. 2.	 C. 3.	 D. 4.
18. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6g CO2 và 3,6g H2O. Giá trị m là
	 A. 10,2 gam.	 B. 2 gam.	 C. 2,8 g	am.	 D. 3 gam.
19. Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
 A. dung dịch NaOH
 B. Na kim loại.
 C. . nước Br2.
 D. H2 (Ni, nung nóng).
20. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là
 A. C3H6O, C4H8O.	 B. C2H6O, C3H8O.	C. C2H6O2, C3H8O2. D. C2H6O, CH4O.
Phần 2: Tự luận, 2 điểm
 1. Viết các phương trình điều chế ancol etylic từ metan và các chất vô cơ.
 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2.Hãy tìm công thức phân tử của X và Y.
- - - - - - Hết - - - - - -
Cho khối lượng mol của các chất như sau:  
Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị gác kiểm tra không nói gì thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐỀ KT 45 PHÚT CHƯƠNG ANCOL-PHENOL.docx