Họ và tên: . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Lớp: 7 .. Môn: Sinh học 7. Thời gian: 45’ Năm học: 2016-2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 164 * NỘI DUNG ĐỀ THI: Câu 1: Trùng sốt rét phá huỷ loại tế bào nào của máu? A. Bạch cầu. B. Hồng cầu. C. Tiểu cầu. D. Cả A và C Câu 2: Thành cơ thể của thuỷ tức có: A. 1 lớp tế bào. B. 2 lớp tế bào. C. 3 lớp tế bào. D.4 lớp tế bào. Câu 3. Động vật có quá trình phát triển ấu trùng phải ký sinh trong ốc là A. Sán lá gan B. Giun đũa C. Giun kim . D. Sán dây Câu 4. Với vùng đất nông nghiệp giun đất có vai trò A. Làm thức ăn cho người B. Làm thức ăn cho động vật khác C. Làm thức ăn cho cá D. Làm đất trồng tơi xốp và màu mỡ Câu 5. Mang là cơ quan hô hấp của: A. Trai B. Giun sán . C. Nhện D. Châu chấu Câu 6. Người ta xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm vì: A. Thân mềm có khoang áo B. Thân mềm có tầng keo C. Thân mềm có vỏ đá vôi D. Thân mềm mất đối xứng Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất để nhận biết động vật thuộc ngành chân khớp là. A. Có hạch não phát triển B. Hệ tuần hoàn hở C. Có lớp vỏ ki tin D. Các phần phụ phân đốt và khớp động Câu 8 . Vỏ kitin của tôm có chức năng: A. Che chở, là nơi bám của các hệ cơ quan B. Làm thức ăn cho con người. C. Là nguyên liệu để xuất khẩu. D. Để lấy các hạt huyết sắc tố cho ngành mĩ nghệ. Câu 9: Động vật nào cho biết mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào: A.Trùng roi xanh B. Trùng biến hình C. Trùng giày D.Tập đoàn trùng roi Câu 10: Tua miệng ở thủy tức có nhiều tế bào gai có chức năng A. Tự vệ và bắt mồi. B. Tấn công kẻ thù C. Đưa thức ăn vào miệng D.Tiêu hóa thức ăn Câu 11: Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người ? A.Thủy tức B.Sứa C.San hô D.Hải quỳ Câu 12: Tại sao máu của giun đất có màu đỏ? A. Vì máu mang sắc tố đỏ B. Vì máu mang sắc tố chứa sắt C. Vì máu chứa hồng cầu D. Vì chứa chất diệp lục Câu 13. Thủy tức sinh sản hữu hính khi nào? A. mưa to B. nước lũ C. mùa đông lạnh ít thức ăn D. mùa hạ. Câu 14. Đặc điểm chung của ruột khoang là: A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá; bắt đầu có hệ tuần hoàn. B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng. D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào. Câu 15. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng : A. Giúp giun đũa không bị loài khác tấn công B. Giúp cho giun sống được ngoài cơ thể C. Giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hoá trong ruột non nguời D. Giúp giun đũa dễ di chuyển Câu 16. Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ: A. Mặt bụng B. Bên hông C. Mặt lưng D. Lưng bụng đều được Câu 17. Đôi kìm của nhện có tác dụng: A. Chăn tơ B. Tiết nọc độc làm tê liệt mồi C. Đưa mồi vào miệng D. Cơ quan xúc giác, khứu giác Câu 18 . Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ: A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi B. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ C. Nhện, châu chấu, ruồi D. Bọ ngựa, ve bò, ong Câu 19. Bóng hơi cá chép có chức năng: A. Giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng. C. Giúp cá rẽ phải , trái. B. Giúp cá bơi không bị nghiêng ngã. D. Giữ thăng bằng theo chiều dọc. Câu 20. Những đại diện của ngành giun đốt: A. Giun kim, giun đất B. Rươi, đĩa, giun đất. C. Giun chỉ, giun đất D. Đĩa, giun kim, giun móc câu. Câu 21. Vỏ của trai sông cấu tạo gồm: A. Có lớp xà cừ óng ánh bao bọc B. Có lớp vỏ sừng đá vôi bao bọc. C. Có lớp sừng bao bọc và lớp xà cừ. D. Đáp án khác. Câu 22. Tôm kiếm ăn vào lúc _________. Thức ăn của tôm là ________________. A. sáng/ côn trùng. B. chập tối/ động và thực vật. C. chập tối/ cá D. trưa/ động, thực vật. Câu 23. Lớp hình nhện đã biết khoảng __________ loài, là các chân khớp ở cạn đầu tiên. A. 3600 B. 36 vạn C. 36 trăm D. 36. Câu 24. Nhóm động vật nào sau đây được xếp vào lớp sâu bọ: A. Muỗi, ruồi, ong, bướm B. ve, mọt gỗ, nhện, chuồn chuồn. C. Ve, ruồi, ốc, nhện. D. châu chấu, mọt gỗ, nhện. Câu 25. Loài cá nào sau đây có tư thế bơi đặc biệt: A. Cá ngựa B. Cá Úc C. cá kình D. A và B đúng. Câu 26. Thủy tức có mấy cách di chuyển: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Câu 27. Trùng nào sau đây là đại diện của lớp trùng cỏ: A. Trùng dày B. Trùng kiết lị C. Trùng sốt rét D. Trùng roi xanh. Câu 28. Sán lá gan thường kí sinh ở đâu? A. ruột non người B. gan và mật trâu bò. C. tá tràng D. dạ dày. Câu 29. Thức ăn chủ yếu của giun đất: A. động vật B. thực vật C. thực vật và mùn đất D. tất cả đều đúng. Câu 30. Tốc độ di chuyển của trai sông trong bùn là: A. 10 m/s B. 20 m/s C. 20-30 m/s D. Tất cả đều sai. --HẾT-- * Lưu ý: - Bài thi gồm có 3 trang ( kiểm tra trước khi làm bài.) - Thí sinh không được khoanh trực tiếp vào bài thi. - Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. - Nếu vi phạm những điều trên sẽ bị trừ 1 điểm trực tiếp vào bài thi Đáp án: Mã đề: 164 ; 1: 2: 3: 4: 5: 6: 7: 8: 9: 10: 11: 12: 13: 14: 15: 16: 17: 18: 19: 20: 21: 22: 23: 24: 25: 26: 27: 28: 29: 30:
Tài liệu đính kèm: