TIẾT 30 – TUẦN 30 NGÀY SOẠN: 21/3/2017 KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÍ 8 - GV soạn: Ngô Văn Hùng I/ Mục đích : Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng môn vật lý 8 II/ Hình thức đề kiểm tra 1 tiết tự luận 60% và trắc nghiệm 40% III/ Thiết lập ma trận đề kiểm tra 1 tiết. Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Các chất được cấu tạo như thế nào? Nhận biết được cấu tạo các chất Hiểu được cấu tạo các chất Giải thích được cấu tạo các chất. Số câu Số điểm Tỉ lệ% 1 0,5 25 1 0,5 25 1 1 50 3 2 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Nhận biết được các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên Giải thích được các nguyên tử chuyển động hay đứng yên qua các hiện tượng trong thực tế. Số câu Số điểm Tỉ lệ% 1 0,5 25 1 1,5 75 2 2 20 Nhiệt năng Nhận biết được một vật như thế nào là có nhiệt năng Hiểu được khi nào 1 vật có nhiệt năng. Giải thích được thế nào 1 vật có nhiệt năng. Số câu Số điểm Tỉ lệ% 1 0,5 16,7 1 0,5 16,7 1 1,5 50 1 0,5 16,7 4 3 30 Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Nhận biết được sự dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt qua các chất. Hiểu được sự dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt qua các chất. Giải thích được sự dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt qua các chất. Số câu Số điểm Tỉ lệ% 3 1,5 50 1 0,5 16,7 1 1 33,3 5 3 30 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 6 3 30 3 1,5 15 5 5,5 55 14 10 100 IV/ Đề kiểm tra 1 tiết. Trường TH – THCS Vĩnh Bình Bắc Kiểm tra 45 phút – Lý 8 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học: 2016 – 2017 Lớp: 8 Ngày kiểm tra:. . . . ./ . . ./2017 Điểm Lời phê của giáo viên I – TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất ở các câu sau: Câu 1: Trong thí nghiệm của Bơ-rao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng? A. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng; B. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách; C. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía; D. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử. Câu 2: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì: A. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn; B. Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi; C. Hiện tượng khuếch tán không thay đổi; D. Hiện tượng khuếch tán ngừng lại. Câu 3: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém hơn nào dưới đây là đúng ? A. Đồng, không khí, nước; C. Không khí, đồng, nước; B. Đồng, nước, không khí; D. Không khí, nước, đồng. Câu 4: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là: A. Dẫn nhiệt B. Đối lưu C. Bức xạ nhiệt D.Cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt Câu 5: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào dưới đây? A. Chỉ của chất khí B. Chỉ của chất rắn C. Chỉ của chất lỏng D. Của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn Câu 6: Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đừng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức: A. Dẫn nhiệt; B. Đối lưu; C. Bức xạ nhiệt; D. Dẫn nhiệt và đối lưu Câu 7: Đổ 150 cm3 nước vào 150 cm3 rượu, thể tích của hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị: A. Nhỏ hơn 300 cm3 B. Bằng 300 cm3 C. Lớn hơn 300 cm3 D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Câu nào dưới đây nói về nhiệt lượng là đúng? Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng. D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau. II – TỰ LUẬN ( 6đ) Câu 1. (2đ): a)Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Vì sao? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Đó là những cách nào? Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực công hay truyền nhiệt? Câu 2. (1,5đ): a) Các chất được cấu tạo như thế nào? Hãy giải thích vì sao khi thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? Câu 3.(1 đ): Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một cái áo dày? Câu 4.(1,5đ): a) Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào? Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ giảm? Bài làm V/ Đáp án và thang điểm: Đáp án 1C 2A 3B 4B 5B 6C 7A 8A Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Đáp án Thang điểm II – TỰ LUẬN ( 6đ) Câu 1. (2đ): - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt tăng. - Vì: các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh. - Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng - Đó là những cách: thực hiện công và truyền nhiệt - Nhiệt năng của miếng đồng giảm và của nước tăng - Đây là truyền nhiệt Câu 2. (1,5đ): Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. - Khi thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt vì: - Giữa các phân tử đường và phân tử nước có khoảng cách - Vì vậy các phận tử đường xen vào khoảng cách các phân tử nước - Và ngược lại. Câu 3.(1 đ): Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một cái áo dày vì: - Không khí giữa các lớp áo dẫn nhiệt kém. Câu 4.(1,5đ): Giữa nhiệt độ của vật càng cao và chuyển động của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật nhanh và ngược lại. Có hiện tượng khuếch tán vì: các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. - Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi khi nhiệt độ giảm 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0.25 0,25 0,75 0,5 0,5 0,5 VI/ Nhận xét và đánh giá. Lớp Giỏi Khá TB Y Kém Ghi chú TS % TS % TS % TS % TS % 8/2
Tài liệu đính kèm: