Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 8 (Kèm đáp án)

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 8 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 8 (Kèm đáp án)
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Vật lý 8
Tiết theo ppct: 28
1. Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỷ lệ
Trọng số của chương
Trọng số bài kiểm tra
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Ch.1: Cơ học
4
3
2.1
1.9
52.5
47.5
23.6
21.4
Ch.2: Nhiệt học
5
3
2.1
2.9
52
48
28.6
26.4
Tổng
9
9
4.2
4.8
104.5
95.5
52.2
47.8
2.Ma trận đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Cơ học
1. Đơn vị của công, công suất 
2.Công thức tính công suất là ; trong đó, là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s).
3. Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
8. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
9. Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.
 1 W = 1 J/s (jun trên giây)
 1 kW (kilôoát) = 1 000 W
 1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W
10. Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng.
11.Cơ năng của vật đàn hồi bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi
12. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. 
16. Sử dụng thành thạo công thức tính công suất để giải được các bài tập đơn giản và một số hiện tượng liên quan
Số câu
1
C2.1
1
C12.7
1
C16.2
1
C16.8
4
Số điểm
0,5đ
2đ
0,5đ
1,5đ
4,5đ
Chương II: Nhiệt năng
4. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là những hạt nhỏ bé được cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron chuyển động xung quanh hạt nhân. Phân tử bao gồm một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách
 5.Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
6. Đơn vị nhiệt năng là jun (J).
7. Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
15.Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 
- Thực hiện công: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng, trong đó có sự thực hiện công của một lực, gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công. Ví dụ, khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện công.
- Truyền nhiệt: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng bằng cách cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt (không có sự thực hiện công) gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt. Ví dụ, nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên.
17.Dựa vào đặc điểm: giữa các giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách để giải thích được một số hiện thượng, chẳng hạn như:
 - Khi trộn hai chất, thể tích của hỗn hợp thu được nhỏ hơn tổng thể tích lúc để hai chất riêng biệt.
 - Nguyên tử, phân tử của chất này có thể "chui" qua khe giữa các phân tử, nguyên tử của chất khác. Đó là sự "rò rỉ". Ví dụ: Bình đựng khí được coi là rất kín, nhưng sau một thời gian thì lượng khí trong bình vẫn giảm đi.
18. Dựa vào đặc điểm: các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng để giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế, chẳng hạn như chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ - rao.
 - Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, Bơ-rao đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
 - Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao là do các phân tử nước không đứng yên, mà chuyển động không ngừng. Trong khi chuyển dộng các phân tử nước đã va chạm với các hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nhau và làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không 
19 Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 
- Đơn vị của nhiệt lượng là jun gừng, kí hiệu là J.
Số câu
1
C4.3, 
1
C15.4
1
C15.9
2
C18.5,6
1
C18.10
6
Số điểm
0,5đ
0,5đ
2đ
1đ
1,5đ
5,5đ
Tổng số
2
3
5
10 câu
1đ
4,5đ
4,5đ
10đ
3. Đề kiểm tra
Câu 1. Người ta đưa một vật lên độ cao bằng hai cách. Cách thứ nhất kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai kéo vật lên bằng hệ thông 5 ròng rọc động, nếu bỏ qua ma sát thì nhận xét nào sau đây là đúng? 
A. Công thực hiện để kéo vật ở cách thứ nhất lớn hơn vì kéo trực tiếp
B. Công thực hiện để kéo vật ở cách thứ hai lớn hơn vì kéo bằng ròng rọc
C. Công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn vì đường đi ngắn.
D. Công thực hiện được ở hai cách như nhau.
Câu 2. Anh An kéo một thùng gạch từ dưới lên cao 8m với lực kéo F = 180N trong 20 giây. Anh Dũng cũng kéo thùng giạch đó lên cùng độ cao nhưng mất thời gian 30 giây. Tỉ số công suất làm việc của anh An so với anh Dũng là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt nhỏ bế và giữa chúng có khoảng cách?
A. Quả bóng bay bơm căng để lâu ngày vần bị xẹp dần
B. Trộn cát với ngô các hạt cát xen lẫn vào khoảng cách của các hạt ngô.
C. Bỏ đường vào nước và khuấy đều đường tan, nước có vị ngọt.
D. Đổ nước vào rượu thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước.
Câu 4: Tại sao lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu? Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng nhiệt độ của lưỡi cưa?
A. Vì có sự truyền nhiệt
B. Vì có sự thực hiện công
C. Vì có lực ma sát
D. Vì có lực ma sát và truyền lực
Câu 5.Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xảy ra nhanh hơn?
A. Khi nhiệt độ tăng
B. Khi thể tích của các chất lỏng lớn
C. Khi nhiệt độ giảm
D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn
Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử?
A. các hạt phấn hoa chuyển động trong nước	B. Sự tạo thành gió.
C. đường tan trong nước.	D. Sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.
Câu 7(2đ)
Khi nào vật có cở năng? Cơ năng của vật tồn tại ở những dạng nào?
Lấy ví dụ vật có cả thế năng và động năng.
 Câu 8(1,5đ). Một cần trục nâng một vật có khối lượng 600 kg lên độ cao 4,5m trong thời gian 12s .Tính công suất của cần trục? 
Câu 9(2 đ). Dùng búa đập vào đầu của một đinh sắt nhiều lần ta thấy đinh sắt nóng dần nên.Trong hiện tượng trên nhiệt năng của đinh sắt thay đổi như thế nào? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt? Hãy chỉ ra sự biến đổi năng lượng trong hiện tượng trên.
Câu 10(1,5đ) Lấy một cốc nước đầy và một thìa muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích vì sao ? Qua hiện tượng trên em có thể rút ra nhận xét gì về cấu tạo của các chất ?
4. Đáp án- biểu điểm
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
ĐA
D
B
B
B
A
B
II. Tự luận(6đ)
Câu hỏi
Đáp án
B.Điểm
Câu 7(2 đ)
- Khi vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng
- Cơ năng gồm thế năng và động năng.
Ví dụ: ..
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 8( 1,5 đ)
Trọng lượng của vật P = 600 kg .10 = 6000N.
Công thực hiện được của cần trục : 
A =F.s = 6000N. 4,5m = 27.000J 
Tính công suất : P = A/t = 27000J / 12s = 2250 W
ĐS 2250w 
0,25đ
0,25đ
1đ
Câu 9(2 đ)
Nhiệt độ của vật càng cao nhiệt năng càng lớn => nhiệt năng của vật tăng.
- Đây là thực hiện công.
- Trong hiện tượng trên cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng
0,5đ
0,5đ
1 đ
Câu 10( 1,5 đ)
Vì giưa các phân tử nước và phân tử muối có khoảng cách. 
Khi cho muối vào nước các phân tử muối xen kẽ vào khoảng cách các phân tử nước làm cho nước không bị tràn ra ngoài.
NX. Giữa các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
0,5đ
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_8_tiet_28.doc