Đề kiểm tra một tiết Sinh học 7 (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Sinh học 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Sinh học 7 (Có đáp án)
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN:SINH 7 (Thời gian làm bài: 45”)
I.Yêu cầu
1.Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức về:
 -Lớp lưỡng cư
 -Lớp chim
 -Lớp bò sát
 -Lớp thú
 2.Kỹnăng;
-Phân tích tổng hợp, vận dụng các kiên thức đã học vào cuộc sống
 3.Thái độ
- Yêu động vật, tham gia bảo vệ động vật nơi mình sống và làm việc.
II.Hình thức
-Tự luận –làm bài trên giấy
1. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/ bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề 
Nội dung 
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các KN/NL cần hướng tới trong chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
Nội dung 1:Lớp lưỡng cư
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
Câu 1( 2đ)
- Phân biệt được đặc điểm thích nghi với dời sống ở nước và ở cạn 
-Lấy được một số đại diện lưỡng cư có ở địa phương em.
- Vì sao chúng ta cần bảo vệ các loài lưỡng cư.
- Quan sát và phát hiện được các đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư.
-Nhận biết một số loài lưỡng cư có ở địa phương.
Nội dung 2: Lớp bò sát.
- Đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của bò sát?
- Rút ra đặc điểm chung của lớp bò sát thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
Câu 2 ( 2đ)
- Xác định các đặc điểm để giúp bò sát thích nghi với đời sống ở cạn.
- Giải thích được vì sao các loài bò sát lớn đều tiệc chủng.
- Quan sát và xác định đặc điểm chung của bò sát.
-Vì sao bò sát thích nghi với đời sống ở cạn.
Nội dung 3: Lớp chim
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay
Câu 3(1 đ)
- Phân tích đặc điểm thích nghi với đời sống bay.
-Cho ví dụ về một số đại diện của lớp chim
Cho ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người
Câu 3 (1 đ)
- Lập được kế hoạch hành động cụ thể của HS đối với việc bảo vệ động vật .
-Quan sát và nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
-Biện pháp để bảo vệ lớp chim.
Nội dung 4:
Lớp thú
-Nhận biết được đặc điểm của các bộ trong lớp thú.
-Chứng minh lớp thú có những đặc điểm tiến hóa hơn so với các lớp động vật có xương sống đã học
Câu 4 ( 1 đ)
-Phân biệt hiện tượng đẻ con và noãn thai sinh.
Câu 4 ( 1đ)
-Vì sao lớp thú tiến hóa nhất
- Lập được kế hoạch hành động cụ thể của HS đối với việc bảo vệ thú ở Thừa Thiên Huế.
Câu 5(2 đ)
- Nhóm năng lực xã hội kết hợp năng lực sử dụng ngôn ngữ để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục. 
HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI- BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC. 
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: sinh học 7
(Thời gian làm bài: 45')
Câu 1( 2 điểm)
 Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
 Câu 2( 2 điểm )
 Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát.
Câu 3(2 điểm )
a) Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? (1 điểm)
b) Cho ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người?( 1 điểm)
Câu 4 (2.0 điểm )
a) Chứng minh lớp thú có những đặc điểm tiến hóa hơn so với các lớp động vật có xương sống đã học (1 điểm)
b) Phân biệt hiện tượng đẻ con và noãn thai sinh? (1 điểm)
Câu 5: (2.0 điểm)
Trong một dịp đi liên hoan với bố mẹ ở một nhà hàng A em phát hiện nhà hàng nhốt rất nhiều động vật rừng quý hiếm. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì? Nếu mọi người đều bắt và làm thịt các động vật rừng thì điều gì sẽ xảy ra?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2 điểm
 *Những đặc điểm giúp ếch thích nghi với đời sống dưới nước: 
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thống nhất 
- Da trần, phủ chất nhầy và ẩm.Các chi sau có màng căng giữa các ngón 
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu 
*Những đặc điểm giúp ếch thích nghi với đời sống trên cạn: 
 - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ 
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt 
1 đ
1 đ
Câu 2
2 điểm
* Đặc điểm chung của lớp bò sát:
- Da khô có vảy sừng bao bọc. 
- Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.
- Chi yếu có vuốt sắc. Phổi có nhiều vách ngăn
- Cấu tạo tim ở tâm thất có vách ngăn hụt ( Trừ cá sấu)
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. 
- Là động vật biến nhiệt.
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
- Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 3
2.0 điểm
a.(1 đ)
* Cấu tạo ngoài chim bồ câu thích nghi với đời sống bay: 
- Thân hình thoi được phủ lông vũ nhẹ và xốp 
- Hàm không có răng, có mỏ sừng 
- Chi trước biến đổi thành cánh 
- Chi sau có bàn chân dài, các ngón có vuốt, ba ngón trước ,một ngón sau 
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn
0.25 đ
0.25đ
0.25 đ
0.25 đ
b.
(1đ)
- Lợi ích:
 + Cung cấp thực phẩm, làm cảnh: Gà, vịt,sáo...
 + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm: Chim sâu, đại bàng 
 + Cho lông làm đồ trang trí: Lông đà điểu 
 + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch: Chim ưng, gà gô 
 + Thụ phấn phát tán cây rừng : chim hút mật, vẹt 
- Tác hại:
 + Ăn quả, hạt, cá: Bói cá 
 + Là động vật trung gian truyền bệnh : Gà, vịt 
0,5đ
0.5 đ
Câu 4
2.0 điểm
a.
(1đ)
* Lớp thú có những đặc điểm tiến hóa:
- Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ
- Răng phân hóa (răng cửa, răng nanh, răng hàm)
- Tim 4 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi phổi
- Bộ não phát triển
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
b.
(1.đ)
* Noãn thai sinh 
- Đẻ con không có nhau thai. Phôi phát triển trong trứng nhờ noãn hoàng , trước khi đẻ trứng nở thành con. 
* Thai sinh 
- Đẻ con có nhau thai, phôi nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai và dây rốn. 
0.5 đ
0.5 đ
Câu 5
2 đ
-Trả lời đúng và hay cho điểm tối đa
2đ

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tr_1_tiet_sinh.doc