Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề B - Năm học 2011-2012

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề B - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề B - Năm học 2011-2012
TUẦN 10 – TIẾT 47 SƠ ĐỒ MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN 9
NĂM HỌC 2011-2012 (Phần Văn học Trung đại)
Câu
ĐỀ B
Đơn vị kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng 
số
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Câu 1
Chuyện người con gái Nam Xương
1
1
0,5
Câu 2
Truyện Kiều
1
1
0,5
Câu 3
Truyện Kiều
1
1
0,5
Câu 4
Truyện Kiều
1
1
0,5
Câu 5
Truyện Kiều
1
1
0,5
Câu 6
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1
1
0,5
Câu 7
Truyện Kiều
1
1
1,0
Câu 8
Hoàng Lê nhất thống chí
1
1
3,0
Câu 9
Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều
1
1
3,0
Tổng số
3
2
3
1
6
3
10
TUẦN 10 – TIẾT 47 KIỂM TRA 1 TIẾT –VĂN HỌC 9
ĐỀ B
Họ và tên:.................................... (Phần Văn học Trung đại)
Lớp: 9/ 
ĐỀ:
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV. B. Thế kỉ XV. C. Thế kỉ XVI. D. Thế kỉ XVII.
Câu 2: “Truyện Kiều” ra đời ở giai đoạn văn học nào?
A. Từ nửa cuối thế kỉ XV - nửa đầu thế kỉ XVI. 
B. Từ nửa cuối thế kỉ XVI - nửa đầu thế kỉ XVII.
C. Từ nửa cuối thế kỉ XVII - nửa đầu thế kỉ XVIII. 
D. Từ nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
Câu 3: Dòng nào dưới đây sắp xếp đúng diễn biến các trình tự sự việc trong Truyện Kiều?
A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc. 
B. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ. 
C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước. 
D. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ. 
Câu 4: Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du không sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Liệt kê.
Câu 5: Gía trị nhân đạo trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” được thể hiện ở những điểm nào?
A. Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
B. Sự lên án,tố cáo những thế lực tàn bạo.
C. Sự trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người.
D. Tất A; B; C đều đúng.
Câu 6: Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” khiến em liên tưởng đến nhân vật trong truyện cổ tích nào?
A. Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”.
B. Người em trong truyện “Cây khế”.
C. Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh”.
D. Nhà vua trong truyện “Tấm Cám”.
II/ Tự luận: (7đ):
Câu 1: Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích tác giả để cho Kiều nhớ Kim Trọng trước có hợp lí không? vì sao? (2đ) . 
Câu 2: Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ? (3đ)
3. Cảm nhận của em về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (3đ)./.
BÀI LÀM:
I/ Trắc nghiệm: (3đ) 
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
II/ Tự luận: (7đ)
..
..
TUẦN 10 – TIẾT 47: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC 9
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng cho (0,5điểm).
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
D
B
B
C
C
ĐỀ B
II/ Tự luận: (7đ)
Câu 1: (1đ) HS trả lời các ý sau :
Hợp lí (0,5đ) . 
Vì vừa phụ hợp với qui luật tâm lí . (0,5đ) 
Vừa thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du khi khắc họa rõ tâm trạng của Kiều (1đ) . 
Câu 2: (3đ) HS trả lời các ý sau : 
 - Do ý thức dân tộc (1đ).
Ghi chép khách quan . (1đ) .
Tôn trọng sự thật, không bỏ qua hai sự thật (1đ) . 
Câu 3: (3đ)
- Một vài định hướng chính:
 Học sinh cần tìm ra những luận cứ trong các văn bản đã học phân tích về số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”.
* Bài viết có thể đưa ra những luận điểm khái quát trước rồi lấy những dẫn chứng để minh họa những luận điểm đó, hoặc có thể thông qua phân tích các dẫn chứng tiêu biểu trong từng tác phẩm rồi rút ra nhận định có tính khái quát chung.
* Về số phận: không làm chủ được cuộc đời, bị các thế lực nam quyền trong xã hội đưa đẩy, vùi dập, cuối cùng phải tìm đến cái chết để giải thoát. 
+ Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một người phụ nữ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết thế nhưng cuối cùng bị người chồng nghi oan. Nàng hết lời phân minh nhưng vi thói ghen tuông mù quáng và quyền lực của người chồng nên phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang. 
+ Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” cũng là một người phụ nữ đức hạnh nhưng cũng bị các thế lực trong xã hội vùi dập cuộc đời, cuối cùng nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường để tự vẩn.
* Về Vẻ đẹp: là người phụ nữ sống khuôn phép, sống mẫu mực trong gia đình, là người vợ biết yêu thương chồng, là người tình thủy chung, người con hiếu thảo
+ Ở Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một người phụ nữ 
sống khuôn phép, sống mẫu mực trong gia đình, là người vợ biết yêu thương, thủy chung với chồng. Bên cạnh đó Vũ Nương còn là một người dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Ngoài ra Vũ Nương còn là một con người rất bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.
+ Ở nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” là người tình thủy chung, người con hiếu thảo. Khi gia đình gặp hoạn nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Lúc nàng sống xa gia đình, một mình một bóng nơi lầu Ngưng Bích, nàng vẫn lo nghĩ về cha mẹ ở nhà không ai sớm hôm chăm chút cho cha mẹ già. Bên cạnh lo nghĩ về cha mẹ, nàng vẫn ngày đêm mong ngóng tin tức chàng Kim
* Lưu ý: Tùy theo sự cảm nhận của học sinh mà theo đó giáo viên đánh giá chính xác các thang điểm./.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 10 VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 9 ĐÊ 2011.doc