TRƯỜNG THPT.. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 TỔ. MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 3 trang. Họ và tên: Lớp: 10A... I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Ở nước ta “loạn 12 sứ quân” diễn ra trong thời điểm lịch sử nào? A. Cuối thời Ngô. B. Cuối thời Đinh. C. Đầu thời Ngô. D. Đầu thời Đinh. Câu 2. Trần Thái Tông viết hai câu thơ “Người lính già đầu bạc Kẻ mãi chuyên Nguyên Phong” Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào? A. Nhà Tống (1075 – 1077). B. Mông Cổ (1258). C. Nhà Nguyên (1288). D. Nhà Minh (1427). Câu 3. Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý? A. Vua Lý Thái Tổ. B. Vua Lý Thái Tông. C. Vua Lý Thánh Tông. D. Vua Lý Nhân Tông. Câu 4. Thời Lý – Trần – Hồ quan hệ nước ta với phương Bắc như thế nào? A. Giữ thái độ mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương. B. Luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập. C. Hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi. D. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn. Câu 5. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần – Lê là A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo. B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị. C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc. D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã. Câu 6. Thời Lê, ngoại thương giảm sút do A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. B. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến. C. chế độ thuế khóa nặng nề. D. nhà nước thực hiện chủ trương “đóng cửa”. Câu 7. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là A. sự xuất hiện các làng nghề thủ công truyền thống. B. sự phát triển mạnh các nghề thủ công truyền thống. C. sự phong phú của các mặt hàng thủ công. D. sự xuất hiện các phường hội. Câu 8. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X – XV là A. thời kì đất nước thống nhất. B. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ. C. do có sự quan tâm của nhà nước phong kiến. D. nhà nước phong kiến có những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Câu 9. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, các vương triều phong kiến phương Bắc nào đã tiến hành xâm lược nước ta? A. Tống, Mông – Nguyên, Minh, Thanh. B. Tống, Mông – Nguyên, Minh. C. Tống, Mông – Nguyên, Thanh. D. Mông – Nguyên, Minh, Thanh. Câu 10. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? A. Triều Trần. B. Triều Hồ. C. Triều Lê. D. Triều Mạc. Câu 11. Chùa chiền được xây dựng nhiều dưới thời A. Đinh – Tiền Lê. B. Tiền Lê - Lý. C. Lý – Trần. D. Trần, Lê. Câu 12. Hình tượng chủ yếu của nghệ thuật điêu khắc thời Lý – Trần là A. hình tượng rồng, hoa sen, rồng B. chân dung các vị vua, hoàng tử, công chúa C. cảnh sinh hoạt, lễ hội D. cảnh chiến binh, các loại vũ khí và cảnh chiến trận. Câu 13. Ông được tôn vinh là Trạng Lường. Ông là nhân vật lịch sử nào? A. Vũ Hữu. B. Mạc Đĩnh Chi. C. Nguyễn Hiền. D. Lương Thế Vinh. Câu 14. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV: 1. Kháng chiến chống Tống; 2. Kháng chiến chống Minh; 3. Kháng chiến chống quân Nam Hán; 4. Kháng chiến chống Mông – Nguyên. A. 1,2,3,4. B. 1, 3,2,4. C. 3,4,2,1. D. 3,1,4,2. Câu 15. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “Thành tựu quan trọng nhất phản ánh bước phát triển của tổ chức chính quyền Đại Việt chính là cuộc cải cách hành chính thờiỞ trung ương, diễn ra quá trình tập trung quyền lực vào tay nhà vua khi các chức quan tương đương Tể tưởng bị bãi bỏ. Dưới vua là trực tiếp điều hành các công việc và chịu trách nhiệm trước hoàng đế. Cả nước chia làm .” A. Lê Thái Tổ.lục bộ..10 đạo. B. Lê Thái Tông.. lục bộ. 12 trấn. C. Lê Thánh Tông..6 bộ... 13 đạo thừa tuyên. D. Lê Hiển Tông6 bộ . 24 lộ. Câu 16. Câu nói sau là của nhân vật lịch sử nào? “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. A. Trần Khát Chân. B. Trần Quang Khải. C. Trần Nhật Duật. D. Trần Bình Trọng. Câu 17. Tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng thời Lý – Trần là A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Tín ngưỡng dân gian. Câu 18. Chùa chiền được xây dựng nhiều dưới thời A. Đinh – Tiền Lê. B. Tiền Lê - Lý. C. Lý – Trần. D. Trần, Lê. Câu 19. Làng Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng với sản phẩm thủ công nghiệp nào? A. Tơ lụa. B. Gốm sứ. C. Đúc đồng. D. Rèn sắt. Câu 20. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất là A. do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn. B. do ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt. C. địa thế vùng Đông Bắc nước ta hiểm trở gây khó khăn cho quân Tống. D. Thái hậu Dương Vân Nga hi sinh lợi ích dòng họ tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống. Câu 21. Văn Miếu và Quốc Tử giám được thành lập dưới triều đại nào? A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ. D. Nhà Lê. Câu 22. Ai được coi là ông tổ của nền sử học Việt Nam? A. Lê Văn Hưu. B. Ngô Sĩ Liên. C. Lê Quý Đôn. D. Tư Mã Thiên. Câu 23. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế A. dân chủ đại nghị. B. quân chủ chuyên chế. C. cộng hòa. D. dân chủ. Câu 24. Quân đội Đại Việt trong các thế kỉ XI – XV được tổ chức gồm A. ba bộ phận: cấm binh, ngoại binh và hương binh. B. hai bộ phận: cấm quân, ngoại binh. C. bộ binh, tượng binh, kị binh. D. hai bộ phận: cấm binh và vệ binh. Câu 25. Dưới triều đại nào sau đây, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển A. triều Lý. B. triều Trần. C. triều Hồ. D. triều Lê. Câu 26. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã có biện pháp gì nhằm xây dựng và củng cổ đất nước A. Xưng vương, xây dựng chính quyền mới. B. Tiến hành đóng đô ở Cổ Loa. C. Đúc tiền mới. D. Phát triển giáo dục. Câu 27. Nhà Đinh được thành lập vào năm A. Năm 938 B. Năm 944. C. Năm 968. D. Năm 981. Câu 28. Hoa Lư từng là kinh đô của các triều vua A. Lê Thái Tổ; Lê Thái Tông. B. Lý Thái Tổ; Lý Thái Tông. C. Đinh Tiên Hoàng; Lê Đại Hành. D. Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo yêu cầu sau: Tên cuộc kháng chiến, thời gian, triều đại, kết quả. Từ đó, em có rút ra nhận xét về các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thời phong kiến? Hết Bài làm TRƯỜNG THPT.. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 TỔ. MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 2 trang. Họ và tên: Lớp: 10A... I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Quân đội dưới thời Lý – Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì? A. Cấm quân. B. Ngoại binh. C. Lộ binh. D. Kỵ binh. Câu 2. Các vua thời Lê – Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì? A. Kiểm tra lại việc cấp ruộng đất lại cho nông dân. B. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi. C. Làm lễ cày ruộng công điền. D. Làm lễ cày tịch điền. Câu 3. Hãy sắp xếp các triều đại phong kiến nước ta theo trình tự thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XV A. Ngô, Đinh – Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê sơ. B. Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. C. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Lê sơ, Hồ. D. Ngô, Đinh – Tiền Lê, Trần, Lê sơ, Lý, Hồ. Câu 4. Kinh đô của nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên đặt tại A. Luy Lâu. B. Mê Linh. C. Cổ Loa. D. Hoa Lư. Câu 5. Thăng Long trở thành kinh đô nước ta từ năm A. Năm 1009. B. Năm 1010. C. Năm 1054. D. Năm 1075. Câu 6. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là A. Lê Thái Tổ. B. Lê Nhân Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Thái Tông. Câu 7. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tê gọi là A. Hình thư. B. Hình luật. C. Quốc triều luật lệ. D. Quốc triều hình luật. Câu 8. Chính sách phát triển quân đội thời Lý, Trần và Lê đó là A. bắt nhân dân đi lính. B. ngụ binh ư nông. C. tổ chức quân đội thường trực đông đảo. D. tổ chức quân đội chính qui, tinh nhuệ. Câu 9. Để quân chia ruộng đất công ở các làng xã cho nông dân canh tác, các vua Lê đã ban hành chính sách A. ngụ binh ư nông. B. lập đồn điền. C. khẩn hoang. D. quân điền. Câu 10. Chức quan chăm lo việc đắp đê thời Trần A. Quốc công tiết chế. B. Hà đê sứ. C. Tể tướng. D. Thái úy. Câu 11. Các công xưởng thủ công do nhà nước tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV gọi là A. đồn điền. B. quân xưởng. C. quan xưởng. D. phường hội. Câu 12. Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) đã được xây dựng làm bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hóa với nước ngoài dưới triều đại nào? A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hô. D. Nhà Lê. Câu 13. Đô thị lớn nhất nước ta trong các thế kỉ XI – XV là A. Phố Hiến. B. Hội An. C. Thăng Long. D. Vân Đồn. Câu 14. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV là A. nhà nước cho xây dựng bến cảng buôn bán và trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài. B. sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp đẩy nhanh sự phát triển thương nghiệp. C. nhà nước phong kiến thi hành chính sách phát triển thương nghiệp. D. hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài. Câu 15. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất là A. Lý Thường Kiêt. B. Trần Quốc Tuấn. C. Lê Lợi. D. Lê Hoàn. Câu 16. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương A. vườn không nhà trống. B. tiên phát chế nhân. C. mai phục, tập kích địch. D. hành quân thần tốc, đánh bất ngờ. Câu 17. Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) A. Chống quân xâm lược bên ngoài. B. Là cuộc khởi nghĩa tiêu diệt nhiều quân xâm lược nhất. C. Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong lịch sử dân tộc. D. Là cuộc khởi nghĩa diễn ra với chiến thuật tổng công kích, tiêu diệt địch. Câu 18. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn bắt đầu từ A. cuối thế kỉ XI. B. cuối thời Hồ. C. thời Lê sơ. D. cuối thế kỉ XIV. Câu 19. Văn Miếu được xây dựng năm A. 1010. B. 1054. C. 1070. D. 1075. Câu 20. Tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư là A. Ngô Sĩ Liên. B. Lê Văn Hưu. C. Nguyễn Trãi. D. Vũ Hữu. Câu 21. Tên tòa thành bằng đá được Hồ Quý Ly xây dựng ở Thanh Hóa vào cuối thế kỉ XVI là A. Lam Sơn. B. Tây Đô. C. Lam Kinh. D. Hoàng Thành. Câu 22. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về tình hình phát triển giáo dục nước ta thế kỉ XI - XV : 1.Dựng bia ghi tên Tiến sĩ; 2.Khoa thi quốc gia đầu tiên; 3. Lập Văn Miếu; 4. Khoa thi tam giáo đầu tiên. A. 1,2,3,4. B. 1, 3,2,4. C. 3,4,2,1. D. 3,2,4,1. Câu 23. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “Trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được du nhập từ bên ngoài có nhiều điều kiện phát triển. ..dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. được truyền bá sâu rộng trong dân chúng..tùng bước hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian. A. Phật giáo.Nho giáo .. Đạo giáo. B. Phật giáo.. ..Đạo giáo.Nho giáo. C. Nho giáo .Phật giáo Đạo giáo. D. Nho giáo..Đạo giáo Phật giáo. Câu 24. Đặc điểm văn học nước ta thế kỉ X - XVI A. Văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. B. Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. C. Văn học dân gian phát triển rầm rộ. D. Văn học thể hiện tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Câu 25. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là A. Tốt Động – Chúc Động. B. Chi Lăng – Xương Giang. C. Rạch Gầm – Xoài Mút. D. Ngọc Hồi – Đống Đa. Câu 26. Tên nước ta là Đại Cồ Việt có từ thời vua A. Lê Đại Hành. B. Lý Nam Đế. C. Lý Thái Tông. D. Đinh Tiên Hoàng. Câu 27. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính A. Lộ, phủ, châu – huyện, xã. B. Lộ - trấn, phủ, châu – huyện, xã. C. Đạo thừa tuyên, phủ, châu – huyện, xã. D. Đạo, phủ, châu – huyện, hương, giáp. Câu 28. Người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là A. Lê Hoàn. B. Định Bộ Lĩnh. C. Triệu Quang Phục. D. Lý Công Uẩn. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo yêu cầu sau: Tên cuộc kháng chiến, thời gian, triều đại, kết quả. Từ đó, em có rút ra nhận xét về các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thời phong kiến? Hết Bài làm TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 TỔ.. MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 3 trang. Họ và tên: Lớp: 10A... I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Đại Việt trở thành Quốc hiệu của nước ta từ năm A. Năm 1010, thời vua Lý Thái Tổ. B. Năm 1045, thời vua Lý Thái Tông. C. Năm 1054, thời vua Lý Thánh Tông D. Năm 1075, thời vua Lý Nhân Tông. Câu 2. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tên vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII: A. Trần Hưng Đạo – Ngô Quyền – Lê Hoàn. B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn. C. Lê Hoàn – Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo. D. Ngô Quyền – Lê Hoàn – Trần Hưng Đạo. Câu 3. Thời Lê sơ đã ban hành bộ luật A. Hình luật. B. Hình thư. C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ. Câu 4. Vị vua đầu tiên nhà Trần là ai? A. Trần Thái Tông (Trần Cảnh). B. Trần Anh Tông (Trần Thuyên). C. Trần Thái Tông (Trần Hoàng). D. Trần Nhân Tông (Trần Khâm). Câu 5. Đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của ai đã chế tạo được súng thần công và đóng được thuyền chiến có lầu? A. Lê Thánh Tông. B. Hồ Nguyên Trừng. C. Hồ Quý Ly. D. Hồ Hán Thương. Câu 6. Triều đại mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam A. Triều Ngô. B. Triều Tiền Lê. C. Triều Đinh. D. Triều Lý. Câu 7. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm A. 6 bộ: bộ Binh, bộ Hình, bộ Công, bộ Hộ, bộ Lại, bộ Lễ. B. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính. C. 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban. D. 2 ban: Văn ban, Võ ban. Câu 8. Năm 1248, để khuyến khích sản xuất nông nghiệp nhà Trần đã tiến hành A. Tổ chức lễ cày Tịch điền. B. Nhà Trần tổ chức đắp đê “quai quạc”. C. Ban hành luật khuyến khích nông nghiệp. D. Đặt thêm chức quan Hà đê sứ trong coi thủy lợi. Câu 9. Các làng nghề gốm sứ cổ truyền hình thành thế kỉ X – XV là A. Huê Cầu, Bát Tràng, Thổ Hà. B. Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà. C. Đông Hồ, Bát Tràng, Huê Cầu. D. Bát Tràng, Vân Nội, Chu Đậu. Câu 10. Quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh bại 30 vạn quân Tống xâm lược tại A. cửa sông Bạch Đằng. B. vùng Đông Bắc. C. trên đất Tống. D. phòng tuyến sông Như Nguyệt. Câu 11. Năm 1427, 10 vạn quân cứu viện nhà Minh đã bị nghĩa quân Lam Sơn đánh tan trong trận A. Tốt Động – Chúc Động. B. Chi Lăng – Xương Giang. C. Rạch Gầm – Xoài Mút. D. Ngọc Hồi – Đống Đa. Câu 12. Năm 1075, Nhà Lý đã A. tổ chức hội thi quốc gia đầu tiên. B. tổ chức hội chợ tại kinh thành Thăng Long. C. tổ chức hội thi võ để truyển chọn quan võ. D. tổ chức hội thi thơ. Câu 13. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện sự phát triển Phật giáo thời Lý – Trần? A. Khắp nơi trong cả nước chùa chiền được xây dựng. B. Vua, quan nhiều người theo đạo Phật. C. Nhà sư được triều đình tôn trọng, đôi khi tham gia việc triều chính. D. Kinh Phật trở thành nội dung thi cử. Câu 14. Năm 1054, nhà Lý cho xây dựng công trình Phật giáo nổi tiếng là A. chùa Phật Tích. B. chùa Một Cột. C. chùa Trấn Quốc. D. chùa Phổ Minh. Câu 15. Tác phẩm Bạch Đằng giang phú của A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Hoàn. D. Trương Hán Siêu. Câu 16. Tác phẩm lịch sử do Nguyễn Trãi biên soạn là A. Lam Sơn thực lục. B. Quốc âm thi tập. C. Ức trai hi tập. D. Dư địa chí. Câu 17. Công trình nào sau đây không phải là An Nam tứ đại khí? A. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. B. Tháp Báo Thiên. C. Vạc Phổ Minh. D. Tượng Phật chùa Phật Tích. Câu 18. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “Năm 1070, vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng . Năm 1075, triều Lý cho tổ chức. Từ đó cho đến thế kỉ XV, vai trò của Nho giáo và hệ thống thi cử đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong, bồi dưỡng nhân tài cho người Việt.” A. Văn Miếu.thi Hội ..tuyển chọn quan lại. B. Bia Tiến sĩ.. thi Hương.tuyển chọn nhân tài. C. Văn Miếu..khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại. D. Bia Tiến sĩ khoa thi am giáo tuyển chọn nhân tài. Câu 19. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về sự ra đời các bộ luật nước ta thời phong kiến: 1.Hoàng triệu luật lệ; 2. Hình luật; 3.Hình thư; 4.Quốc triều hình luật. A. 1,2,3,4. B. 2, 3,1,4. C. 2,3,4,1. D. 3,2,4,1. Câu 20. Vào những năm 60 của thế kỉ XV, nước ta đã trải qua một cuộc cải cách kinh tế, xã hội lớn dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của nhân vật lịch sử nào? A. Trần Thủ Độ. B. Trần Nguyên Đán. C. Hồ Quý Ly. D. Lê Thánh Tông. Câu 21. Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài trong các thế kỉ X – XV chủ yếu diễn ra ở các vùng cảng A. Vân Đồn, Lạch Trường, Càn Hải, Hội Thống, Thị Nại. B. Vân Đồn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An. C. Vân Đồn, Hội An, Đà Nẵng, Thị Nại. D. Vân Đồn, Lạch Trường, Cửa Tùng, Cửa Việt. Câu 22. Thời Lê, ngoại thương giảm sút do A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. B. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến. C. chế độ thuế khóa nặng nề. D. nhà nước thực hiện chủ trương “đóng cửa”. Câu 23. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn A. Lý – Trần. B.Trần – Hồ. C.Lê – Nguyễn. D. Đinh – Tiền Lê. Câu 24. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện sự phát triển Phật giáo thời Lý – Trần? A. Khắp nơi trong cả nước chùa chiền được xây dựng. B. Vua, quan nhiều người theo đạo Phật. C. Nhà sư được triều đình tôn trọng, đôi khi tham gia việc triều chính. D. Kinh Phật trở thành nội dung thi cử. Câu 25. Quốc hiệu nước ta thời Hồ A. Đại Cồ Việt. B. Đại Việt. C. Đại Ngu. D. Đại Nam Câu 26. Quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn đã giành thắng lợi trong trận thủy chiến lớn vào năm 1288, đó là chiến thắng chông quân xâm lược A. Tống tại cửa sông Bạch Đằng. B. Mông Cổ tại vùng Đông Bắc. C. Nguyên tại kinh thànhThăng Long. D. Nguyên tại sông Bạch Đằng. Câu 27. Tác phẩm Đại Việt sử kí của A. Lê Văn Hưu. B. Ngô Sĩ Liên. C. Phan Huy Chú. D. Nguyễn Trãi. Câu 28. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? A. Triều Trần. B. Triều Hồ. C. Triều Lê. D. Triều Mạc. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo yêu cầu sau: Tên cuộc kháng chiến, thời gian, triều đại, kết quả. Từ đó, em có rút ra nhận xét về các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thời phong kiến? Hết Bài làm
Tài liệu đính kèm: