Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 10 - Trường THPT Bùi Dục Tài

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 10 - Trường THPT Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 10 - Trường THPT Bùi Dục Tài
Tr. THPT Bùi Dục Tài	KIỂM TRA 1 TIẾT
Họ và tên:..	MÔN: LỊCH SỬ 10
Lớp: 10B	Ngày kiểm tra:..
Điểm
Lời phê của giáo viên
Mã đề: 546
Câu 1: Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải đổi phong tục theo người Hán để nhằm mục đích gì?
	A Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta.	
	B Làm cho nền văn hóa của dân tộc ta ngày càng phong phú.	
	C Khai phá văn minh cho dân tộc ta.	
	D Mở rộng quan hệ giao lưu với người Trung Quốc.
Câu 2: Thời Lý – Trần – Hồ, quan hệ nước ta với phương Bắc như thế nào?
	A Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn.	
	B Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi.	
	C Giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.	
	D Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn nhưng luôn giữ tư thế dân tộc độc lập.
Câu 3: Vua Hùng vương cho đóng đô nhà nước Văn Lang ở đâu?
	A Việt Trì (Phú Thọ).	 	B Luy Lâu (Hà Nội).	
	C Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).	D Thăng Long (Hà Nội).	
Câu 4: Các vua Lê và Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì?
	A Cùng nông dân làm công tác thủy lợi.	
	B Làm lễ cày ruộng tịch điền	
	C Kiểm tra lại nhân khẩu ở địa phương	
	D Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân.
Câu 5: Quan hệ xã hội bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là quan hệ gì?
	A Quan hệ giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.	
	B Quan hệ giữa quý tộc phong kiến Việt Nam với chính quyền phong kiến phương Bắc.	
	C Quan hệ địa chủ phong kiến với chính quyền phong kiến phương Bắc.	
	D Quan hệ giữa nhân dân ta với chính quyền phong kiến phương Bắc.
Câu 6: Sự sụp đổ của nhà Lê và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện:
	A Năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi và thành lập triều Mạc.	
	B Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi năm 1527.	
	C Quốc Công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua năm 1527.	
	D Thế lực phong kiến họ Mạc họp quân đánh nhau và giành được quyền lực vào năm 1527.
Câu 7: Các quan xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các TK XI – XV gọi là
	A quan xưởng 	B đồn điền	C Quốc tử giám	D quân xưởng	
Câu 8: Dưới thời nhà Lý, quốc hiệu nước ta là gì?
	A Đại Nam	B Đại Cồ Việt	C Đại La	D Đại Việt 	
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện chứng tỏ sự phát triển hưng thịnh của ngoại thương ở nước ta trong các TK XVI – XVII?
	A Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông.
	B Nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.	
	C Chủ trương mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.	
	D Thương nhân nước ngoài đã sin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán lâu dài.
Câu 10: Yếu tố không thuộc cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
	A Yêu cầu chống ngoại xâm.
	B Yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.	
	C Nhu cầu trị thủy.	
	D Yêu cầu mở rộng lãnh thổ.
Câu 11: Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là
	A hệ thống chợ làng phát triển.	
	B sự ra đời của đô thị Thăng Long	
	C sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.	
	D sự phòng phú của các mặt hàng mĩ nghệ.
Câu 12: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi là do
	A tâm gương sẵn sàng hi sinh xã thân vì nước của Trần Quốc Toản đã kích thích toàn dân đánh giặc.	
	B đoàn thuyền tải lương của địch do Trương Văn Hổ cầm đầu bị đánh tan khiến cho địch lâm vào tình trạng khó khăn về lương thực.	
	C tinh thần quyết tâm đánh giặc của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.	
	D truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, sự đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta và triều đình nhà Trần, nhà Trần có vua hiền tướng giỏi.
Câu 13: Tác phẩm Bạch Đằng giang phú là của 
	A Nguyễn Trãi	B Trương Hán Siêu	 C Lý Tử Tần	D Lê Văn Hưu
Câu 14: Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
	A vườn không nhà trống.	
	B nhà nhà giết giặc, người người giết giặc.	
	C ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước chặn đánh thế mạnh của giặc.	
	D kết hợp ba thứ quân: cấm binh, ngoại binh và hương binh
Câu 15: Chiến tranh Nam triều – Bắc triều diễn ra do
	A mâu thuẫn Trịnh – Mạc.	B mâu thuẫn Lê – Trịnh.	C mâu thuẫn Lê – Mạc.	D mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn.	
Câu 16: Tôn giáo chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ là
	A phật giáo 	B đạo giáo	C nho giáo 	D hinđu giáo
Câu 17: Ở nhà nước Văn Lang, đứng đầu mỗi bộ là ai?
	A Lạc hầu. 	B Bồ Chính.	C Lạc tướng.	D Quan Lang.	
Câu 18: Dưới thời nhà Đinh, nước ta đóng đô ở đâu?
	A Cổ Loa	B Hoa Lư	C Thăng Long	D Đại La	
II. Phần tự luận (2 câu/ 5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Vẽ sơ đồ và giải thích bộ máy nhà nước Lê sơ. Em có nhận xét gì bộ máy nhà nước Lê sơ?
Câu 2 (3 điểm): Phân tích vai trò của phong trào Tây Sơn cuối TK XVIII. Em hãy rút ra công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.
	Hết

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_ls_10.doc