Đề kiểm tra một tiết học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
Tuần 9
Tiết 18
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Sinh học 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
NS: 01/11/16
Ngày KT: 04/11/16
A. MA TRẬN THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC 7
Tên chủ đề (Nội dung, chương)
Nhận biết ( 40%)
Thông hiểu (30%)
Vận dụng (30%)
Tổng cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I:Ngành ĐVNS
Trình bày được cấu tại ĐVNS
Giải thích điều kiện bất lợi ở
trùng roi và đ/v đơn bào 
3 câu 
 3điểm 
30%
2câu(1-2)
 1 đ
10%
1 câu (c1)
2 đ
20%
3câu 
 3đ 
30%
Chương II: Ngành ruột khoang 
Trình bày được cấu tạo của ngành Ruột Khoang
(3-4)
So sánh sự khác nhau giữa san hô và thủy túc trong sinh sản.
3 câu 
 2điểm 
20%
2 câu 
1đ 
10%
1câu (c2) 
1đ 
10%
3 câu 
 2đ 
20%
 Chương III: Ngành giun
Trình bày các bước mổ giun
So sánh được giun tròn khác giun dẹp
 2câu 
 5điểm 
50%
1c(c3) 
2,0đ 20%
1câu(c4)
3đ 
30%
2câu 
 5đ 
50%
 8 câu
10 điểm
100%
5 câu
4đ
40%
1câu
3đ
30%
1 câu
2đ
20%
1 câu
1đ
10%
8câu
10 đ
100%
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
Họ và tên....................................... Lớp 7
ĐÈ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 7
THỜI GIAN: 45 PHÚT(không kể thời gian giao đề)
Điểm:
Lời phê của thầy :
 I TRẮC NGHIỆM : (2,0 điểm) 
	Chọn phương án trả lời đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu
 1: Trùng roi xanh là một tế bào có kích thước nhỏ nhất, khoảng:
 	 A. 0,01 mm B. 0,02 mm C. 0,04 mm D. 0,05 mm
 2. Động vậy nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người và động vật là:
 	A. Trùng roi B. Trùng kiết lị C. Trùng Giày D. Trùng Biến hình
 3. Số lớp tế bào trên cơ thể thủy tức là:
A. 1 lớp B. 2 lớp C.3 lớp D.4 lớp
4. Ruột của thủy tức thuộc dạng.
A. Ruột thẳng B. Ruột túi C. Ruột ống D. Ruột xoắn 
II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) 
Khi gặp điều kiện bất lợi, Trùng roi và một số động vật đơn bào thường có những hiện tượng gì để tồn tại?
Câu: 2:(1,0 điểm) 
 - Sự khác nhau giữa san hô và thủy túc trong sinh sản vô tính mọc chồi là gì? 
Câu: 3: (2,0 điểm)
Trình bày các bước mổ giun đất 
Câu 4: (3,0 điểm) - Giun tròn khác giun dẹp ở đặt điểm cơ bản nào?
======Hết=======
Tổ chuyên môn	 Giáo viên soạn
 Lê Văn Tiên
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH 7
I. Trắc nghiệm:( 2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Trả lời
1D
2B
3B
 4B
Điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1:( 2 điểm)
 – Khi gặp điều kiện bất lợi, Trùng roi và một số động vật đơn bào thường có những hiện tượng “Kết bào xác" xảy ra như sau: Thoát bớt nước thừa, cơ thể thu nhỏ lại, hình thành vỏ bọc ngoài.
Câu:2 (1 điểm) 
- Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn san hô.
Câu: 3: (2,0 điểm)
a) Cách xử lí: Rửa sạch đất ở cơ thể giun, làm giun chết trong hơi ête hay cồn loãng
b) Cách mổ:
Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc, chính giữa lưng và phía đuôi
Bước 3: Đổ ngập nước cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
Câu:4 (3 điểm) 
- Giun tròn khác với giun dẹp ở chỗ: tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. Chúng sống trong đất ẩm và ki sinh ở cơ thể động vật, thực vật và người.
- Giun dẹp; cơ thể dẹp chúng kí sinh ở gan trâu, bò, chưa có khoang cơ thể và ống tiêu hóa chưa phân hóa.
 ------------------------------------------------------hết-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kt_1_tiet_kI.doc