Đề kiểm tra một tiết học kì I môn Địa lí lớp 12

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì I môn Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì I môn Địa lí lớp 12
Vì sao nước ta có điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. b. Địa hình và đất c Khí hậu phân hóa đa dạng. d. Có truyền thống trồng lúa nước.
2. Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng chủ yếu là do có sự phân hoá của các điều kiên :
A. Khí hậu và địa hình.	 B. Đất Trồng và nguồn nưóc tưới . C. Địa hình và đất trồng.	 D. Nguồn nước và địa hình.
3. Thế mạnh nông nghiệp ở trung du và miền núi KHÔNG PHẢI là :
	A. Cây hàng năm.	C. Chăn nuôi gia súc lớn.	B. Cây công nghiệp cận nhiệt.	 D. Cây dược liệu.
4. Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là :
	A. Cây trồng ngắn ngày.	C. Thâm canh, tăng vụ. B. Chăn nuôi gia súc lớn.	D. Nuôi trồng thuỷ sản.
5. Nguyên nhântự nhiên làm tăng tính bấp bênh vốn có trong nông nghiệp nhiệt đới nước ta là :
	A. Sự phân mùa của nguồn nước.	B. Tính đa dạng của đất đai.
	C. Tính bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu.	D. Thị trường không ổn định.
6) Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:
A. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
7. Khó khăn chủ yếu đối với sản xuất lương thực ở nước ta không phải là : .
A. Môi trường ô nhiễm.	C. Hạn hán.	B. Bão, lụt.	D. Sâu bệnh.
8. Trong những năm qua, sản xuất lương thực phát triển theo xu hướng :
A. Diện tích trồng hoa màu tăng rất mạnh.	B. Sản lượng lúa tăng mạnh.
C. Năng suất lúa không tăng.	D. Màu lương thực đã được xuất khẩu nhiều.
9. Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là :
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Các đồng bằng giữa núi và ở trung du.
10. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng lúa của nước ta là :
A. Nước ta là cái nôi của nền văn minh lúa nước.	B. Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng.
C. Khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa.	D. Câu B và C đúng.
11. Điều kiện nào sau đây không cần thiết đối với phát triển cây công nghiệp lầu năm?
A. Đất phù sa có diện tích rộng. 	C. Nguồn lao động dồi dào.
B. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. 	D. Cơ sở chế biến phát triển.
12. Khó khăn lớn nhất đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là :
A. Có một mùa khô hạn thiếu nước.	B. Thị trường có nhiều biến động.
C. Giống cây trồng còn hạn chế.	 	 D. Việc vận chuyển còn nhiều khó khăn.
13. Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay không phải là :
A. Chăn nuôi chủ yếu lấy sức kéo và phân bón cho trồng trọt.
B. Các sản phẩm trứng, sữa chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất ngày càng cao.
C. Tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.	D. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
14. Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục ?
A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe doạ lan tràn trên diện rộng.B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.	D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được bảo đảm.
15. Vì sao Trâu được nuôi nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ
 A. Ttrâu chịu rét giỏi. B .Có nhiều đồng cỏ lớn
 C. Người dân có kinh nghiệm. D. Khí hậu nhiệt đới phù hợp
16. Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở :
A. Ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.	B. Một số nông trường ở Tây Bắc.
C. Một số nơi ở Lâm Đồng.	D. Các tỉnh ở Tây Nguyên.
17. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là :
A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.
18. Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày nhờ :
A. Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo. B. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.
C. Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm. D. Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.
19. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 - 2002. (Nghìn ha)
Năm
Hằng năm
Lâu năm
1975
210,1
172,8
1980
371,7
256,0
1985
600,7
470,3
1990
542,0
657,3
1995
716,7
902, 3
2000
778,1
1451,3
2002
845,8
1491,5
Nhận định đúng nhất là :
A. Cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm.
B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn.
C. Giai đoạn 1975 - 1985, cây công nghiệp hằng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn.
D. Cây công nghiệp lâu năm không những tăng nhanh hơn mà còn tăng liên tục. 
20. Nhân tố quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp nước ta là :
A. Khí hậu và nguồn nước. B. Lực lượng lao động. C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật. D. Hệ thống đất trồng.
21. Ngư trường nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là :
A. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.	B. Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan).
C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.	D. Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ).
22. Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là :
A.Bãi triều.	C. Đầm phá.	B.Các ô trũng ở đồng bằng. 	 D. Rừng ngập mặn.
23. Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở miên Trung là :
A.Sông suối.	C. Ao hồ.	B.Kênh rạch.	D. Đầm phá.
24. Thuận lợi chủ yếu cho việc khai thác thuỷ sản là :
A. Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.	B. Có nhiều cánh rừng ngập mặn.
C. Có 4 ngư trường trọng điểm.	D. Có các ô trũng ở ở giữa đồng bằng
25. Tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2005 là :
A. Kiên Giang.	C. Bình Thuận.	B. Cà Mau.	D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
26. Vùng nuôi tôm lớn nhất hiện nay ở nước ta là :
A. Đồng bằng sông Cửu Long.	B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Câu A và B đúng.
27. Tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2005 là :
A. Bạc Liêu.	C. Cà Mau.	B. An Giang.	D. Đồng Tháp.
28. Sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp chịu tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố :
A. Lao động, kĩ thuật, lịch sử,...	B. Tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử,...
C. Đất đai, dân cư, lịch sử, kĩ thuật,...	 D. Lịch sử, lao động, cơ sở hạ tầng,...
29. Điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là :
A. Vùng đồi trước núi, đồng bằn2 duyên hải.
B. Khí hâu cân nhiêt đới, ôn dới trên núi, có mùa đông lanh.
C. Các cao nguyên ba dan lông lớn, ở các độ cao khác nhau.
D. Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào.
C. Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước vào mùa khô.	D. Câu A và B đúng.
30. Vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến có trình độ thâm canh thấp là :
A. Bắc Trung Bộ.	B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đông Nam Bộ.
31. Các vùng nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, sản xuất lớn, sử dụng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp là :
A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
	D. Công nghiệp nhóm A, công nghiệp nhóm B ; sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt.
32. Công nghiệp trọng điếm không phải là ngành :
	A. Có thế mạnh lâu dài. B. Đưa lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.
	C. Sản xuất chỉ chuyên nhằm vào việc xuất khẩu. D. Có tác dộng mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
33. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay ?
	A. Năng lượng.	B. Chế biến lương thực, thực phẩm C. Dệt - may.	D. Luyện kim.
34. Khu vực có mức độ tập trung công nghiêp vào loại cao nhất trong cả nước là 
	A. Dải công nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh đến Bà Rịa - Vũng Tàu. B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.	;
	C. Dọc theo duyên hải miền Trung. D. Khu Đông Bắc Bắc Bộ.
35. Chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp của cụm Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả là:
	A. Vật liệu xây dựng, phân hoá học.	B. Cơ khí, luyện kim.
	C. Cơ khí, khai thác than.	D. Hoá chất, giấy.
36. Sản xuất thuỷ điện là chuyên môn hoá sản xuất của cụm công nghiệp :
	A. Đáp Cầu - Bắc Giang.	B. Đông Anh - Thái Nguyên.
	C. Hà Đông - Hoà Bình.	D. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá.
37. Dệt, điện, xi măng là chuyên môn hoá sản xuất của cụm công nghiệp :
	A. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá. B. Hải Phòng - Hạ Long - cẩm Phả
	C. Đáp Cầu - Bắc Giang. D. Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ.
38. Chuyên mồn hoá sản xuất công nghiệp của cụm Đông Anh - Thái Nguyên là 
	A. Cơ khí, khai thác than.	C. Hoá chất, giấy.
	B. Thuỷ điện. 	 	D. Cơ khí, luyện kim.
15. Nơi nào sau đây không thuộc dải công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu ?
	A. TP. Hồ Chí Minh.	 	 B. Long An.	 .C. Quy Nhơn.	 D. Nha Trang
16. Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất dọc theo Duyên hải miền Trung là :
	A. Vinh. B. Đà Nẵng. C. Biên Hoà.	D. Vũng Tàu
20. Nguyên nhân làm cho một số vừng gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp là :
	A. Tài nguyên khoáng sản nghèo.	 B. Nguồn lao động có tay nghề ít.
	C. Kết cấu hạ tầng còn yếu và vị trí không thuận lợi.
	D. Các yếu tố tài nguyên, lao động, kết cấu, thị trường,... không đồng bộ.
27. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ:
	A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có. D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
32. Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích :
	A. Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
	B. Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
	C. Kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
	D. Đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. 
51. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là :
	A. Có thị trường xuất khẩu rộng mở. 	 B. Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
	C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú. D. Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước. 
52. Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành.
	A. Công dụng của sản phẩm.	B. Đặc điểm sản xuất.
	C. Nguồn nguyên liệu.	D. Phân bố sản xuất.
53. Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm :
	A. Muối.	B. Nước mắm. C. Chè. 	D. Đồ hộp
67. Vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp dệt - may nhất của nước ta hiện nay là:
	A. Đông Nam Bộ.	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
	C. Duyên hải miền Trung.	D. Đồng bằng sông Hồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_hoc_ki_1_lop_12.docx