Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 1 - Mã đề 134 - Trường THPT Cao Nguyên

pdf 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 1 - Mã đề 134 - Trường THPT Cao Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 1 - Mã đề 134 - Trường THPT Cao Nguyên
 Trang 1/6 - Mã đề thi 134 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN 
TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN 
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 (LẦN 1) 
MÔN: ĐỊA LÝ 
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) 
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang-40 câu trắc nghiệm) 
 Mã đề thi: 134 
Họ và tên thí sinh 
Số báo danh. 
Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta. 
(Đơn vị : %) 
Năm 
Nhóm hàng 
1995 
1999 
2000 
2002 
2005 
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,3 37,2 29,0 29,0 
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công 28,5 36,8 33,8 41,0 44,0 
Hàng nông, lâm, thuỷ sản 46,2 31,9 29,0 30,0 27,0 
Nhận định nào sau đây chưa chính xác ? 
A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng tỉ trọng 
B. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng tỉ trọng 
C. Hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm tỉ trọng 
D. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất năm 2005 
Câu 2: Nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí 
A. 23°20’B - 8°30’ B và 102°10’Đ - 109°24’Đ B. 23°23’B - 8°34’B và 102°9’Đ - 109°24’Đ 
C. 23
023’B - 8°30’ B và 102°10’ Đ - 109°24’Đ D. 23°23’B - 8°30’B và 102°10’Đ - 109°20’Đ 
Câu 3: Ảnh hưởng của biển đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là 
A. tăng độ ẩm 
B. làm giảm nền nhiệt độ 
C. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô 
D. mang đến lượng mưa lớn cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ 
Câu 4: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng 
A. tiếp giáp lãnh hải B. đặc quyền kinh tế biển 
C. lãnh hải D. thềm lục địa 
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số năm 2007 trên 1 triệu 
người ở nước ta gồm 
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng B. Hà Nội, Biên Hoà, TP. Hồ Chí Minh 
C. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu 
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 
nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc năm 2007 
A. Vĩnh Phúc B. Phú Thọ C. Bắc Giang D. Quảng Ninh 
Câu 7: Cho biểu đồ: 
 Quốc doanh 
 Ngoài quốc doanh 
 KV có vốn nước ngoài 
 1995 2002 
Biểu đồ thể hiện cơ cấu áo quần may sẵn của nước ta theo thành phần kinh tế qua 2 năm 1995 và 2002 
 Trang 2/6 - Mã đề thi 134 
Nhận xét nào sau đây không đúng: 
A. Tỉ trọng quần áo của thành phần quốc doanh tăng 
B. Tỉ trọng quần áo của thành phần ngoài quốc doanh giảm 
C. Tỉ trọng quần áo của thành phần quốc doanh năm 2002 chiếm lớn nhất 
D. Tỉ trọng quần áo của thành phần có vốn đầu tư nước ngoài tăng. 
Câu 8: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay ? 
A. Năng lượng. B. Chế biến lương thực, thực phẩm 
C. Dệt - may. D. Luyện kim. 
Câu 9: Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là 
A. kinh tế ngoài Nhà nước B. kinh tế cá thể 
C. kinh tế Nhà nước D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 
Câu 10: Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành công nghiệp: 
A. Công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. 
B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. 
C. Công nghiệp nhóm A, công nghiệp nhóm B; sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt. 
D. Công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu, công nghiệp sản xuất công cụ lao động, công nghiệp 
chế biến và hàng tiêu dùng. 
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là 
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm 
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt 
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm 
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc 
Câu 12: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là 
A. nông nghiệp thâm canh trình độ cao 
B. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa 
C. nông nghiệp nhiệt đới 
D. có sản phẩm đa dạng 
Câu 13: Từ năm 2005 trở lại đây, trong cơ cấu điện, chiếm 70% sản lượng là : 
A. Thuỷ điện. B. Điện nguyên tử. C. Nhiệt điện. D. Phong điện. 
Câu 14: Công nghiệp trọng điểm không phải là ngành: 
A. Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. 
B. Sản xuất chỉ chuyên nhằm vào việc xuất khẩu. 
C. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường. 
D. Có thế mạnh lâu dài. 
Câu 15: Vị trí địa lí không phải là yếu tố tác động tới đặc điểm nền kinh tế - xã hội nào của nước ta sau 
đây? 
A. mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dụcvới các nước trong khu vực và trên thế giới 
B. cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm đa dạng 
C. phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển như: GTVT, du lịch, khai khoáng, đánh bắt và nuôi trồng 
hải sản. 
D. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa 
Câu 16: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu 
tố khác 
A. núi nước ta có địa hình hiểm trở B. đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối 
C. núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng D. chạy dài suốt lãnh thổ từ Bắc đến Nam 
Câu 17: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay là 
A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Hồng 
C. Tây Bắc D. Tây Nguyên 
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết hầu hết các tuyến đường sắt của nước ta 
đều kết nối với trung tâm kinh tế nào sau đây 
A. Hải Phòng B. Đà Nẵng C. TP. Hồ Chí Minh D. Hà Nội 
Câu 19: Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? 
A. Phát triển chăn nuôi giai súc. 
B. Phát triển kinh tế biển. 
 Trang 3/6 - Mã đề thi 134 
C. Trồng cây công nghiệp dài ngày điển hình cho vùng nhiệt đới. 
D. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện. 
Câu 20: Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước 
A. Đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ 
C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long 
Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn diện tích đất mặn nước ta tập trung ở vùng 
A. ĐB Sông Cửu Long B. ĐB Sông Hồng C. DH Miền trung D. Đông Nam Bộ 
Câu 22: Cho biểu đồ: 
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây: 
A. Cơ cấu cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta 
B. Quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm và hàng năm ở nước ta 
C. Tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm ở nước ta 
D. Sự thay đổi diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm ở nước ta 
Câu 23: Tuyến đường biển quan trọng nhất nước ta là : 
A. TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng. B. Phan Thiết - Vũng Tàu. 
C. Hải Phòng - Cửa Lò. D. Đà Nẵng - Quy Nhơn. 
Câu 24: Cây công nghiệp chủ lực của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là : 
A. Chè. B. Đậu tương. C. Cà phê. D. Thuốc lá. 
Câu 25: Ở miền Trung lũ quét thường xảy ra vào thời gian nào 
A. từ tháng 8 đến tháng 10 B. từ tháng 10 đến tháng 12 
C. từ tháng 8 đến tháng 11 D. từ tháng 9 đến tháng 10 
Câu 26: Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi 
A. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam 
C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam D. Tây Bắc và Đông Bắc 
Câu 27: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đối nước ta là 
A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực 
B. đẩy mạnh mô hình kinh tế trang tại 
C. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm nghiệp 
D. phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình 
Câu 28: Vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là 
A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du và miền núi Bắc Bộ 
C. Đông Nam Bộ D. Duyên hải miền Trung 
210.1 
371.7 
600.7 
256 
657.3 
902.3 
1451.3 
1491.5 
845.8 
778.1 
716.7 
542 
470.3 
172.8 
0 
200 
400 
600 
800 
1000 
1200 
1400 
1600 
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2002 
Cây công nghiệp hàng năm 
Cây công nghiệp lâu năm 
nghìn ha 
năm 
 Trang 4/6 - Mã đề thi 134 
Câu 29: Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi thủy 
sản nước ta là 
A. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến 
B. tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt 
C. hiện đại hóa các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ 
D. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến 
Câu 30: Nhân tố tạo nền cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp nước ta là 
A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên B. kinh tế - xã hội 
C. lịch sử khai thác lãnh thổ D. đường lối chính sách 
Câu 31: Cho bảng số liệu: 
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 
(Đơn vị: tỉ đồng) 
Năm Tổng số 
 Chia ra 
Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước KV có vốn đầu tư nước ngoài 
2006 458 844 147 994 151 515 186 335 
2010 811 182 188 959 287 729 334 494 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012) 
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần 
kinh tế của nước ta năm 2006 và năm 2010 là 
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ cột đơn. D. Biểu đồ cột đôi 
Câu 32: Điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng ? 
A. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp. 
B. Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt,...) bị xụống cấp. 
C. Có nhiều tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán...). 
D. Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng. 
Câu 33: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có xu hướng: 
A. Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng giảm ; dịch vụ có 
nhiều biến chuyển. 
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng ; dịch vụ 
tăng. 
C. Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng ; dịch vụ có 
nhiều biến chuyển. 
D. Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp tăng; công nghiệp - xây dựng tăng ; dịch vụ có 
giảm. 
Câu 34: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 
A. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt 
B. phần lớn sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam 
C. lượng nước phân bố không đồng đều giữa các hệ sông 
D. sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao 
Câu 35: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng có xu hướng tăng nhanh 
về tỉ trọng những năm gần đây là. 
A. cây rau đậu và cây lương thực B. cây rau đậu và cây công nghiệp 
C. cây rau đậu và cây ăn quả D. cây lương thực và cây công nghiệp 
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không 
thuộc vùng Bắc Trung Bộ 
A. Chu Lai B. Vũng Áng C. Hòn La D. Nghi Sơn 
 Trang 5/6 - Mã đề thi 134 
Câu 37: Cho bảng số liệu sau 
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006 
Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ 
Dân số (nghìn người) 
18208 4869 12068 
Diện tích (km²) 14863 54660 23608 
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kế, 2016) 
Mật độ dân số theo thứ tự giảm dần là 
A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên 
B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên 
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng 
D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ 
Câu 38: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm: 
A. Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
B. Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh. 
C. Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh. 
D. Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh. 
Câu 39: Đai cao chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là 
A. đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi B. đai ôn đới gió mùa núi cao 
C. đai cận xích đạo D. đai nhiệt đới gió mùa chân núi 
Câu 40: Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những tành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong 
thời gian qua là 
A. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng 
B. nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội 
C. nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo tốt hơn 
D. thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh 
(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam) 
----------- HẾT ---------- 
ĐÁP ÁN 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
A 
B 
C 
D 
 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 
A 
B 
C 
D 
 Trang 6/6 - Mã đề thi 134 
CẤU TRÚC ĐỀ 
CHỦ ĐỀ 
SỐ CÂU HỎI 
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC 
TỔNG 
I II III IV 
1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 1 1 1 3 
2. Đặc điểm thiên nhiên 2 1 2 1 6 
3.Sử dụng, bảo vệ TNTN 1 1 
4. Bảo vệ môi trường, thiên tai 1 1 
5. Địa lý dân cư 1 1 2 
6. Cơ cấu kinh tế 1 1 
7. ĐL Nông nghiệp 1 1 2 1 5 
8. Thuỷ sản 1 1 
9. ĐL Công nghiệp 1 1 2 1 5 
10.ĐL Dịch vụ 1 1 
11. Vùng TD và MN Bắc Bộ 1 1 2 
12. Vùng ĐB Sông Hồng 1 1 2 
13. Câu hỏi về Atlat Địa lý VN 1 1 2 1 5 
14. Câu hỏi về biểu đồ 1 1 1 3 
15. Câu hỏi về bảng số liệu 1 1 2 
Tổng số câu 12 12 12 4 40 
Tỉ lệ 30% 30% 30% 10% 100% 
Điểm 3 3 3 1 10 
GIÁO VIÊN RA ĐỀ 
CHỦ ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ 
1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Võ Thị Đức Anh 
2. Đặc điểm thiên nhiên Võ Thị Đức Anh 
3.Sử dụng, bảo vệ TNTN Võ Thị Đức Anh 
4. Bảo vệ môi trường, thiên tai Võ Thị Đức Anh 
5. Địa lý dân cư Võ Thị Đức Anh 
6. Cơ cấu kinh tế Võ Thị Đức Anh 
7. ĐL Nông nghiệp Võ Thị Đức Anh 
8. Thuỷ sản Võ Thị Đức Anh 
9. ĐL Công nghiệp Lại Văn Văn 
10.ĐL Dịch vụ Lại Văn Văn 
11. Vùng TD và MN Bắc Bộ Lại Văn Văn 
12. Vùng ĐB Sông Hồng Lại Văn Văn 
13. Câu hỏi về Atlat Địa lý VN Lại Văn Văn 
14. Câu hỏi về biểu đồ Lại Văn Văn 
15. Câu hỏi về bảng số liệu Lại Văn Văn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTHI_THU_THPT_QG_2017LAN_1MON_DIA_TRUONG_THUC_HANH_CAO_NGUYEN_DAI_HOC_TAY_NGUYEN.pdf