Đề kiểm tra môn: sinh học 8 tuần 1

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1444Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: sinh học 8 tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn: sinh học 8 tuần 1
Phòng gd-đt đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 8 Tuần 1
 Việt trì Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm
 Lê Thị Hoà Trường THCS Dệt
 .............................................................................
 Hãy chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất.
Câu1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là:
 A. Cơ thể di chuyển được C. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động 
 B. Có lông mao D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu2: Môn học “ Cơ thể người và vệ sinh”không nghiên cứu về:
 A.Cấu tạo các cơ quan trong cơ thể người.
 B. Vị trí của người trong hệ thống phân loại sinh vật.
C. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
D. Các biện pháp rèn luyện cơ thể.
Câu3: Phương pháp để học tập tốt bộ môn “ Cơ thể người và vệ sinh”:
Quan sát , thí nghiệm . C. Học kỹ lý thuyết không cần thí nghiệm.
Nghe thầy giảng trên lớp D. Quan sát , thí nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế
Câu4: Bộ môn “ Cơ thể người và vệ sinh” giúp ta tìm hiểu về :
Thế giới động vật và thực vật .
Những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.
 Những hiểu biết về quy luật tự nhiên
 D. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường
Câu5: Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là:
 A. Trái ngược nhau C. Thống nhất nhau.
 B. Lấn át nhau D. Không phụ thuộc nhau
Câu6: Hệ tuần hoàn của cơ thể người bao gồm:
 A. Tim và thận C. Tim và phổi.
 B. Tim và hệ mạch D. Tim và gan
Câu7: Cơ thể là một khối thống nhất vì:
Các cơ quan trong một hệ, các hệ cơ quan trong một cơ thể, hoạt động riêng
Các giác quan hoạt động độc lập
Phối hợp hoạt động của hệ tuần hoàn bài tiết thần kinh
D. Các cơ quan, các hệ cơ quan chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và cơ chế thể dịch 
Câu8: Những cơ quan nào dưới đây tham gia trực tiếp vào chức năng dinh dưỡng của cơ thể:
Hệ vận động , hệ thần kinh và các giác quan
Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết
Hệ vận động, hệ tiêu hoá , hệ tuần hoàn, hệ hô hấp
Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp ,hệ tiêu hoá,hệ bài tiết.
Câu9: Sự biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho cơ thể là chức năng của:
 A. Hệ tiêu hoá C. Hệ bài tiết .
 B. Hệ tuần hoàn. D. Hệ hô hấp.
Câu10: Hệ cơ và bộ xương tạo ra khoang chứa,bảo vệ các cơ quan bên trong là khoang....... , 
 cơ........
 A. Khoang sọ 	 C. Khoang ngực,khoang bụng, cơ hoành.
 B. Khoang xương D. Khoang sọ, khoang ngực, cơ hoành
Phòng gd-đt đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 8 Tuần 2
 Việt trì Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm
 Lê Thị Hoà Trường THCS Dệt
 .............................................................................
 Hãy chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất.
Câu1: Các bào quan trong tế bào có ở:
 A. Lưới nội chất C. Nhân.
 B. Chất tế bào D. Màng sinh chất.
Câu2: Nơi xảy ra sự tổng hợp Prôtêin của tế bào:
 A. Nhân C. Ti thể
 B. Nhiễm sắc thể D. Ri bô xôm
Câu3: Hoạt động sống của tế bào thể hiện ở:
 A.Trao đổi chất C. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
 B. Sinh sản và cảm ứng D. Sinh trưởng và phát triển.
Câu4: Thành phần hoá học của tế bào:
 A. Chất hữu cơ 	 C. A xit Nulêic.
 B. Nước , muối khoáng D. Chất hữu cơ và vô cơ
Câu5: Mô là :
 A. Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo khác nhau 
 B. Chất phi bào C. Tế bào, phi bào 
 D.Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau và chất phi bào cùng đảm nhận chức năng nhất định
Câu6: Mô nào dưới đây không phải là mô liên kết:
 A.Mô máu , mô sụn C. Mô cơ , mô thần kinh
 B. Mô xương, mô sợi D. Mô mỡ
Câu7: Một bộ phận trong tế bào có vai trò đảm nhiệm sự liên hệ giữa các bào quan là:
 A. Lưới nội chất C. Nhân con
 B. Trung thể D. Ti thể
Câu8: Mô biểu bì có ở:
 A.Mặt trong ruột , thành mạch máu C. Mạch máu, thành ống tiêu hoá
 B. Tuyến vị, mặt trong của ống tiêu hoá D. Tim, gan , phổi
Câu9: Một loại mô có cấu tạo chắc, đàn hồi , có chức năng đệm và giảm ma sát khi xương chuyển động là:
 A. Mô sụn C. Mô sợi
 B. Mô xương D. Mô cơ
Câu10: Chân giò lợn có các loại mô:
 A.Mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu . mô cơ vân, mô thần kinh.
 B.Mô biểu bì, mô cơ, mô xương.
 C. Mô biểu bì, mô cơ vân, mô xương, mô thần kinh.
 D. Mô biểu bì, mô cơ vân, mô xương, mô thần kinh, mô máu.
Phòng gd-đt đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 8 Tuần 3
 Việt trì Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm
 Lê Thị Hoà Trường THCS Dệt
 .............................................................................
 Hãy chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất.
Câu1: Cách làm tiêu bản mô cơ vân:
Lấy 1 bắp cơ đùi ếch ( thịt lợn tươi) . Rạch Ngang bắp cơ.
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ấn mép rạch .
 C. Dùng kim lưỡi mác gạt nhẹ cho các sợi cơ tách ra, lấy 1 sợi mảnh dính vào lam kính. 
 D. Lấy 1 bắp cơ đùi ếch ( thịt lợn tươi).Rạch dọc bắp cơ.lấy 1 sợi mảnh dính vào lam kính.Nhỏ 
 dung dịch 0,65% NaCl. Đậy la men. Nhỏ axít axêtic.
Câu2: Dụng cụ, mẫu vật để quan sát tế bào và mô.
 A.Kính hiển vi, tiêu bản, tranh... C. Tranh , kính lúp.
 B. Tiêu bản D. Kính hiển vi.
Câu3: Cấu tạo của nơ ron.
 A. Thân và cành C. Sợi dọc, sợi ngang.
 B. Hình sao , hình tròn. D.Thân ,Sợi trục, sợi nhánh. 
Câu4: Chức năng cơ bản của nơ ron:
 A. Cảm ứng và hưng phấn C. Dẫn truyền và hưng phấn.
 B. Phản ứng và dẫn truyền D. Cảm ứng và dẫn truyền.
Câu 5: Chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan phản 
 ứng là :
 A. Nơ ron liên lạc C. Nơ ron li tâm.
 B. Nơ ron cảm giác D. Nơ ron hướng tâm
Câu6: Đường lan truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến 
 cơ quan phản ứng được gọi là:
 A. Phản xạ C. Cung phản xạ.
 B. Vòng phản xạ D. Phản ứng
Câu7: Vòng phản xạ khác với cung phản xạ:
 A. Nhiều nơ ron C. Có xung thần kinh thông báo ngược
 B. ít nơ ron D. Nhiều nơ ron, có xung thần kinh thông báo ngược 
Câu8: Muốn quan sát rõ nhân tế bào:
Nhỏ 1 giọt axít axêtic1%vào 1 cạnh của la men.
Nhỏ 1 giọt dung dịch 0,65% NaCl vào 1 cạnh của la men.
Nhỏ 1 giọt axít axêtic1%vào tế bào cơ.
Nhỏ 1 giọt dung dịch 0,65% NaCl vào tế bào cơ
Câu9: Muốn tiêu bản không có bọt khí ta phải đặt la men:
Đặt cả la men ập xuống ngay lam kính. B .Đặt la men xuống di đều trên lam kính
C. Lót giấy thấm rồi đặt la men lên trên.
D. Đặt một cạnh la men tiếp xúc với dung dịch NaCl , hạ dần la men xuống.
Câu10: Phản xạ chỉ thực hiện khi:
 A. Có kích thích và đủ 5 yếu tố tham gia. C. Có kích thích, có 4 yếu tố tham gia.
 B. Không có kích thích , có đủ 5 yếu tố tham gia. D. 5 yếu tố tham gia.
Phòng gd-đt đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 8 Tuần 4
 Việt trì Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm
 Lê Thị Hoà Trường THCS Dệt
 .............................................................................
 Hãy chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất.
Câu1: Xương thân bao gồm:
 A. Xương sườn , xương lồng ngực C. Cột sống và lồng ngực.
 B. Cột sống và các đốt sống D. Cột sống và các xương sườn.
Câu 2: Xương đầu của người có đặc điểm:
 A. Xương sọ lớn hơn xương mặt C. Xương sọ bằng xương mặt.
 B. Xương sọ nhỏ hơn xương mặt. D.Xương sọ lớn hơn xương hàm
Câu3: Loại khớp thường gặp ở chân, tay;
 A. Khớp động C. Khớp bất động.
 B. Khớp bán động D. Khớp bán động, khớp bất động.
Câu4: Cấu tạo của xương:
 A. Màng xương, thân xương, tuỷ xương. C. Màng xương, mô xương cứng, mô xương xốp
 B. Màng xương, đầu xương. D. Màng xương, nan xương, đầu xương.
Câu5 : Thành phần hoá học của xương:
 A. Chất cốt giao C. Prôtêin, can xi.
 B. Muối khoáng D. Chất cốt giao và muối khoáng
Câu6;Tính chất cơ bản của xương:
 A. Mềm dẻo,nhẹ nhàng C. Nhẹ nhàng, rắn chắc.
 B. Mềm dẻo , bền chắc D. Mềm dẻo, xốp.
Câu7: Xương người già giòn và dễ gãy là do:
 A.Thành phần cốt giao giảm C. Prôtêin giảm
 B. Muối khoáng giảm D. Thành phần cốt giao tăng.
Câu8: Nguyên nhân làm cho xương người khác xương động vật:
 A. Người biết lao động. C. Người có dáng đứng thẳng
 B. Người có tiếng nói, chữ viết. D. Người biết lao động và có dáng đứng thẳng
Câu9: Vai trò của bộ xương:
 A. Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể C. Chỗ bám của các cơ.
 B. Cùng với hệ cơ làm thành hệ vận động. D.Nâng đỡ ,bảo vệ và vận động 
Câu10: Xương động vật đun sôi lâu thì bở , nước hầm xương thường sánh và ngọt là do:
 A. Chất cốt giao bị phân huỷ C. Muối khoáng bị phân huỷ
 B. Prôtêin bị phân huỷ d. Can xi bị phân huỷ
Phòng gd-đt đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 8 Tuần 5
 Việt trì Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm
 Lê Thị Hoà Trường THCS Dệt
 .............................................................................
 Hãy chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất.
Câu1: Số lượng cơ trên mỗi cơ thể người có khoảng:
 A. 600 cơ C. 400 cơ
 B. 500 cơ D. 300 cơ
Câu2: Cấu trúc dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân được gọi là:
 A. Bó cơ C. Tơ cơ
 B. Bắp cơ D. Bụng cơ
Câu3: Cấu trúc nào dưới đây có kích thước lớn nhất:
 A. Tơ cơ C. Bó cơ
 B. Bắp cơ D. sợi cơ
Câu4: Cơ chế của sự co cơ:
Tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại
Do tơ cơ mảnh co ngắn lại. Đĩa sáng ngắn lại .
Do tơ cơ dày co ngắn lại. Đĩa sáng dài ra.
Do đĩa sáng ngắn lại , đĩa tối dài ra.
Câu5: Cơ co tạo ra một lực để sinh :
 A. Điện C. Công
 B. Nhiệt D. Lao động 
Câu6: Sự ô xi hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể tạo ra:
 A. Năng lượng C. Axít lắctíc
 B. Khí CO2 D. Năng lượng Axít lắctíc,Khí CO2, 
Câu7: Cơ xương là tên gọi của loại cơ nào dưới đây:
 A. Cơ vân C. Cơ tim
 B. Cơ trơn D. Cơ trơn và cơ tim
Câu8: Lực cơ tạo ra khi:
 A. Cơ co C. Cơ co rồi dãn
 B. Cơ dãn D. Cơ dãn rồi co
Câu9: Nguồn năng lượng cung cấp cho sự co cơ là:
 A. Máu C. Chất dinh dưỡng của xương
 B. Sự ôxy hoá các chất dinh dưỡng trong cơ D. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng 
Câu 10: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của cơ là:
 A. Trạng thái thần kinh 
 B. Khối lượng của vật cần phải di chuyển 
	C. Nhịp độ lao động 
	D. Trạng thái thần kinh, khối lượng của vật nhịp độ lao động 

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_SINH_8_LY_TU_TRONG_T15.doc