Đề kiểm tra – Môn hóa học 12 chương : Cacbohiđrat - Thời gian : 60 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3918Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra – Môn hóa học 12 chương : Cacbohiđrat - Thời gian : 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra – Môn hóa học 12 chương : Cacbohiđrat  - Thời gian : 60 phút
Mã đề: 793
ĐỀ KIỂM TRA – Môn HÓA HỌC 12 
Chương : CACBOHIĐRAT - Thời gian : 60 phút (số câu trắc nghiệm: 40 câu ) 
Họ và tên:.. Số báo danh:.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:H = 1; C = 12;N = 14; O = 16; Ca = 40; Ag=108.
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozơ 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là:
A. 19,44 g	B. 36,94 g	C. 9,72 g	D. 15,50 g
Câu 2: Một dung dịch có các tính chất:	
- Hoà tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam.
- Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
- Khử được dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.
Dung dịch đó là : 
A. Mantozơ	B. Saccarozơ	C. Fructozơ	D. Glucozơ
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Saccarozơ có trong mía, thốt nốt, củ cải đường
B. Mantozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử được cấu tạo bởi 2 gốcglucozơ
C. Đồng phân của mantozơ là saccarozơ
D. Saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử được cấu tạo bởi 1 gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ
Câu 4: Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4g glucozơ biết hiệu suất phản ứng là 95%. Khối lượng bạc bám trên gương là
	A. 6,156 g.	B. 3,078 g.	C. 6,48 g.	 D. 5,661 g.
Câu 5: Cho dãy các chất sau: Saccarozơ, mantozơ, glucozơ, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 6: Cho phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat: 
[C6H7O2(OH)3]n + HNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + H2O
Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác?
A. Hệ số cân bằng của HNO3 là 3n
B. H2SO4 đặc đóng vai trò là chất xúc tác cho phản ứng
C. Đây là phản ứng điều chế thuốc súng không khói
D. Phân tử khối của xenlulozơ trinitrat là 297
Câu 7: Glucozơ không có tính chất nào sau đây ?
A. Tính chất của anđehit đơn chức	B. Có phản ứng thủy phân
C. Tính chất của poliancol	D. Lên men tạo ancol etylic
Câu 8: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3, đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây ?
A. Glucozơ và mantozơ	B. Saccarozơ và frutozơ	C. Saccarozơ và glixerol	D. Glucozơ và mantozơ
Câu 9: Cho 3 dung dịch: Glucozơ, axit axetic, glixerol . Để phân biệt 3 chất trên nên dùng 2 hóa chất là:
A. Quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3	B. Na và dung dịch Na2CO3
C. NaOH và quỳ tím	D. dd AgNO3/NH3 và Na
Câu 10: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 64,8 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là
A. 35%	 B. 65%.	 C. 75%.	 D. 25%
Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng?	
Đốt cháy saccarozơ thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
B. Glucozơ tác dụng được với dung dịch nước brom tạo thành muối amoni gluconat
C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh sẽ thấy có màu xanh tím
D. Glucozơ có rất nhiều trong mật ong (khoảng 40%)
Câu 12: Saccarozơ có thể tác dụng với các chất nào sau đây ?
A. Lên men ; Cu(OH)2, đun nóng	B. Cu(OH)2, to thường ; dd AgNO3/NH3
C. Cu(OH)2, đun nóng ; dd AgNO3/NH3	D. H2O/H+, to ; CH3COOH/H2SO4 đặc , t0
Câu 13: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là 
	A. 0,20M	B. 0,01M	C. 0,02M	 D. 0,10M
Câu 14: Cho 3,15 tấn glucozơ chứa 25% tạp chất lên men điều chế ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt mất 20%, khối lượng ancol thu được là:
A. 1,073 tấn	 B. 1,208 tấn	C. 0,966 tấn	D. 0,322 tấn
Câu 15: Cho các phát biểu sau: 
(1): Glucozơ cho phản ứng thủy phân 
(2): Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ 
(3): Glucozơ là monosaccarit, phân tử có 6 nhóm – OH 
(4): Glucozơ có tính chất của ancol đa chức giống glixerol 
Chọn các phát biểu đúng là:
A. (2) , (4)	B. (1) , (3)	C. (2) , (3)	D. (3) , (4)
Câu 16: Dùng 40,5 gam xenlulozơ và 37,8 gam HNO3 nguyên chất để điều chế xenlulozơ trinitrat thì có thể thu được bao nhiêu gam xenlulozơ trinitrat, biết hiệu suất phản ứng là 85% ?
A. 23,29 gam	B. 50,49 gam	C. 16,83 gam	D. 63,11 gam
Câu 17: Phát biểu sai là
Glucozơ vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
Dung dịch glucozơ 5% dùng để truyền cho bệnh nhân
Trong máu người luôn luôn có nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1%
Ở dạng mạch vòng glucozơ có nhóm –CHO
Câu 18: Chọn phát biểu sai
Xenlulozơ tan tốt trong nước svayde
Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag
Glucozơ bị khử bởi H2 tạo thành sobitol
Mantozơ là đồng phân của frutozơ
Câu 19: Đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là:
A. Đều tan được trong nước	C. Đều là đồng phân của nhau
B. Đều thuộc loại đisaccarit	D. Đều có phản ứng thủy phân
Câu 20: Phân tử khối xenlulozơ vào khoảng 1.000.000 – 2.400.000. Số mắc trung bình gần nhất của xenlulozơ là?
6172	B. 15432	C. 14814	D. 10493
Câu 21: Chất nào sao đây trong phân tử không tạo bởi gốc glucozơ
Aminozơ	B. Saccarozơ	C. Mantozơ	D. Xenlulozơ
Câu 22: Saccarozơ và tinh bột đều không thuộc loại hợp chất nào sau đây
Đisaccarit	B. Cacbohiđrat	C. Monosaccarit	D. Polisaccarit
Câu 23: Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
	A. 40	B. 24	C. 36	D. 60
Câu 24: Cho sơ đồ: Tinh bột → X → Y → Z → CH3COOC2H5. X, Y, Z lần lượt là
Frutozơ, ancol etylic, anđehit axetic	C. glucozơ, anđehit axetic, axit axetic
glucozơ, ancol etylic, axit axetic	D. saccarozơ, glucozơ, axit axetic
 Câu 25: Cacbohiđrat không bị thủy phân trong môi trường axit là 
Glucozơ	B. Saccarozơ	C. Mantozơ	D. Xenlulozơ
Câu 26: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T
 Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
T
dd AgNO3/NH3, to
Kết tủa bạc
Không hiện tượng
Kết tủa bạc
Kết tủa bạc
dd nước brom 
Mất màu
Không hiện tượng
Không hiện tượng
Mất màu
Thủy phân
Không bị thủy phân
Bị thủy phân
Không bị thủy phân
Bị thủy phân
Chất X, Y, Z, T lần lượt là
Frutozơ, xenlulozơ, gluzozơ, saccarozơ
Mantozơ, saccarozơ, frutozơ, glucozơ
Saccarozơ, glucozơ, mantozơ, frutozơ
Glucozơ, saccarozơ, frutozơ, mantozơ
Câu 27: Cho các hình ảnh 
Thứ tự các loại cacbohiđrat có nhiều trong hình A, B, C, D lần lượt là
Mantozơ, tinh bột, frutozơ, xenlulozơ	C. Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, xenlulozơ
Saccarozơ, tinh bột, frutozơ, xenlulozơ	D. Mantozơ, xenlulozơ, glucozơ, tinh bột
Câu 28: Khối lượng gạo (chứa 90% tinh bột) cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu etylic 460 (biết rằng khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và hiệu suất của quá trình lên men là 72%) là
5,4 kg	B. 4,5 kg	C. 5,0 kg	D. 6,0 kg 
Câu 29: Thủy phân 10,26 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và mantozơ (tỉ lệ mol 2:1) một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
	A.0,090 mol	B. 0,095 mol	C. 0,12 mol	D. 0,06 mol
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và frutozơ
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau
(c) Ở dạng vòng 6 đỉnh phân tử glucozơ là 6 nguyên tử cacbon
(d)Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
(e) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và β)
(f) Amilopectin có cấu tạo mạch nhánh
Số phát biểu đúng là
	A. 1	B. 2	 C. 3	D. 4
Câu 31: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 300 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 141,6 gam. Giá trị của m là:
	A. 405	B. 324	C. 486	D. 297
Câu 32: Để chứng minh phân tử glucozơ có nhóm –CHO người ta cho glucozơ tác dụng với
A. (CH3CO)2O	B. dd AgNO3/NH3	C. Cu(OH)2/OH-	D. Na
Câu 33: Thực hiện thí nghiệm sau: “Cho vài giọt NaOH vào dung dịch fructozơ sau đó cho Cu(OH)2 vào rồi đun nóng”, ta thấy.
A. dd có màu xanh cho đến cuối thí nghiệm	B. dd có màu xanh sau đó có kết tủa đỏ gạch
C. dd có kết tủa đỏ gạch cho đến cuối thí nghiệm	D. dd từ từ trong dần đến cuối thí nghiệm
Câu 34: Trong 2 phản ứng sau:
1. C12H22O11 (X) + H2O " 2C6H12O6 (glucozơ)
2. C12H22O11 (Y) + H2O " C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (frutozơ)
Phát biểu đúng 
A. X, Y đều tác dụng dung dịch AgNO3/NH3	C. X, Y đều hòa tan Cu(OH)2	
	B. X là saccarozơ, Y là mantozơ	D. Y có phản ứng tráng gương
Câu 35: Quá trình tổng hợp tinh bột từ cây xanh theo phản ứng
	 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2
Nếu hiệu suất phản ứng tổng hợp tinh bột là 20%. Cần bao nhiêu lít CO2 (đktc) để tạo thành 8,1 gam tinh bột
	A. 33,6 lít.	B. 22,4 lít.	C. 67,2 lít.	D. 56,0 lít.
Câu 36: Quy trình sản xuất đường saccaro mía gồm các giai đoạn sau: (1) tẩy màu nước mía bằng SO2; (2) thêm vôi sữa vào nước mía để lọc bỏ tạp chất; (3) thổi CO2 để lọc bỏ CaCO3; (4) cô đặc để kết tinh đường; (5) ép mía. Thứ tự đúng của các công đoạn là
	A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).	C. (5) → (2) → (3) → (1) → (4).
	B. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).	D. (1) → (5) → (3) → (4) → (2).
Câu 37: Lên men 24,3 gam bột nếp (chứa 80% tinh bột). Toàn bộ lượng khí CO2 thoát ra dẫn qua nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Hao hụt quá trình lên men là 45%. Giá trị m là
	A. 16,5 g.	B. 11,8 g.	C. 10,8 g.	D. 13,2 g.
Câu 38: Cho các chất: Axetilen, anđehit axetic, etyl fomat, glucozơ, glixerol, mantozơ, ancol etylic. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là
A. 4	B. 6	C. 3	D. 5
Câu 39: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit. 	B. nhóm chức xeton. 	C. nhóm chức ancol. 	D. nhóm chức anđehit.
Câu 40: Từ 2,25 gam glucozơ có thể điều chế được m gam sobitol với hiệu suất 80%. Giá trị m là
A. 2,275 gam. 	B. 1,820 gam. 	C. 1,800 gam. 	D. 1,850 gam.
--- HẾT ---

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_chuong_Cacbohidrat.doc