Đề kiểm tra môn: địa lý lớp: 8 tuần: 29

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1383Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: địa lý lớp: 8 tuần: 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn: địa lý lớp: 8 tuần: 29
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
8
Tuần:
29
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
 Nguyễn Thị Hằng Trường THCS Trưng Vương
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
 Câu 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc vì :
 A- Có nhiệt độ cao quanh năm B- ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
 C- Có lượng mưa lớn D- Địa hình đa dạng 
Câu 2: Hướng chảy chủ yếu của sông ngòi Việt nam:
	A- Tây đông 	B- Tây bắc- đông nam và vòng cung
C- Bắc - nam	 D- Đông bắc – tây nam
Câu 3: Các sông chảy theo hướng tây bắc- đông nam :
	A- Sông Hồng, sông Đà	B- Sông Đồng Nai, sông La Ngà
	C- Sông Bến Hải, sông Hương	D- Sông Cầu, sông Thương
Câu 4: Sông ngòi nươc ta có hai mùa nước rõ rệt vì:
 A- Địa hình nhiều đồi núi	 B- Lượng mưa phân hoá thành hai mùa rõ rệt
 C- ở gần biển 	 D- ảnh hưởng của thuỷ triều
Câu 5: Mùa lũ của sông ngòi Bắc bộ:
	A- Từ tháng 5 đến tháng 10	 B-Từ tháng 6 đến tháng 10
	C- Từ tháng 7 đến tháng 11	D- Từ tháng 9 đến tháng 12
Câu 6: Điều không đúng về đặc điểm sông ngòi nước ta:
	A- Đóng băng trong mùa đông	B- Mật độ dày đặc
	C- Có hai mùa nước rõ rệt trong năm D- Mang nhiều phù sa
Câu 7*: Với đặc điểm: ngắn, dốc, lũ tập trung vào cuối năm là sông ngòi:
	A- Bắc Bộ	B- Nam Bộ
	C- Trung Bộ	D- Tây Nguyên
Câu 8*: Những khó khăn do lũ gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long:
	A- Thau chua, rửa mặn đất đồng bằng B- Bồi đắp phù sa tự nhiên
	C- Du lịch sinh thái trên kênh rạch	 D- Ngập lụt diện rộng và kéo dài
Câu 9**: Biện pháp phòng chống lũ lụt có từ lâu đời của nhân dân miền Bắc nước ta:
	A- Đắp đê, kè đá	B- Đào kênh thoát lũ
	C- Xây hồ chứa nước	 D- Làm nhà nổi sống chung với lũ	
Câu10**: Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần:
Chủ động phòng chống lũ lụt 
B-Tăng cường khai thác các nguồn lợi từ sông
 C- Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông 
Cấm tàu, thuyền đi lại trên sông
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
8
Tuần:
30
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
 Nguyễn Thị Hằng Trường THCS Trưng Vương
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Tính giá trị trung bình của lượng mưa tháng bằng cách cộng lượng mưa của 12 
 tháng rồi chia cho:
	A- 9	B- 10
	C- 11	D- 12
Câu 2: Mùa mưa gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng:
Lớn hơn 1/ 6 lượng mưa cả năm	
Lớn hơn 1/10 lượng mưa cả năm
Lớn hơn 1/12 lượng mưa cả năm	
Lớn hơn hoặc bằng 1/12 lượng mưa cả năm
Câu 3: Trên đất nước ta, nhóm đất feralít chiếm tỉ lệ diện tích là:
	A- 11%	B- 20%
	C- 24%	D- 65%
Câu 4: Loại đất phân bố tập trung dọc sông Tiền, sông Hậu:
	A- Đất phù sa ngọt	B- Đất phù sa cổ
	C- Đất chua, mặn, phèn	D- Đất bãi bồi.
Câu 5: Đắc tính chung của nhóm đất phe ra lit:
Tơi xốp, phì nhiêu	
B- Chua, mặn
 C- Chua, nghèo mùn, nhiều sét thường có màu đỏ hay vàng
 D-Tầng mùn dày, có màu đen hay thẫm đen
Câu 6: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi Việt Nam:
	A- Nước mưa	B- Nước mạch
	C- Nước ngầm	D- Băng, tuyết tan
Câu 7*: ở lưu vực sông còn nhiều rừng, hệ số thấm của đất đá cao thì:
	A- Mùa lũ trùng với mùa mưa	B- Mùa lũ sớm hơn mùa mưa
	C- Mùa lũ chậm hơn mùa mưa	D- Có lũ quanh năm
Câu 8*: Mùa lũ của sông Hồng thường diễn ra:
	A- Từ tháng 6 tới tháng 10	B- Từ tháng 5 tới tháng 10
	C- Từ tháng 7 tới tháng 10	D- Từ tháng 6 tới tháng 11
Câu 9**: Chúng ta cần sử dụng đất hợp lí vì:
	A- Đất là tài nguyên vô tận	B- Đất là tài nguyên không thể phục hồi
C- Đất là tài nguyên có thể phục hồi	D- Đất là tài nguyên hữu hạn, dễ bị biến đổi
Câu 10**: Hình thức canh tác đã làm cho đất xấu đi:
	A- Cày ải, bón phân hữu cơ	B- Đốt nương, làm rẫy
	C- Làm ruộng bậc thang	D- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi tiết kiệm nước
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
8
Tuần:
31
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
 Nguyễn Thị Hằng Trường THCS Trưng Vương
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam được thể hiện:
	A- Nhiều thành phần loài	
 B - Đông vật da dạng 
	C- Thực vật da dạng 
 D- Nhiều thành phần loài , nhiều công dụng ,nhiều hệ sinh thái 
Câu 2: Vườn quốc gia là nơi bảo tồn:
	A- Hệ sinh thái nông nghiệp	B- Hệ sinh thái biển
	C- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh	D- Hệ sinh thái rừng thứ sinh
Câu 3: Kiểu rừng phổ biến hiện nay ở nước ta:
A- Rừng nguyên sinh	B- Rừng tre nứa
C- Rừng thuần chủng	D- Rừng thưa mọc lại pha tạp, trảng cỏ
Câu 4: Hệ sinh thái ngày càng được mở rộng, lấn át các hệ sinh thái khác:
	A- Hệ sinh thái nông nghiệp	B- Rừng thưa rụng lá
	C- Rừng kín thường xanh	D- Rừng ngập mặn
Câu 5: Có chức năng bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên:
	A- Các công viên	B- Viện nghiên cứu giống cây trồng
	C- Vườn quốc gia	D- Khu du lịch sinh thái
Câu 6: Nhóm cây rừng cho tinh dầu, nhựa:
	A- Hồi, thông, sơn	B- Đinh, lim, sến
	C- Song, mây, tre	D- Tam thất, nhân trần, thảo quả
Câu 7*: Đặc tính của rừng nhiệt đới Việt Nam:
Rừng thưa, thuần chủng	
B- Nhiều cây bụi gai
 C-Rừng rậm, nhiều tầng, nhiều dây leo
 D - Nhiều loại cây lùn, trảng cỏ
Câu 8*: Vườn quốc gia trên quê hương Phú Thọ có tên:
	A- Xuân Sơn	B- Tam Đảo
	C- Ba Vì	D- Cúc Phương
Câu 9**: Hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá, biến đổi, suy giảm về chất lượng chủ yếu 
 do:
	A- Sự tiến hoá của sinh vật	B- Quy luật phát triển của tự nhiên
	C- Sự biến đổi theo chu kỳ	D- Tác động của con người
Câu 10**: Không phải nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm diện tích rừng hiện nay 
 của nước ta:
	A- Chiến tranh tàn phá	B- Cháy rừng
	C- khai thác quá mức phục hồi	D- Quản lí bảo vệ kém
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
8
Tuần:
32
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
 Nguyễn Thị Hằng Trường THCS Trưng Vương
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời: 
Câu 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam thể hiện ở:
	A- Khí hậu- thuỷ văn	B- Địa hình
	C- Đất đai - sinh vật	D- Mọi thành phần của tự nhiên
Câu 2: Tính chất chủ yếu của thiên nhiên Việt nam là:
	A- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm	B- Tính chất nhiều đồi núi
	C- Tính chất đa dạng, phức tạp	D- Tính chất ven biển
Câu 3: Cảnh quan chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên Việt Nam là:
	A- Đồng bằng	B- Đồi núi
	C- Cao nguyên 	D- Cồn cát
Câu 4: Nơi quy luật đai cao của thiên nhiên Việt Nam thể hiện rõ rệt:
	A- Vùng ven biển	B- Vùng núi
	C- Vùng đồng bằng	D. Vùng đồi trung du
Câu 5: Dải núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam chạy theo hướng tây bắc đông nam có tên:
	A- Con voi	B- Trường Sơn
	C- Hoàng Liên Sơn	D- Hoành Sơn	
Câu 6: 1 km2 trên đất liền nước ta tương ứng với số km2 mặt biển là:
	A- 2 km2	B- 3 km2 
	C- 4 km2 	D- 5 km2
Câu 7*: Nhờ có một mùa đông lạnh nên miền Bắc đã trồng được một số cây, rau ôn đới như:
	A- Cà rốt, khoai tây, táo 	B- Khoai sọ, dứa, xoài
	C- Lúa nước, chuối, mía	D- Lạc, đậu, cà phê
Câu 8*: Địa hình từ Phan- xi- păng đến Thanh Hoá có hướng nghiêng:
	A- Bắc nam	B- Tây bắc- đông nam
	C- Tây- đông	D- Đông bắc- tây nam
Câu 9**: Nhóm đất feralit trên đá vôi phát triển chủ yếu ở khu vực:
	A- Núi cao Phan- xi- păng	B- Dãy núi Hoàng Liên Sơn
	C- Cao nguyên Mộc Châu	D- Đồng bằng Thanh Hoá
Câu 10**: Dãy Hoàng Liên Sơn đã làm cho thời tiết ở Tây Bắc khác biệt với Đông Bắc nhiều nhất trong:
	A- Mùa xuân	B- Mùa hạ
	C- Mùa thu 	D- Mùa đông
Phòng gd - đt
Việt trì
đề kiểm tra tnkq
Môn:
Địa Lý
Lớp:
8
Tuần:
33
 Người ra đề: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
 Nguyễn Thị Hằng Trường THCS Trưng Vương
	Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Phạm vi và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ :
Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn	
B- Khu đồi núi tả ngạn Sông Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ
C-Khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng
D- Các cao nguyên đá vôi phía Bắc.
Câu 2: Nét nổi bật của thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
	A- Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc B- Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm
	C- Mưa nhiều trong mùa thu đông	D- Nước đóng băng trong mùa đông
Câu 3: Đặc trưng nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
Nhiều núi cao, vực sâu	
Đồi núi thấp, nhiều nếp núi vòng cung mở rộng về phía bắc
Nhiều đồng bằng rộng 	 D- Nhiều cao nguyên xếp tầng
Câu 4: Cảnh quan đẹp nổi tiếng của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
	A- Bãi biển Sầm Sơn	B- Động Phong Nha
	C- Vịnh Cam Ranh	D- Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể
Câu 5: Hướng chủ yếu của các dãy núi, các dòng sông lớn trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: 
 A- Vòng cung	B- Bắc- nam
	 C- Tây- đông	D- Tây bắc- đông nam
Câu 6: Dãy núi lan sát ra biển ở nước ta:
	A- Hoàng Liên Sơn	B- Tam Điệp
	C- Hoành Sơn, Bạch Mã	D- Pu- Đen - Đinh
Câu 7*: Kiểu thời tiết đặc biệt trong mùa hạ ở duyên hải Bắc Trung Bộ:
	A- Gió đông bắc lạnh, khô	B- Gió đông nam, mưa nhiều. 
	C- Gió tây khô, nóng	D- Gió tây nam nóng ẩm
Câu 8*: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam do:
	A- Có ít đồng bằng	 B- Nhiều nhánh núi lan sát ra biển
	C- Có khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn D- Núi có hướng Tây bắc- đông nam
Câu 9**: Để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung 
 Bộ, khâu then chốt là:
	A- Xây dựng các nhà máy thuỷ điện	B- Bảo vệ và phát triển rừng
	C- Phát triển mạng lưới giao thông	D- Khai thác các mỏ khoáng sản
Câu 10**: Không phải nguyên nhân làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một 
 mùa đông lạnh nhất so với toàn quốc:
Vị trí đón gió mùa đông bắc đầu tiên của Việt Nam
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
Các cánh cung mở rộng về phía bắc
Tiếp giáp với biển Đông
Phòng gd - đt
Việt trì
Đáp án Tuần 29 – tuần 33
 Người làm đáp án: Trương Thị Xuân Trường THCS Văn Lang
 Nguyễn Thị Hằng Trường THCS Trưng Vương
Tuần
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
29
C
B
A
B
B
A
C
D
A
C
30
D
D
D
A
C
A
C
A
D
B
31
D
C
D
A
C
A
C
A
D
A
32
D
A
B
B
C
B
A
B
C
D
33
B
A
B
D
D
C
C
C
B
D

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_DIA_LY_8_LY_TU_TRONG_T2933.doc