SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO LONG AN TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ BÌNH ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: HÓA KHỐI: 11 CHƯƠNG TRÌNH: CƠ BẢN Thời gian làm bài: 45 phút. ( Không kể thời gian phát đề ) Họ & tên: Lớp 11A. Đề 2 Điểm Lời phê của giáo viên: Duyệt đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ): Học sinh dùng bút chì tô kín đáp án đúng nhất 01. A B C D 04. A B C D 07. A B C D 10. A B C D 02. A B C D 05. A B C D 08. A B C D 11. A B C D 03. A B C D 06. A B C D 09. A B C D 12. A B C D Câu 1: Khi oxi hóa không hoàn toàn các ancol no bậc I tạo thành: A. Anken B. Anđehit C. Ete D. Xeton CH3 OH Câu 2: X có CTCT : CH3 – CH – CH – CH2 – CH3 . Tên thay thế của X là A. 3-metylpentan-2-ol B. 3-metylpropan-2-ol C. 3-metylpentan-4-ol D. 3-metylpropan-4-ol CH3 OH Câu 3: Ancol X có CTCT : CH3 – C – CH2 – CH3 . Nhận xét nào sau đây là sai: A. X có tên thay thế là 2-metylbutan-2-ol B. X là ancol bậc II C. X là ancol no, đơn chức, mạch hở D. X tác dụng được với natri Câu 4: Khi làm thí nghiệm với phenol xong, trước khi tráng lại bằng nước nên rửa ống nghiệm với dung dịch loãng nào sau đây: A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaCl C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch NaNO3 Câu 5: Thể tích khí CO2 thu được (ở đktc) khi đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam ancol etylic là: A. 6,72 lít B. 3,36 lít C. 10,08 lít D. 2,24 lít Câu 6: Công thức chung của ancol no, đơn chức mạch hở là A. CnH2nOH B. CnH2n+2-x(OH)x C. CnH2n+1OH D. R-OH Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol: A. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic B. Phenol tác dụng với dung dịch brom C. Phenol tác dụng với kim loại Na D. Phenol tác dụng với NaOH Câu 8: Khi cho dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol. Hiện tượng thu được là : A. Xuất hiện kết tủa màu trắng B. Không hiện tượng C. Xuất hiện kết tủa màu vàng D. Xuất hiện kết tủa màu đen Câu 9: Các ancol tan nhiều trong nước là do: Khối lượng phân tử ancol nhỏ B. Ancol là chất lỏng C. Ancol tạo được liên kết hiđro với nước D. Ancol là chất lỏng và có nhóm –OH Câu 10: Để phân biệt phenol và ancol benzylic ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau: A. Dung dịch HCl B. Dung dịch KCl C. Kim loại natri D. Dung dịch brom Câu 11: Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với : A. Dung dịch NaOH B. Na kim loại C. Dung dịch brom D. Phản ứng với oxi Câu 12: Cho a gam glixerol tác dụng với Na dư, thu được 0,9 gam hiđro. Giá trị a là: A. 18,4 gam B. 41,4 gam C. 32,4 gam D. 27,6 gam II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm ): Câu 1: (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có) C6H5OH C6H5ONa C6H5OH C6H2(NO2)3OH Câu 2: (2,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất riêng biệt sau: C3H7OH, C3H5(OH)3, C6H5OH, C6H6. Viết các phản ứng xảy ra nếu có. Câu 3: (3,0 điểm) Cho 6,08 gam hỗn hợp X gồm C2H5OH và C6H5OH tác dụng với dung dịch brom dư, thu được 16,55 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X Tính khối lượng brom đã phản ứng. (Cho biết: C = 12, Br = 80, Na = 23, H = 1, O = 16) HẾT
Tài liệu đính kèm: