Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học: 2014 -2015 môn: Vật lý 9 - Trường THCS Phan Chu Trinh

docx 11 trang Người đăng tranhong Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học: 2014 -2015 môn: Vật lý 9 - Trường THCS Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học: 2014 -2015 môn: Vật lý 9 - Trường THCS Phan Chu Trinh
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH
TỔ : TOÁN-LÝ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –NH: 2014-2015
Họ và tên:  MÔN: VẬT LÝ 9 
 Lớp :  
	 (Thời gian làm bài 45 phút)ĐỀ 1
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 đ)
CÂU 1: Khi nói về thủy tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là:
A.Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ
B.Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được
C.Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi
D.Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được
CÂU 2:Dưới ánh sáng trắng các vật có màu sắc khác nhau là vì:
A.Vật có khả năng tán xa tốt tất cả các ánh sáng màu
B.Vật không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào
C.Vật phát ra các màu khác nhau
D.Vật nào có khả năng tán xạ tốt ánh sáng màu đó 
CÂU 3: Nội dung của định luật bảo toàn và chuyển hòa năng lượng là:
A.Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật này sang vật khác.
B.Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này sang vật khác
C.Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
D.Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác
CÂU 4: Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A.Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm
B.Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng
C.Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to
D.Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động
CÂU 5: Khi mô tả về các tia sáng đặc biệt qua thấu kình hội tụ, câu mô tả không đúng là:
A.Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng
B.Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng
C.Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm
D.Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính
CÂU 6: Ta nhận biết trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng
A.Giữ cho nhiệt vật không đổi
B.Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động
C.Làm nóng vật khác
D.Nổi được trên mặt nước
CÂU 7: Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 70cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu?
A.30cm
B.40cm
C.70cm
D.50cm
CÂU 8:Về phương diện chống ô nhiễm môi trường thì loại nhà máy nào có ưu điểm hơn ?
A.Nhà máy nhiệt điện 
B.Nhà máy điện hạt nhân 
C.Nhà máy thủy điện .
D.Trường hợp nào cũng gây ô nhiễm môi trường mạnh .
CÂU 9: Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách
A.Tăng hiệu điện thế hai đầu dây điện
B.Giảm điện trở của dây dẫn
C.Giảm công suất của nguồn điện
D.Tăng tiết diện của dây điện.
CÂU 10: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 2000 vòng, cuộn thứ cấp 500 vòng, khi đăt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế:
A .55V
B.35V
C.45V
D.90V
CÂU 11: Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là:
A.Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
B.Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
C.Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật
DẢnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
CÂU 12: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng hiện tượng của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước?
Nước
Không khí
A.
Nước
Không khí
B.
Không khí
Nước
C.
Nước
Không khí
D
CÂU 13: Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để:
A.Biến đổi điện năng thành thế năng
B.Biến đổi cơ năng thành điện năng
C.Biến đổi nhiệt năng thành điện năng
D.Biến đổi quang năng thành điện năng
CÂU 14: Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm:
A.Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
B.Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
C.Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
DẢnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
CÂU 15: Ta không thể xác định được thầu kính là hội tụ hay phân kỳ dựa vào kết luận là:
A.Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa
B.Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
C.Thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
D.Thấu kính hội tụ luôn cho anh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
CÂU 16:Độ bội giác của kính lúp là 20X .tiêu cự của kính lúp là :
A. f =1.25 cm
B.f = 0,5 cm 
C. f =1.5cm
D. f= 20 cm.
CÂU 17:Ta thường thấy xà cừ hay vỏ hến khi đưa ra ánh sáng mặt trời hay ánh sáng trắng thường có các màu sắc lấp lánh . nguyên nhân là do :
A.Tác dụng nhiệt của ánh sáng lên chúng 
B.Khả năng tán xạ ánh sáng có màu sắc khác nhau theo các góc độ khác nhau của chúng .
C.Chúng được nhuộm các màu ánh sáng.
D.Tác dụng nhiệt của ánh sáng .
CÂU 18: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi đứng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không? Giải thích?
A.Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
B.Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
C.Không đúng, vì động năng của xe giảm dần
D.Không đúng, vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hóa thành thế năng
CÂU 19 : Để sữa tật mắt lão , người bị tật phải đeo kính nào ?
A.Thấu kính phân kỳ 
B . Thấu kính phân kỳ hay hội tụ đều được 
C.Gương phẳng 
D .Thấu .kính hội tụ .
CÂU 20:Một kính lúp có tiêu cự 125 mm. độ bội giác của kính lúp là :
A. 2 X 
B.5 X
C. 0,2 X 
D. 10 X
B.TỰ LUẬN: (5 đ)
CÂU 21:Cùng một công suất điện, được tải đi trên cùng một dây dẫn. Hãy so sánh công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 500 000V với khi dùng hiệu điện thế 100 000V. (1đ)
CÂU 22: Nêu đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ? (1đ)
CÂU 23:Nêu đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão. (2đ)
CÂU 24:Trình bày các tác dụng của ánh sáng ? ta cần tích cực sử dụng tác dụng gì nhằm bảo vệ môi trường ? (1đ)
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH
TỔ : TOÁN LÝ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NH: 2014-2015
Họ và tên:  MÔN: VẬT LÝ 9
 Lớp :  (Thời gian làm bài 45 phút)ĐỀ2
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 đ)
CÂU 1: Nội dung của định luật bảo toàn và chuyển hòa năng lượng là:
A.Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật này sang vật khác.
B.Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này sang vật khác
C.Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
D.Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác
CÂU 2: Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A.Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm
B.Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng
C.Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to
D.Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động
CÂU 3: Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách nào là có lợi nhất?
A.Tăng hiệu điện thế hai đầu dây điện
B.Giảm điện trở của dây dẫn
C.Giảm công suất của nguồn điện
D.Tăng tiết diện của dây điện.
CÂU 4: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 500 vòng, cuộn thứ cấp 100 vòng, khi đăt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 110V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế:
A .22V
B.50V
C.25V
D.550V
CÂU 5: Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là:
A.Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
B.Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
C.Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật
DẢnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
CÂU 6: Hình vẽ nào sau đây mo tả đúng hiện tượng của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước?
Nước
Không khí
Không khí
A.
Nước
Không khí
B.
Không khí
Nước
C.
Nước
Không khí
D
CÂU 7: Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để:
A.Biến đổi điện năng thành thế năng
B.Biến đổi cơ năng thành điện năng
C.Biến đổi nhiệt năng thành điện năng
D.Biến đổi quang năng thành điện năng
CÂU 8:Độ bội giác của kính lúp là 10X .tiêu cự của kính lúp là :
A. f = 2.5 cm
B.f = 10cm 
C. f =15.cm
D. f= 50 cm.
CÂU 9:Ta thường thấy xà cừ hay vỏ hến khi đưa ra ánh sáng mặt trời hay ánh sáng trắng thường có các màu sắc lấp lánh . nguyên nhân là do :
A.Tác dụng nhiệt của ánh sáng lên chúng 
B.Khả năng tán xạ ánh sáng có màu sắc khác nhau theo các góc độ khác nhau của chúng .
C.Chúng được nhuộm các màu ánh sáng.
D.Tác dụng nhiệt của ánh sáng .
CÂU 10: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi đứng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không? Giải thích?
A.Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
B.Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
C.Không đúng, vì động năng của xe giảm dần
D.Không đúng, vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hóa thành thế năng
CÂU 11: Để sữa tật mắt lão , người bị tật phải đeo kính nào ?
A. Thấu.kính phân kỳ 
B .Thấu kính phân kỳ hay hội tụ đều được 
C.Gương phẳng 
D.Thấu kính hội tụ .
CÂU 12:Về phương diện chống ô nhiễm môi trường thì loại nhà máy nào có ưu điểm hơn:
A.Nhà máy nhiệt điện 
B.Nhà máy điện hạt nhân 
C.Nhà máy thủy điện 
D.Trường hợp nào cũng gây ra ô nhiễm môi trường mạnh 
CÂU 13: Khi nói về thủy tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là:
A.Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ
B.Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được
C.Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi
D.Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được
CÂU 14:Dưới ánh sáng trắng các vật có màu sắc khác nhau là vì:
A.Vật có khả năng tán xa tốt tất cả các ánh sáng màu
B.Vật không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào
C.Vật phát ra các màu khác nhau
D.Vật màu nào có khả năng tán xạ tốt ánh sáng màu đó .
CÂU 15: Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm:
A.Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
B.Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
C.Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
DẢnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
CÂU 16: Ta không thể xác định được thầu kính là hội tụ hay phân kỳ dựa vào kết luận là:
A.Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa
B.Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
C.Thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
D.Thấu kính hội tụ luôn cho anh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
CÂU 17: Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 150cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu?
A.50cm
B.40cm
C.150cm
D60cm
CÂU 18:Kính lúp có tiêu cự 0.125 m . Độ bội giác của kính lúp là :
A.2 X
B. 5 X
C.0,2 X.
D. 10 X
CÂU 19: Khi mô tả về các tia sáng đặc biệt qua thấu kình hội tụ, câu mô tả không đúng là:
A.Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng
B.Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng
C.Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm
D.Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính
CÂU 20: Ta nhận biết trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng
A.Giữ cho nhiệt vật không đổi
B.Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động
C.Làm nóng vật khác
D.Nổi được trên mặt nước
B.TỰ LUẬN:( 5 đ)
CÂU 21:Nêu đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ? Vẽ ảnh minh họa. (1đ)
CÂU 22: Nêu đặc điểm của mắt cận,cách khắc phục tật mắt cận . (2đ)
CÂU 23: Cùng một công suất điện, được tải đi trên cùng một dây dẫn. Hãy so sánh công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 100 000V với khi dùng hiệu điện thế 500 000V. (1đ)
CÂU 24:Trình bày các tác dụng của ánh sáng ?Ta cần tích cực sử dụng tác dụng gì nhằm bảo vệ môi trường ? (1đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: VẬT LÝ 9 –BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
( Đề 2 )
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐÁP ÁN
A 
B
B 
D 
C 
C 
D 
C 
C
A 
A
B 
C 
B 
B
D 
C 
A 
A 
C 
TỰ LUẬN
CÂU 21:
- vật đặt trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo , cùng chiều và nhỏ hơn vật.	( 0,5 đ )
- vẽ hình đúng : 0,5 đ .	 (0,5đ)
CÂU 22:	(2đ)
Mắt cận: chỉ nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần mắt hơn bình thường. 	(1đ)
Cách khắc phục tật cận thị là đeo kinh cận, một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt 	(1đ)
CÂU 23: Tính toán đúng Php 1 = 25Php 2	(1đ)
CÂU 24:	
Ánh sáng có các tác dụng : nhiệt , sinh học , quang điện . ( 0.5 đ)
Cần tích cực sử dụng tác dụng quang điện nhằm bảo vệ môi trường. (0.5 đ)
( Đề 1 )
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 Đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐÁP ÁN
C
D
C 
C 
A 
C
C 
C
A
A
B
C
B 
B 
D 
A 
B
B
D
A
BTỰ LUẬN ( 5 Đ)
CÂU 21: Tính toán đúng Php 1 =1/ 25 Php 2	(1đ)
CÂU 22: 	(1đ)
Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật	(0,25đ)
Khi vật đặt rất xa thấu kính thì cho ảnh thật có vị trí cách thấu kinh một khoảng bằng tiêu cự 	(0,25đ)
Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật (0.5đ	)
CÂU 23: (2 đ)
a.Mắt lão: nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. điểm cực cận của mắt lão ở xa mắt hơn bình thường. 	(1đ)
b.Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão, một thấu kính hội tụ thích hợp để nhìn rõ các vật như bình thường.	(1đ)
CÂU 24:	
Ánh sáng có các tác dụng : nhiệt , sinh học , quang điện . (0.5 đ)
Cần tích cực sử dụng tác dụng quang điện nhằm bảo vệ môi trường. (0.5 đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
VẬT LÝ 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Bảng trọng số câu đề kiểm tra
Nội Dung
Tổng số tiết
Lý thuyết
Số tiết thực
Trọng số
Số câu
Điểm
LT
VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chương 2
Điện từ học
8
7
4,9
3,1
18,1
11,5
5
2
1,25
1
Chương 3
Quang học
17
13
9,1
7,9
33,7
29,2
8
7
3,5
3
Chương 4
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
2
2
1,4
0,6
5,2
2,2
1
1
0,25
1
Tổng
27
22
14,5
12,5
51,5
48,5
20
4
5
5
Bảng tính số câu hỏi cho các chủ đề
Nội dung (chủ đề)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
LT
TL
LT
TL
LT
TL
LT
TL
Chương 2
Điện từ học
2– 0,5đ
3 – 0,75đ
1 – 1đ
5 – 1,25đ
1 – 1đ
Chương 3
Quang học
5 – 1,25đ
1– 1đ
5 – 1,25đ
2– 0,5đ
1 – 2đ
12 – 3đ
2 – 3đ
Chương 4
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượn
1 – 0,25đ
1 –1đ
2 – 0,5đ
3 – 0,75đ
1 – 1đ
Tổng
8 –2đ
1 – 1đ
8 – 2đ
1 – 1,0đ
4 – 1đ
2 – 3đ
20 – 5đ
4 – 5đ
30%
30%
40%
100%
TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 9 – HK II
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương 1. Điện từ học
8 tiết
1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
2. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
3. Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
4. Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 
5. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.
6. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.
7. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. 
8. Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.
9. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
10. Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.
11. Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.
12. Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.
13. Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.
14. Nghiệm lại được công thức bằng thí nghiệm.
15. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức .
Số câu hỏi
2
2
1
1
6
Số điểm
0,5
0,5
0,25
1
2,25
Chương 2. Quang học
17 tiết
16. Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì .
17. Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
18. Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.
19. Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.
20. Nhận biết được rằng khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng. 
21. Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
22. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
23. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 
24. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.
25. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
26. Nêu được máy ảnh có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.
27. Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. 
28. Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
29. Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa.
30. Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.
31. Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.
32. Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.
33. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.
34. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
35. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
36. Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào.
37. Xác định được một ánh sáng màu, chẳng hạn bằng đĩa CD, có phải là màu đơn sắc hay không.
38. Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen
39. Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.
Số câu hỏi
5
1
5
4
1
16
Số điểm
1,25
1,0
1,25
1,0
2,0
6,5
Chương 3. Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. 
2 tiết
40. Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 
41. Kể tên được các dạng năng lượng đã học.
42. Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
43. Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.
44.Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.
45. Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì.
46. Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
47. Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng.
48. Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. 
49. Giải thích được một số hiện tượng và 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hk2.docx