Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 9 - Mã đề thi 235

docx 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 928Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 9 - Mã đề thi 235", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 9 - Mã đề thi 235
	PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
	PHONG LINH	MÔN: HÓA HỌC 9
	ĐỀ CHÍNH THỨC	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề thi 235
	(Đề thi có 03 trang, gồm 25 câu)	Ngày kiểm tra: 16/12/2016
----------------------------------------------------------
Câu 1: Nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH thì quỳ tím chuyển sang màu:
	A. Xanh	B. Đỏ	C. Hồng	D. Không đổi màu
Câu 2: Chất dùng để chế tạo thuốc nổ đen là: 
	A. NaCl	B. H2SO4	C. KNO3	D. CaCO3
Câu 3: Trong công nghiệp, người ta có thể điều chế khí lưu huỳnh đioxit bằng cách đốt quặng pirit sắt. Công thức hóa học của pirit sắt là:
	A. FeS	B. Fe2S3	C. FeS2	D. FeSO4
Câu 4: Dãy gồm các kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần độ hoạt động là:
	A. Na, Mg, Fe, Ag	B. Cu, Fe, Mg, Ba	C. Zn, Cu, Fe, Ag	D. Fe, Zn, Mg, Al
Câu 5: Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được khối lượng kết tủa là:
	A. Không tạo kết tủa	B. 39,4 gam	C. 29,55 gam	D. 19,7 gam
Câu 6: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng trao đổi:
	A. 	B. 	
	C. 	D. 
Câu 7: Một trong số các nguyên liệu để sản xuất gang là các quặng sắt có trong tự nhiên như quặng hematit hay quặng manhetit. Thành phần chính của quặng hematit và quặng manhetit lần lượt là:
	A. FeO và Fe2O3	B. Fe2O3 và Fe3O4	C. FeO và Fe3O4	D. Fe3O4 và Fe2O3
Câu 8: Để loại bỏ khí SO2 và CO2 trong hỗn hợp khí X gồm CO, SO2, CO2 có thể dẫn X qua dung dịch:
	A. H2SO4	B. BaCl2	C. HCl	D. NaOH
Câu 9: Cho 8,4 gam một kim loại M vào dung dịch CuSO4 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,6 gam đồng. Kim loại M là:
	A. Fe	B. Mg	C. Al	D. Zn	
Câu 10: Hỗn hợp rắn X ở dạng bột gồm Ag, Fe, Zn, Al. Để thu lấy bạc nguyên chất (không lẫn các kim loại khác) từ hỗn hợp X với hiệu quả cao nhất, ta dùng dung dịch Y. Dung dịch Y là:
	A. CuSO4	B. H2SO4	C. AgNO3	D. MgCl2
Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
	(1) Hòa tan 8 gam NaOH rắn vào 400 gam dung dịch H2SO4 4,9%.
	(2) Nhỏ 8 ml dung dịch HCl 1M vào 10 ml dung dịch KOH 0,8M.
	(3) Nhỏ 250 ml dung dịch HCl 0,8M vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 8,55%.
	(4) Trộn 450 gam dung dịch Ba(OH)2 5,7% với 125 gam dung dịch H2SO4 9,8%.
	(5) Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch H2SO4 0,5M và NaOH 1M.
	Các thí nghiệm mà sau khi tiến hành thu được dung dịch có pH = 7 là:
	A. (1), (2), (4)	B. (2), (3), (5)	C. (2), (3), (4)	D. (2), (4), (5)
Câu 12: Dãy gồm các chất có thể phản ứng với nhau từng đôi một là:
	A. NaOH, Al, HCl	B. KOH, NaOH, Al	C. Fe, H2SO4, NaOH 	D. Al, NaOH, Al(OH)3
Câu 13: Dãy gồm các chất đều có phản ứng với dung dịch FeSO4 là: 
	A. Zn, KOH, Na, BaCl2	B. Mg, Cu, Ag, Ba	C. Na, HCl, KOH, Al	D. Fe, NaOH, Al, Zn
Câu 14: Nung hoàn toàn m gam CaCO3 (chứa 4% tạp chất), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng giảm 264 gam so với lượng CaCO3 lấy ban đầu. Giá trị của m là:
	A. 600 	B. 620	C. 624	D. 625
Câu 15: Có 6 lọ mất nhãn A, B, C, D, E, F; mỗi lọ chứa dung dịch của một trong các chất sau: Na2SO4, HCl, Ba(OH)2, BaCl2, KOH, H2SO4. Lấy mẫu thử ở mỗi lọ rồi tiến hành thí nghiệm với một số thuốc thử. Kết quả thí nghiệm được cho ở bảng sau (các ô để trống có nghĩa là không có hiện tượng):
Thuốc thử
Mẫu thử
Quỳ tím
BaCl2
Fe2(SO4)3
A
Đỏ
B
Không đổi màu
Kết tủa trắng
C
Đỏ
Kết tủa trắng
D
Xanh
Kết tủa nâu đỏ
E
Không đổi màu
Kết tủa trắng
F
Xanh
Kết tủa trắng và nâu đỏ
	Theo kết quả thí nghiệm trên, các lọ A, B, C, D, E, F lần lượt chứa:
	A. H2SO4, Na2SO4, HCl, Ba(OH)2, BaCl2, KOH	B. HCl, BaCl2, H2SO4, KOH, Na2SO4, Ba(OH)2	
	C. HCl, Na2SO4, H2SO4, Ba(OH)2, BaCl2, KOH	D. HCl, Na2SO4, H2SO4, KOH, BaCl2, Ba(OH)2
Câu 16: Hòa tan hết một lượng Na2CO3 bằng một lượng dung dịch HCl (HCl lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng) thu được 5,6 lít khí (đktc). Để trung hòa HCl dư trong dung dịch sau phản ứng cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 5%. Biết khối lượng riêng của dung dịch NaOH 5% là D = 1,1 g/ml. Giá trị của V gần nhất với:
	A. 37,5	B. 37	C. 36,5	D. 36
Câu 17: Nhúng một đoạn dây nhôm vào 500 ml dung dịch chứa muối clorua của kim loại X (hóa trị II). Sau một thời gian phản ứng lấy dây nhôm ra, rửa sạch đem cân thì thấy khối lượng tăng 28,2 gam so với ban đầu; đồng thời dung dịch sau phản ứng có nồng độ AlCl3 là 0,8M. Cho thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể và toàn bộ kim loại X tạo thành bám vào dây nhôm. Kim loại X là: 
	A. Cu	B. Fe	C. Zn	D. Mg
Câu 18: Cho các cặp chất sau:
	(1) AgNO3 và NaCl;	(2) FeCl2 và CuSO4;	(3) NaHCO3 và NaOH;	(4) K2SO3 và HCl;
	(4) KNO3 và ZnCl2;	(5) MgCl2 và KOH;	(6) HNO3 và Ba(OH)2;	(5) HCl và H2SO4.
	Số cặp chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 19: Hỗn hợp X gồm nhôm và sắt. Nếu hòa tan m gam hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ NaOH thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu hòa tan 2m gam hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ HCl thu được 20,16 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của sắt trong X có giá trị gần nhất với:
	A. 60%	B. 61%	C. 86%	D. 87%
Câu 20: Dẫn khí H2 dư qua ống chứa hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, Fe3O4 và CuO, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Cho NaOH dư vào Y, khuấy kĩ thấy còn phần không tan Z. Trong Z chứa:
	A. Mg, Al, Fe, Cu	B. Mg, Fe, Cu	C. MgO, Fe, Cu	D. MgO, Al2O3, Fe, Cu
Câu 21: Dùng m gam mỗi chất KMnO4, KClO3 và KNO3 để điều chế khí oxi và cũng m gam MnO2 để điều chế khí clo. Trường hợp sinh ra thể tích khí lớn nhất ứng với chất tham gia là:
	A. KMnO4	B. MnO2	C. KNO3	D. KClO3
Câu 22: Cho các phương trình phản ứng sau:
	Số phương trình phản ứng sai là:
	A. 6	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 23: Khử hoàn toàn 41,76 gam một oxit sắt bằng khí CO, sau đó dẫn toàn bộ khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 7,2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 18,32 gam. Oxit sắt ban đầu là: 
	A. Fe2O3	B. FeO	C. Fe3O4	D. Không xác định được
Câu 24: Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được 4 chất rắn X, Y, Z và T đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt. Dãy gồm các chất X, Y, Z, T thỏa mãn là: 
	A. NaOH, Na2CO3, FeCl2, MgO	B. BaSO4, Al2O3, Na2SO3, NaNO3	 
	C. AgNO3, KOH, ZnCl2, CaSO3	D. CaCO3, BaSO4, AgNO3, NaCl
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 27,6 gam hỗn hợp X gồm nhôm và sắt trong oxi dư thu được hỗn hợp Y chỉ chứa Al2O3 và Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 1,4M, sau phản ứng thu được dung dịch Z. Cho NaOH dư vào Z thu được m1 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m2 gam chất rắn Q. Giá trị m1, m2 lần lượt là:
	A. 46 và 34,2	B. 46 và 33,4	C. 30,4 và 24	D. 30,4 và 23,2
-------------HẾT-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HKI_HOA_HOC_9_2016_2017.docx