Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 9 - Trường THCS Không Tên

docx 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 817Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 9 - Trường THCS Không Tên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 9 - Trường THCS Không Tên
	PHÒNG GD&ĐT ABCXYZ	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
	TRƯỜNG THCS KHÔNG TÊN	MÔN: HÓA HỌC 9
	(Đề thi có 01 trang)	Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên:	SBD:.	
Câu 1 (8,0 điểm): 
	1. Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): 
	2. Viết phương trình hóa học và cho biết hiện tượng khi làm các thí nghiệm sau:
	a) Cho CuO vào dung dịch H2SO4 dư.
	b) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch KCl.
	c) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl dư.
	3. Có 7 lọ mất nhãn đựng một trong các dung dịch sau: H2SO4, KOH, NaCl, HNO3, CaCl2, MgCl2, nước clo.
	 Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi lọ trên đựng chất nào.
	4. Viết (các) phản ứng điều chế:
	a) Axit sunfuric từ lưu huỳnh;	b) Khí clo từ mangan đioxit;	c) Nước Gia-ven từ natri clorua.
Câu 2 (3,0 điểm): 
	1. Dẫn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 384 gam dung dịch NaOH 3,75% thu được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X.
2. Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 1M (dung dịch A) thu được dung dịch B và 20 gam kết tủa. Biết dung dịch B có khối lượng giảm 11,2 gam và thể tích thay đổi không đáng kể so với dung dịch A. Tính V và nồng độ mol chất tan trong dung dịch B.
Câu 3 (3,0 điểm): 
1. Cho 6,5 gam bột kẽm vào dung dịch hỗn hợp gồm Al(NO3)3 và FeSO4 dư. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn tạo thành.
2. Cho 9,45 gam hỗn hợp kim loại gồm nhôm và sắt (tỉ lệ về khối lượng nhôm và sắt là 4 : 3) vào dung dịch ZnCl2 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một dung dịch và m gam chất rắn không tan. Tính m.
3. Nhúng đoạn dây đồng khối lượng 62 gam vào dung dịch AgNO3 dư. Sau một thời gian phản ứng lấy dây đồng ra, rửa sạch đem cân thì thấy khối lượng là 100 gam. Phần dung dịch còn lại có thể tích 1 lít. Tính nồng độ mol Cu(NO3)2 trong dung dịch sau phản ứng và phần trăm về khối lượng mỗi chất trên đoạn dây đồng sau phản ứng. Cho rằng toàn bộ lượng bạc tạo thành bám vào đoạn dây đồng.
Câu 4 (6,0 điểm): 
	Cho 10 gam hỗn hợp X gồm MgO, Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít khí (đktc) và thấy còn 1,2 gam chất rắn không tan. Lấy phần chất rắn không tan ra thu được 250 ml dung dịch Y.
	1. Xác định phần trăm về khối lượng các chất trong X.
	2. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 thu được 46,6 gam kết tủa. Tính nồng độ mol các chất trong Y.
	3. Nếu cho Y tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1,5M thì thu được m1 gam kết tủa và dung dịch Z. 
a) Nung m1 gam kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m2 gam chất rắn. Tính các giá trị m1, m2.
b) Dung dịch Z có thể tác dụng tối đa với m3 gam nhôm, sinh ra V lít khí (đktc). Tính các giá trị m3, V.
-----------HẾT-----------
	PHÒNG GD&ĐT ABCXYZ	HƯỚNG DẪN CHẤM
	TRƯỜNG THCS KHÔNG TÊN	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
	(Hướng dẫn chấm có 04 trang)	MÔN: HÓA HỌC 9
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
1.1
Lưu ý: Thiếu cân bằng HOẶC sai điều kiện (nếu có) thì không tính điểm cho phương trình đó.
2,0
(0,258) 
1.2
a) Chất rắn màu đen tan và tạo dung dịch xanh lam:
	(đen)	(xanh lam)
0,5
b) Có kết tủa trắng xuất hiện:
	(trắng)
0,5
c) Có khí không màu thoát ra:
0,5
1.3
B1. Dùng quỳ tím:
Quỳ tím hóa xanh: KOH.
Quỳ tím hóa đỏ rồi mất màu: nước clo.
Quỳ tím hóa đỏ: H2SO4, HNO3 (nhóm I).
Quỳ tím không đổi màu: NaCl, MgCl2, CaCl2 (nhóm II).
1,0
B2. Dùng Ba(OH)2 cho nhóm I:
Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4
Không có phản ứng: HNO3.
0,5
B3. Dùng NaOH cho nhóm II:
Xuất hiện kết tủa (trắng): MgCl2.
Không có phản ứng: NaCl, CaCl2.
0,5
B4. Dùng Na2CO3 cho 2 chất còn lại của nhóm II:
Xuất hiện kết tủa trắng: CaCl2.
Không có phản ứng: NaCl.
0,5
1.4
a) 
0,75
b) 
0,5
c) 
HOẶC:
0,75
2
2.1
1 < T < 2 suy ra dung dịch X chứa 2 muối là Na2SO3 và NaHSO3.
Gọi x, y lần lượt là số mol Na2SO3 và NaHSO3.
PTHH: 
Ta có hệ pt: 
 3,465%
 3,64%
2,0
2.2
 4,48 (lít)
T > 2 suy ra phản ứng chỉ tạo muối trung hòa:
Theo phương trình và số mol các chất suy ra Ca(OH)2 còn dư. 
Dung dịch B chỉ chứa Ca(OH)2 dư với số mol là 0,25 – 0,2 = 0,05 (mol).
 0,2 (M).
1,0
3
3.1
Zn chỉ phản ứng với FeSO4 trong dung dịch hỗn hợp.
PTHH: 
5,6 (gam)
1,0
3.2
Trong hỗn hợp kim loại, chỉ có Al tác dụng với ZnCl2.
PTHH: 
Phản ứng xảy ra hoàn toàn suy ra 
23,55 (gam).
1,0
3.3
Gọi x là số mol Cu phản ứng.
PTHH: 
Khối lượng dây đồng tăng: 
Mà 
Suy ra trên đoạn dây đồng sau phản ứng có 54% và 46%.
 0,25 (M).
1,0
4
4.1
Khi cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 loãng, dư thì chỉ có Cu không phản ứng. Do đó chất rắn không tan trong dung dịch sau phản ứng là Cu, suy ra 
PTHH: 
Trong hỗn hợp X có: 12%; 56% và 32%.
1,0
4.2
Vì H2SO4 dư nên dung dịch Y chứa MgSO4 (0,08 mol); FeSO4 (0,1 mol) và H2SO4 dư (x mol). Khi cho BaCl2 vừa đủ vào Y xảy ra các phản ứng sau: 
Kết tủa tạo thành chỉ có BaSO4, 
Mặt khác, 
Suy ra: 
Nồng độ mol các chất trong 250 ml dung dịch Y: 
MgSO4 0,32M; FeSO4 0,4M và H2SO4 0,08M
1,0
4.3
a) 
Khi cho Y tác dụng KOH thì có thể xảy ra các phản ứng sau: 
Ta thấy 
Suy ra 3 phản ứng (1), (2), (3) đều xảy ra và KOH còn dư 0,45 – 0,4 = 0,05 (mol).
13,48 (gam)
Khi nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi xảy ra phản ứng: 
Từ phương trình suy ra 
11,2 (gam).
0,5
b) Dung dịch Z chứa K2SO4 và KOH dư (0,05 mol).
Chỉ có KOH phản ứng với Al theo PTHH:
1,35 (gam)
1,68 (lít).
0,5
-----------HẾT-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KIEM_TRA_HOC_KY_I_HOA_HOC_9_2016_2017.docx