Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 9

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1155Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 9
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 BÌNH PHƯỚC	NĂM HỌC 2012-2013
	Môn: NGỮ VĂN – LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) 
Câu 1: ( 2 điểm)
	Hãy chép thuộc lòng bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Hãy cho biết ý nghĩa của bốn câu thơ trên?
Câu 2 : (1 điểm)
Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) có hai câu thơ: 
 	 “..Võng mắc chông chênh đường xe chạy
 Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Em hãy tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó. 
Câu 3: (2 điểm)
Em hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9. Cho biết nhân vật trong đoạn trích sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó?
 	“ Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
 - Cơm chín rồi!
 Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.” 
( Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Câu 4: ( 5 điểm )
 	Hãy kể lại một câu chuyện về bài học quý giá mà cuộc sống đã mang lại cho em.
--- HẾT ---
ĐỀ CHÍNH THỨC
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 9
 Năm học: 2012-2013
Thứ tự câu
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1: 
(2 điểm)
- Chép thuộc lòng 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
 + Chép đúng mỗi câu 0, 25 điểm.
 + Sai từ 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
 Ngày xuân con én đưa thoi,
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Ý nghĩa bốn câu thơ trên: miêu tả bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống.
1,0
1,0
Câu 2: 
(1 điểm)
 - Biện pháp tu từ điệp ngữ: lại đi, lại đi.
- Diễn tả nhịp bước hành quân của người chiến sĩ lái xe đầy lạc quan, yêu đời, chứa chan niềm hy vọng, những chiến công đang đón chờ ở phía trước.
0, 5
0,5
Câu 3:
(2 điểm)
- Kể đúng, đủ 5 phương châm hội thoại ( thiếu tên 1 PCHT trừ 0,25 điểm)
 + Phương châm về lượng.
 + Phương châm về chất.
 + Phương châm quan hệ.
 + Phương châm cách thức.
 + Phương châm lịch sự.
- Nhân vật bé Thu vi phạm phương châm lịch sự. 
- Vì nó chưa chấp nhận anh Sáu là cha.
1,0
0,5
0,5
Câu 4 : 
( 5 điểm)
I. YÊU CÂU CHUNG
1. Về nội dung: Kể lại một câu chuyện có bối cảnh, diễn biến và kết quả cụ thể, bộc lộ được tâm trạng xúc động, suy nghĩ của người viết về sự việc, đặc biệt câu chuyện ấy mang lại bài học sâu sắc cho bản thân. 
2. Về kỹ năng: 
 - Xây dựng được cốt truyện hợp lý, tự nhiên, có tình huống tác động để miêu tả nội tâm.
 - Sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận và các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 - Kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc, có tình cảm, lôi cuốn. 
 - Không mắc các lỗi thông thường về diễn đạt: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. YÊU CÂU CỤ THỂ:
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể ( Dẫn dắt câu chuyệnnêu ấn tượng sâu sắc về câu chuyện)
1,0
2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện: có bối cảnh, diễn biến và kết quả cụ thể, bộc lộ được tâm trạng xúc động, suy nghĩ của người viết về sự việc, đặc biệt câu chuyện ấy mang lại bài học sâu sắc cho bản thân. 
( Kết hợp miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận và các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.)
 - Nguyên nhân dẫn đến câu chuyện + quang cảnh diễn ra câu chuyện.
 - Sự việc được phát triển như thế nào? Trong đó, sự việc cao trào, đỉnh điểm để thể hiện chủ đề truyện là gì? 
 - Các nhân vật có những hành động, thái độ, lời nói suy nghĩ như thế nào? Những sự việc ấy tác động như thế nào đến bản thân, rút ra bài học là gì?
 1,0
1,0
1,0
3. Kết bài: Cảm nghĩ của người kể chuyện về bài học ý nghĩa của câu chuyện.
1,0
III. ĐIỂM TRỪ:
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn là 1 điểm.	
 - Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, không chú ý dựng đoạn: 1 điểm.
* LƯU Ý:
 - Khuyến khích các bài viết tự sự hay, có cốt truyện sáng tạo, nội dung có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
 - Tố chấm thảo luận, có thể thống nhất đánh giá đến điểm lẻ 0,25. Điểm toàn bài làm tròn số theo quy định chung.
 --- HẾT ---

Tài liệu đính kèm:

  • docHDC NGU VAN 9.doc