Đề thi thử vào lớp 10 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Thanh Cao

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1241Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Thanh Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào lớp 10 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Thanh Cao
trường thcs thanh cao đề thi thử vào lớp 10.
 Năm học 2009-2010. (150 phút)
 Câu 1: (5đ)
"Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thực người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian...Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, thù hằn cái giống Việt gian bán nước".
 a.(0.5đ): Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
 b.(1đ): Truyện ngắn"Làng" có những tình huống nào? Nêu ý nghĩa của các tình huống đó. 
 c.(0.5đ) Vì sao Kim Lân đặt tên cho truyện ngắn của mình là "Làng" mà không phải là "Làng Chợ Dầu"?
 d.(3đ):Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo kiểu tổng - phân - hợp nêu cảm nhận của em về tâm trạng ông Hai trong đoạn văn trên; trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập và tình thái từ (gạch chân thành phần biệt lập và tình thái từ đó).
 Câu 2:(5đ): "Dù ở gần con,
 Dù ở xa con,
 Lên rừng xuống bể,
 Cò sẽ tìm con,
 Cò mãi yêu con,
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
a.(1đ) Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
 - Hình ảnh "Con cò" trong đoạn thơ ẩn dụ cho ai?
b.(1đ): Hai câu thơ cuối đoạn gửi gắm triết lý nào với con?
c,(1đ): Nhận xét về nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả .
d.(2đ):Hãy chọn trong một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 hai câu thơ cũng diễn tả sâu sắc tình mẹ với con và trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ đó.
trường thcs thanh cao 
đáp án và biểu điểm chấm bài thi thử vào thpt
 Năm học 2009-2010.
 Câu 1:
a. Trong đoạn văn, tác giả sử dụng yếu tố độc thoại nội tâm (0.5đ).
b. Truyện ngắn "Làng" có hai tình huống:
- Tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây là tình huống thắt nút câu chuyện, là tình huống gay cấn để thử thách lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.(0.5đ).
-Tình huống ông Hai nghe tin cải chính là tình huống mở nút câu chuyện, khẳng định ông Hai và dân làng Chợ Dầu thuỷ chung với cách mạng, với cụ Hồ, với đất nước.(0.5đ)
c. Đặt tên cho truyện ngắn của mình là "Làng" dù câu chuyện ông kể về làng "Chợ Dầu", Kim Lân muốn mang đến cho câu chuyện của mình một ý khái quát."Làng" là danh từ chung, chỉ mọi làng quê trên đất nước Việt Nam. Câu chuyện về làng Chợ Dầu trở thành câu chuyện của bất kỳ làng quê Việt Nam nào trong kháng chiến chống Pháp : một lòng thuỷ chung với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ. (0.5đ)
d, Viết đúng đoạn văn.(0.25đ)
Số câu theo đúng quy định (trên dưới từ 8-12 câu) (0.25đ)
Đúng theo kiểu đoạn văn tổng - phân - hợp .(0.5đ)
Chỉ ra đúng thành phần biệt lập (0.5đ)
Chỉ ra đúng thành phần tình thái.(0.5đ)
Nội dung nêu đúng về diễn biến tâm trạng của ông Hai: nỗi đau đớn, nhục nhã, thất vọng ê chề khi nghe tin làng theo giặc. Đây là cơ sở dẫn đến những biến đổi tâm lý tiếp theo. (1đ).
Nếu bài còn sai lỗi từ , câu, diễn đạt cho tối đa (2đ)
 Câu 2:
 a. Bài thơ "Con cò"; (0.25đ)
Tác giả "Chế Lan Viên" (0.25đ)
"Con cò " là hình ảnh ẩn dụ cho tình mẹ thiêng liêng cao cả (0.5đ)
b. Hai câu thơ cuối mang tầm khái quát, gửi gắm triết lý tình mẹ theo con suốt cuộc đời, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, là bến đỗ bình an cho con. (1đ).
......
đề thi thử vào thpt
Năm học 2010 -2011(150 phút)
Phần I (5đ)
Câu 1: " Không có kính không phải vì xe không có kính..."
1.(1đ): Chép lại chính xác khổ thơ đầu và cuối của bài thơ trên.
2.(1đ): Nêu tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
3.(1đ):Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Vì sao nói hình ảnh "Những chiếc xe không kính" trong bài thơ là độc đáo?
4.(1đ): Hình tượng người lính trong " Đồng chí" và trong tác phẩm trên có những nét chung và riêng nào?
5.(1đ): Viết đoạn văn ngắn (5- 7 dòng) theo cách quy nạp trình bày cảm nhận của em về câu thơ cuối bài thơ.
 Phần II.(5đ) : Đọc đoạn văn:
 (1) Chúng tôi có ba người, (2)Ba cô gái,(3)Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm.(4) Con đường qua trước hang kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!(5)Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn.(6)Hai bên đường không có lá xanh.(7) Chỉ có những thân cây khô bị tước cháy.(8) Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.(9) Những tảng đá to.(10) Một vài cái thùng xoong hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất."
 1.(2đ): Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Giải thích nhan đề tác phẩm và nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
 2.(1.5đ):"Ba cô gái"được nhắc đến trong đoạn trích là ai? Công việc của họ là gì? Đoạn văn cho em hiểu thêm gì về công việc của họ.
 3.(1.5đ): Chỉ ra ít nhất hai câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Việc sử dụng hàng loạt câu đặc biệt trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
 biểu điểm và đáp án chấm đề thi thử vào 10 (lần 2)
 đề chẵn
Phần I.(5đ)
Câu 1:(1đ): Học sinh chép chính xác khổ đầu (0.5đ) và khổ cuối (0.5).
Câu 2:(1đ): Tên tác giả: Phạm Tiến Duật.(0.25đ) 
 Tên tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.(0.25đ)
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ năm 1969.(0.25đ)
trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ gay go ác liệt.(0.25đ).
Câu 3:(1đ): Nhan đề bài thơ độc đáo.
- Nhan đề bài thơ dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy đã thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó.
Nó nhấn mạnh vào hình ảnh trung tâm của bài: những chiếc xe không kính ẩn dụ cho những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ: hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi. Chữ "bài thơ" nhấn mạnh vào chất thơ mà tác giả Phạm Tiến Duật khai thác từ hiện thực khắc nghiệt của cuộc chiến.
- Nói hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ độc đáo vì:(0.5đ).
 + Những hình ảnh đi vào thơ ca thường được lãng mạn hoá nhưng hình ảnh chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực đến trần trụi.
 + Những chiếc xe không kính rồi "không đèn", "không mui", thùng xe có xước" vì bom đạn chiến tranh ->Sự khắc nghiệt của cuộc chiến.
 +Hình ảnh thơ thể hiện hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng, trẻ trung của Phạm Tiến Duật.
Câu 4:(1đ): Nét chung về hình tượng người lính trong hai bài thơ "Đồng chí"và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:
+ Đều là người lính bộ đội cụ Hồ, chiến đấu vì độc lập tự do và thống nhất đất nước.
+ Đều có tinh thần vượt khó khăn gian khổ.
+ Đều lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc cách mạng.
+ Đều giàu tình thương yêu, tình đồng chí đồng đội.
Nét riêng:
+Bài thơ "Đồng chí " khắc hoạ người lính trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn gian khổ. Họ là những người nông dân mặc áo lính làm nên kỳ tích của cuộc cách mạng.
+"Bài thơ về tiểu đội xe không kính"khắc hoạ những người lính trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mỹ đang bước vào hồi gay go nhất. Họ là những người tri thức, những sinh viên rời giảng đường đại học đi lính bảo vệ tổ quốc.Tâm hồn họ trẻ trung, phơi phới ngay cả trong lúc hiểm nguy nhất. 
Câu 5:(1đ): Đúng hình thức đoạn văn và độ dài quy định.(0.5đ)
Nội dung: Diễn tả sâu sắc lòng yêu nước của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn bằng hình ảnh hoán dụ độc đáo:
"Chỉ cần trong xe có một trái tim."
 Trái tim của tình yêu thương, niềm lạc quan cách mạng và ý chí thống nhất đất nước . Bài thơ khép lại nhưng ý thơ mở ra khi câu thơ kết bài đã nâng hình ảnh thơ lên tầm ý nghĩa biểu trưng về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn : "Trái tim cầm lái". ( 0.5đ)
 Phần II: 
Câu 1:(2đ) -Văn bản: "Những ngôi sao xa xôi" (0.25đ).
 -Tác giả: Lê Minh Khuê. (0.25đ)
- Nhan đề tác phẩm: "Những ngôi sao xa xôi " lấy từ những hình ảnh thực: cô gái tên Phương Định- nhân vật chính của truyện(1) có đôi mắt nhìn mà theo các anh lái xe bảo " cô có cái nhìn sao mà xa xăm".(2) Cô yêu nhất và cho rằng "những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ". Ngôi sao ấy là biểu tượng cho dân tộc .(3) Giữa chiến trường khắc nghiệt, gọi về trong nỗi nhớ của cô có mẹ cô và có " những ngôi sao to trên bầu trời thành phố" - diễn tả sâu sắc nỗi nhớ và khát vọng trở về của những người lính thanh niên xung phong. (0.5đ)
(4) Những ngôi sao xa xôi là hình ảnh tượng trưng cho những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn gan dạ, dũng cảm, với tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên và lạc quan của họ. (0.5đ)
- Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1971 (0.25đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go ác liệt (0.25đ).
Câu 2:(1.5đ): Ba cô gái được nhắc đến là Phương Định ( nhân vật trung tâm) Thao và Nho .(0.5đ)
Công việc của họ: Họ là những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với nhiệm vụ là "đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần là phá bom". (0.5đ)
Đoạn văn cho ta hiểu thêm về công việc của họ : vô cùng khó khăn, nguy hiểm, luôn cận kề cái chết nhưng họ rất dũng cảm. (0.5đ)
Câu 3:(1.5đ): Học sinh chỉ đúng hai câu đặc biệt trong số các câu : (2);(6);(7); (9). (0.5đ).
Việc sử dụng hàng loạt câu đặc biệt trong đoạn văn như muốn khắc sâu thêm quang cảnh đặc biệt của tuyến đường Trường Sơn, nơi bị bom Mỹ tàn phá ác liệt nhằm chặn tuyến huyết mạch chi viện cho chiến trường của quân ta, cũng là nơi ba cô gái thanh niên xung phong sống, chiến đấu gan dạ, quả cảm. (0.5đ)
trường thcs thanh cao đề thi thử vào thpt (lần 1)
 Thời gian : 90 phút.
Phần I: Đọc hai đoạn trích sau:
 a. " Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ".
 (Ngữ văn 9-Tập 2 -trang 100- NXB GD .2005)
 b. 	"Bỗng nhận ra hương ổi
 	 Phả vào trong gió se
 	 Sương chùng chình qua ngõ
 	 Hình như thu đã về."
 (Ngữ văn 9 - Tập 2 -trang 70 - N XBGD.2005)
Câu 1:(1đ): Nêu tên tác giả, tác phẩm có những đoạn trích trên.
Câu 2:(1đ): Cả hai đoạn trích cùng diễn tả thời điểm nào?
Cùng diễn tả thời điểm đó nhưng phương thức biểu đạt của hai đoạn trích khác nhau như thế nào?
Câu 3:(1đ): Tìm trong hai đoạn trích một câu chứa tình thái từ và một câu chứa phụ từ.
Câu4 (2đ): Giải nghĩa từ " Chùng chình" và nêu giá trị biểu cảm của từ " Chùng chình" trong câu " Sương chùng chình qua ngõ" và " Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình"
Phần II: "Người đồng mình thương lắm con ơi..."
Câu 1:(1đ): Câu thơ nằm trong tác phẩm nào, của ai?
Giải thích từ " Người đồng mình".
Câu 2:(2đ): Chép tiếp12 câu thơ tiếp theo của câu thơ trên.
Những phẩm chất nào của " người đồng mình " được thể hiện trong đoạn thơ trên.
Câu 3:(2đ): Viết một đoạn văn ngắn ( 15 - 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn thơ trên ( trong đoạn văn có sử dụng các kiểu câu khác nhau theo mục đích nói - chỉ rõ các mục đích nói đó.)
 trường thcs thanh cao đáp án đề thi thử vào thpt 
 Phần I: (5đ)
Câu 1:(1đ) Đoạn a: Tác giả: Nguyễn Minh Châu . 	 (0.25đ)
 Tác phẩm: Bến quê . (0.25đ)
 Đoạn b: Tác giả: Hữu Chính. 	 (0.25đ)
 Tác phẩm: Sang thu. (0.25đ)
Câu 2: (1đ): Cả hai đoạn trích cũng diễn tả thời điểm: (0.5đ)
 Sang thu ( hoặc lập thu, thu đến)
 Phương thức biểu đạt của đoạn a: Miêu tả. 	 (0.25đ)
 Phương thức biểu đạt của đoạn b: Biểu cảm. 	 (0.25đ)
Câu 3:(1đ) : Học sinh nêu đúng câu có chứa tình thái từ:
 " Hình như thu đã về". 	 (0.5đ)
Câu có chứa phụ từ : " Vòm trời cũng như cao hơn". 	 (0.5đ)
Câu 4:(2đ): Chùng chình : Cố ý chậm lại. 	 (0.5đ)
 "Sương chùng chình qua ngõ": Phép nhân hoá diễn tả thời điểm sang thu với những chuyển biến nhẹ nhàng mà giàu sức biểu cảm. 	(0.5đ).
 "Con người ta trên đường đời thật khó trách được những điều vòng vèo hoặc "chùng chình ".=>Từ láy biểu cảm hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ về những điều con người thường gặp trong cuộc đời. (0.5đ)
Diễn đạt biểu cảm, súc tích, không sai lỗi. (0.5đ)
Phần II: (5đ)
Câu 1:(1đ) : Câu thơ nằm trong tác phẩm "Nói với con" 	 	(0.25đ).
 Của tác giả : Y Phương. 	 	(0.25đ)
 Người đồng mình:"người vùng mình, người miền mình." 	 (0.25đ)
Có thể hiểu là người sống trên một miền đất, cùng quê hương, dân tộc. (0.25đ).
Câu 2: Học sinh chép đúng 12 câu tiếp theo . 	 (0.5đ).
Những phẩm chất tốt đẹp của "người đồng mình" trong đoạn thơ.
- Tâm hồn phong phú, vừa mộc mạc, chất phác vừa sâu sắc, lãng mạn,lặng lẽ, bình dị mà phóng khoáng của những người dân miền núi. 	 (0.5đ).
- Cốt cách hiên ngang, giàu nghị lực, sức sống mãnh liệt: không nhỏ bé, không chịu cúi đầu trước gian nan, thử thách. 	 (0.5đ).
- Phẩm chất cần cù, sáng tạo, tự lực , tự cường, để xây dựng cuộc sống và tạo lập, gìn giữ những truyền thống đẹp của quê hương, dân tộc mình. 	 (0.5đ)
Câu 3: Viết đúng yêu cầu đoạn văn và đúng số dòng theo quy định. (0.25đ) 
Nêu đúng biện pháp tu từ, trình bày được cảm nhận về cái hay của biện pháp tu từ trong đoạn thơ. 	 (0,75đ).
Nếu còn mắc lỗi từ câu hoặc diễn đạt chưa hay chỉ cho 0.5đ.
Đủ 4 loại câu phân theo mục đích nói và chỉ rõ ( 1 đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI THU NV9.doc